Cuộc tiến công chiến lược đôn g xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 67 - 71)

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945-1954)

7. Cuộc tiến công chiến lược đôn g xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?

Tháng 5/1953, với sự đồng ý của Mỹ, Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. Nava cho triển khai kế hoạch chiến tranh mới (Kế hoạch Nava) với mục tiêu chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng. Kế hoạch này gồm hai bước: Ban đầu sẽ tập trung xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh và chấm dứt tình trạng phân tán, bị động; sau đó sẽ tiến công chiến lược ở miền Bắc để giành thắng lợi quyết định. Đến đầu năm 1954, tổng số quân địch lên đến 48 vạn tên, phần lớn lực lượng cơ động chiến lược tập trung ở Bắc Bộ.

Tháng 10/1953, quân Pháp mở chiến dịch Hải Âu đánh vào Ninh Bình, mở đầu các cuộc tiến công theo kế hoạch Nava.

Về phía ta, nhằm đối phó với kế hoạch của Pháp, ta đã mở cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953- 1954 đánh địch ở hầu khắp các chiến trường thuộc Đông Dương.

Từ tháng 11/1953 đến tháng 01/1954, các cuộc tiến công chiến lược của ta đã buộc quân Pháp phải chia bớt quân ở đồng bằng Bắc Bộ để đóng giữ Điện Biên Phủ, Xênô (Lào), An Khê, Plâyku, Luông Pha Băng (Lào). Ưu thế tập trung binh lực cơ động của địch bị phá vỡ. Kế hoạch Nava bước đầu sụp đổ.

Nava quyết định biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm hùng mạnh để quyết chiến với quân ta.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp gồm 49 cứ điểm, chia làm ba phân khu là phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Nam, với tổng số 16.200 quân. Phân khu Trung tâm đặt tại Mường Thanh là nơi Pháp tập trung 2/3 lực lượng, có sở chỉ huy, sân bay, trận địa pháo, kho hậu cần và hệ thống cứ điểm trên cao. Các cụm cứ điểm đều bố trí hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào chằng chịt, bãi mìn dày đặc, hàng rào dây thép gai dày vài chục mét, lưới dây điện sát mặt đất. Một số cứ điểm còn có hầm ngầm cố thủ, trận địa pháo và sân bay.

Với sự kiên cố của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giới tướng lĩnh của cả Pháp và Mỹ đều cho rằng nơi đây là pháo đài không thể công phá, sẽ nghiền nát chủ lực quân ta nếu ta dám tấn công.

Trong khi Pháp đang tự đắc về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thì Đảng và Chính phủ ta cũng hạ quyết tâm san bằng nơi này, xem đó là trận quyết chiến

đánh vào Vĩnh Yên và Phúc Yên; chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18) năm 1951, đánh vào phòng tuyến địch trên Đường số 18 thuộc Quảng Ninh; chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà - Nam - Ninh) năm 1951, tấn công địch ở vùng đồng bằng Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952; chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952; chiến dịch Thượng Lào xuân - hè 1953...

Quân và dân ta ở Trung Bộ và Nam Bộ cũng không ngừng tiến công địch bằng các hình thức chiến tranh du kích.

Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi của Pháp dần bị phá sản.

7. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?

Tháng 5/1953, với sự đồng ý của Mỹ, Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. Nava cho triển khai kế hoạch chiến tranh mới (Kế hoạch Nava) với mục tiêu chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng. Kế hoạch này gồm hai bước: Ban đầu sẽ tập trung xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh và chấm dứt tình trạng phân tán, bị động; sau đó sẽ tiến công chiến lược ở miền Bắc để giành thắng lợi quyết định. Đến đầu năm 1954, tổng số quân địch lên đến 48 vạn tên, phần lớn lực lượng cơ động chiến lược tập trung ở Bắc Bộ.

Tháng 10/1953, quân Pháp mở chiến dịch Hải Âu đánh vào Ninh Bình, mở đầu các cuộc tiến công theo kế hoạch Nava.

Về phía ta, nhằm đối phó với kế hoạch của Pháp, ta đã mở cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953- 1954 đánh địch ở hầu khắp các chiến trường thuộc Đông Dương.

Từ tháng 11/1953 đến tháng 01/1954, các cuộc tiến công chiến lược của ta đã buộc quân Pháp phải chia bớt quân ở đồng bằng Bắc Bộ để đóng giữ Điện Biên Phủ, Xênô (Lào), An Khê, Plâyku, Luông Pha Băng (Lào). Ưu thế tập trung binh lực cơ động của địch bị phá vỡ. Kế hoạch Nava bước đầu sụp đổ.

Nava quyết định biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm hùng mạnh để quyết chiến với quân ta.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp gồm 49 cứ điểm, chia làm ba phân khu là phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Nam, với tổng số 16.200 quân. Phân khu Trung tâm đặt tại Mường Thanh là nơi Pháp tập trung 2/3 lực lượng, có sở chỉ huy, sân bay, trận địa pháo, kho hậu cần và hệ thống cứ điểm trên cao. Các cụm cứ điểm đều bố trí hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào chằng chịt, bãi mìn dày đặc, hàng rào dây thép gai dày vài chục mét, lưới dây điện sát mặt đất. Một số cứ điểm còn có hầm ngầm cố thủ, trận địa pháo và sân bay.

Với sự kiên cố của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giới tướng lĩnh của cả Pháp và Mỹ đều cho rằng nơi đây là pháo đài không thể công phá, sẽ nghiền nát chủ lực quân ta nếu ta dám tấn công.

Trong khi Pháp đang tự đắc về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thì Đảng và Chính phủ ta cũng hạ quyết tâm san bằng nơi này, xem đó là trận quyết chiến

chiến lược nhằm đập tan kế hoạch Nava. Quá trình chuẩn bị cho chiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của ta tiến hành từ tháng 12/1953. Bất chấp mưa bom bão đạn của địch, một hệ thống đường với tổng chiều dài hàng trăm kilômét đã được khẩn trương hoàn thành. Trên các cung đường đó, quân dân ta nô nức, dùng đủ mọi phương tiện để vận chuyển vũ khí, lương thực, thuốc men... ra tiền tuyến.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách tổng chỉ huy toàn chiến dịch. Ban đầu, ta dự định “đánh nhanh thắng nhanh”, nhưng sau khi nghiên cứu kỹ mọi mặt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”. Pháo binh được lệnh rút khỏi trận địa bố trí từ trước để dàn thế trận mới.

Đầu tháng 3/1954, mọi công tác chuẩn bị đã xong. Ngày 13/3/1954, quân ta tấn công phân khu Bắc, mở đầu đợt tiến công thứ nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 5 ngày chiến đấu, ta diệt 2.000 tên địch, san bằng hai cứ điểm Him Lam, Độc Lập và buộc quân địch ở cứ điểm Bản Kéo phải ra hàng.

Chiều ngày 30/3/1954, quân ta mở đợt tiến công thứ hai đánh vào phân khu Trung tâm. Trận ác chiến quyết liệt ở đồi A1 và đồi C1 (là hai trong số các cứ điểm trên cao) diễn ra suốt 4 ngày đêm, hai bên đều chịu rất nhiều thương vong, tổn thất. Sau 4 ngày, mỗi bên chiếm giữ một nửa trận địa và tiếp tục cầm cự.

Trong khi đó, chiến sự tại cánh đồng Mường Thanh cũng diễn ra vô cùng ác liệt. Hỏa lực mạnh của địch khiến quân ta tiến rất khó khăn. Trong gian nguy nảy sinh sáng kiến, quân ta đã xây dựng hệ

thống hầm hào dài hàng trăm kilômét để cắt xẻ trận địa địch. Nhờ đó, quân ta ít thương vong hơn trước.

Đến cuối tháng 4/1954, quân ta đã bao vây, áp sát trận địa địch, mỗi chiều chỉ cách hơn một cây số, đồng thời chia cắt phân khu Trung tâm với phân khu Nam không để địch ứng cứu cho nhau.

Để cứu nguy, thực dân Pháp cho máy bay bắn phá trận địa của ta. Đế quốc Mỹ cũng chi viện máy bay và phi công cho Pháp. Trước tình hình đó, quân ta vẫn kiên cường bám sát các chiến hào, vừa đánh trả máy bay địch vừa khép chặt vòng vây ở phân khu Trung tâm.

Ngày 01/5/1954, ta mở đợt tiến công thứ ba, đánh vào phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Quân ta chiếm được các điểm cao còn lại ở phía đông và đẩy lui quân địch ở phía tây phân khu Trung tâm. Quân Pháp ở đồi A1 vẫn liều chết chống trả. Ngày 06/5/1954, sau khi đào được đường hầm đến tận đỉnh đồi, ta dùng một tấn thuốc nổ phá tung cao điểm này. Ổ đề kháng nguy hiểm nhất của địch bị tiêu diệt.

Hiệu lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận được phát ra. Quân Pháp không còn hồn vía, chống đỡ rất yếu ớt. Chiều ngày 07/5/1954, quân ta tiến vào sở chỉ huy địch, Đờ Cátxtơri cùng bộ tham mưu phải đầu hàng. Cờ giải phóng của ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch, báo hiệu thời khắc toàn thắng của chiến dịch. Số quân địch ở phân khu Nam sau đó cũng bị đánh tan.

Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu (từ ngày 13/3 đến ngày 07/5/1954), quân ta đã diệt và bắt sống 16.200 quân địch, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, là chiến thắng vĩ đại

chiến lược nhằm đập tan kế hoạch Nava. Quá trình chuẩn bị cho chiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của ta tiến hành từ tháng 12/1953. Bất chấp mưa bom bão đạn của địch, một hệ thống đường với tổng chiều dài hàng trăm kilômét đã được khẩn trương hoàn thành. Trên các cung đường đó, quân dân ta nô nức, dùng đủ mọi phương tiện để vận chuyển vũ khí, lương thực, thuốc men... ra tiền tuyến.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách tổng chỉ huy toàn chiến dịch. Ban đầu, ta dự định “đánh nhanh thắng nhanh”, nhưng sau khi nghiên cứu kỹ mọi mặt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”. Pháo binh được lệnh rút khỏi trận địa bố trí từ trước để dàn thế trận mới.

Đầu tháng 3/1954, mọi công tác chuẩn bị đã xong. Ngày 13/3/1954, quân ta tấn công phân khu Bắc, mở đầu đợt tiến công thứ nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 5 ngày chiến đấu, ta diệt 2.000 tên địch, san bằng hai cứ điểm Him Lam, Độc Lập và buộc quân địch ở cứ điểm Bản Kéo phải ra hàng.

Chiều ngày 30/3/1954, quân ta mở đợt tiến công thứ hai đánh vào phân khu Trung tâm. Trận ác chiến quyết liệt ở đồi A1 và đồi C1 (là hai trong số các cứ điểm trên cao) diễn ra suốt 4 ngày đêm, hai bên đều chịu rất nhiều thương vong, tổn thất. Sau 4 ngày, mỗi bên chiếm giữ một nửa trận địa và tiếp tục cầm cự.

Trong khi đó, chiến sự tại cánh đồng Mường Thanh cũng diễn ra vô cùng ác liệt. Hỏa lực mạnh của địch khiến quân ta tiến rất khó khăn. Trong gian nguy nảy sinh sáng kiến, quân ta đã xây dựng hệ

thống hầm hào dài hàng trăm kilômét để cắt xẻ trận địa địch. Nhờ đó, quân ta ít thương vong hơn trước.

Đến cuối tháng 4/1954, quân ta đã bao vây, áp sát trận địa địch, mỗi chiều chỉ cách hơn một cây số, đồng thời chia cắt phân khu Trung tâm với phân khu Nam không để địch ứng cứu cho nhau.

Để cứu nguy, thực dân Pháp cho máy bay bắn phá trận địa của ta. Đế quốc Mỹ cũng chi viện máy bay và phi công cho Pháp. Trước tình hình đó, quân ta vẫn kiên cường bám sát các chiến hào, vừa đánh trả máy bay địch vừa khép chặt vòng vây ở phân khu Trung tâm.

Ngày 01/5/1954, ta mở đợt tiến công thứ ba, đánh vào phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Quân ta chiếm được các điểm cao còn lại ở phía đông và đẩy lui quân địch ở phía tây phân khu Trung tâm. Quân Pháp ở đồi A1 vẫn liều chết chống trả. Ngày 06/5/1954, sau khi đào được đường hầm đến tận đỉnh đồi, ta dùng một tấn thuốc nổ phá tung cao điểm này. Ổ đề kháng nguy hiểm nhất của địch bị tiêu diệt.

Hiệu lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận được phát ra. Quân Pháp không còn hồn vía, chống đỡ rất yếu ớt. Chiều ngày 07/5/1954, quân ta tiến vào sở chỉ huy địch, Đờ Cátxtơri cùng bộ tham mưu phải đầu hàng. Cờ giải phóng của ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch, báo hiệu thời khắc toàn thắng của chiến dịch. Số quân địch ở phân khu Nam sau đó cũng bị đánh tan.

Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu (từ ngày 13/3 đến ngày 07/5/1954), quân ta đã diệt và bắt sống 16.200 quân địch, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, là chiến thắng vĩ đại

nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta, buộc Pháp sau đó phải chấp nhận ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Tự hào về chiến thắng lẫy lừng của dân tộc, nhà thơ Tố Hữu đã xúc động viết:

“... Năm mươi sáu ngày đêm

khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non

Gan không núng Chí không mòn! ... Quân giặc điên

Chúng bay chui xuống đất Chúng bay chạy đằng trời?

... Nghe trưa nay tháng năm, mùng bảy Trên đầu bay thác lửa hờn căm

Trông: Bốn mặt lũy hầm sụp đổ Tướng quân bay lố nhố cờ hàng Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực trời đất Điện Biên toàn thắng! Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!...”1.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)