Hãy trình bày diễn biến của quá trình vận động tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 43 - 47)

IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM

4. Hãy trình bày diễn biến của quá trình vận động tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945?

động tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945?

Nhân cơ hội chiến tranh thế giới nổ ra, nhiều tổ chức chính trị như Phục Quốc, Việt Quốc, Việt Cách... đã tiến hành một số hoạt động hoặc vũ trang chống Pháp hoặc vận động đòi các quyền độc lập, tự chủ cho Việt Nam nhưng đều thất bại do không có cơ sở vững chắc trong Nhân dân. Lực lượng chính trị duy nhất có tổ chức rộng khắp, có cơ sở quần chúng rộng rãi và có quyết tâm giải phóng đất nước đến cùng là Đảng Cộng sản Đông Dương, do đó sẽ là lực lượng nhận trọng trách trước lịch sử để giành lấy độc lập dân tộc.

Quá trình vận động cách mạng tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành trong suốt thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi chiến tranh bùng nổ, nước Pháp là một bên tham chiến. Ở Đông Dương, thực dân Pháp thẳng tay bắt lính, bóc lột Nhân dân và tiêu diệt lực lượng cách mạng. Đảng Cộng sản Đông Dương chịu nhiều tổn thất lớn, trong đó các cơ sở cách mạng ở Trung Kỳ hầu như bị xóa sổ.

Trước tình hình này, tháng 11/1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu, quyết định đưa Đảng vào hoạt động bí mật và nhấn mạnh phải đặt nhiệm vụ đánh đổ thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị cũng quyết định từng bước chuẩn bị để khi cơ hội đến sẽ phát động toàn dân nhất tề khởi nghĩa.

Thực hiện chủ trương tiến tới khởi nghĩa của Hội nghị, cơ sở đảng ở một số địa phương đã kêu gọi Nhân dân nổi dậy.

Đời sống nhân dân vô cùng ngột ngạt, khốn khổ trăm bề. Trừ bọn tay sai của Pháp, Nhật, tầng lớp đại địa chủ và tư sản mại bản, còn các giai cấp, tầng lớp khác đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách bóc lột của thực dân Pháp và phátxít Nhật.

Do hậu quả trực tiếp từ chính sách bóc lột của Pháp - Nhật, cuối năm 1944 đầu năm 1945, hơn 2 triệu người dân từ Quảng Trị trở ra Bắc đã bị chết đói.

Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vô cùng trầm trọng, khủng khiếp, mang cả tính diệt chủng, dường như có một không hai trong lịch sử. Nạn đói diễn ra trên toàn miền Bắc, trọng điểm tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Kiến An, Quảng Yên. Ở Thái Bình có nơi 2/3 dân số chết đói. Nông dân là giai cấp bị chết đói nhiều nhất. Tỷ lệ chết đói trên tổng số dân toàn miền Bắc (khoảng 13 triệu người) là 15%. Nạn đói đã hủy diệt cuộc sống, tàn phá môi trường sống, làm giảm sút sức lao động, khiến nông nghiệp sa sút, nhân phẩm con người bị chôn vùi, giống nòi Việt Nam bị suy kiệt1.

Như vậy, nét nổi bật của xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai là Nhân dân ta phải đồng thời chịu ách thống trị của cả thực dân Pháp lẫn phátxít Nhật. Xã hội Việt Nam đứng trước tình cảnh hiểm nghèo mới. Những điều này đặt ra cho phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiều vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy phong trào tiến lên.

1. Xem Văn Tạo, Furuta Motoo (Đồng chủ biên): Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử, Nxb. Chính trị quốc 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.705-724.

4. Hãy trình bày diễn biến của quá trình vận động tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945? động tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945?

Nhân cơ hội chiến tranh thế giới nổ ra, nhiều tổ chức chính trị như Phục Quốc, Việt Quốc, Việt Cách... đã tiến hành một số hoạt động hoặc vũ trang chống Pháp hoặc vận động đòi các quyền độc lập, tự chủ cho Việt Nam nhưng đều thất bại do không có cơ sở vững chắc trong Nhân dân. Lực lượng chính trị duy nhất có tổ chức rộng khắp, có cơ sở quần chúng rộng rãi và có quyết tâm giải phóng đất nước đến cùng là Đảng Cộng sản Đông Dương, do đó sẽ là lực lượng nhận trọng trách trước lịch sử để giành lấy độc lập dân tộc.

Quá trình vận động cách mạng tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành trong suốt thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi chiến tranh bùng nổ, nước Pháp là một bên tham chiến. Ở Đông Dương, thực dân Pháp thẳng tay bắt lính, bóc lột Nhân dân và tiêu diệt lực lượng cách mạng. Đảng Cộng sản Đông Dương chịu nhiều tổn thất lớn, trong đó các cơ sở cách mạng ở Trung Kỳ hầu như bị xóa sổ.

Trước tình hình này, tháng 11/1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu, quyết định đưa Đảng vào hoạt động bí mật và nhấn mạnh phải đặt nhiệm vụ đánh đổ thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị cũng quyết định từng bước chuẩn bị để khi cơ hội đến sẽ phát động toàn dân nhất tề khởi nghĩa.

Thực hiện chủ trương tiến tới khởi nghĩa của Hội nghị, cơ sở đảng ở một số địa phương đã kêu gọi Nhân dân nổi dậy.

Tháng 9/1940, quân Nhật đánh vào Lạng Sơn. Quân Pháp thua chạy và rút qua châu Bắc Sơn (Thái Nguyên). Đảng bộ địa phương, nhân cơ hội này, đã lãnh đạo Nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa (27/9/1940). Lo ngại cuộc khởi nghĩa lan rộng, quân Nhật đã thỏa hiệp để quân Pháp trở lại đàn áp. Hàng ngàn người bị thực dân Pháp giết hại. Trung ương Đảng họp rút kinh nghiệm về cuộc khởi nghĩa này và quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn để chuẩn bị lực lượng vũ trang cho tương lai.

Khi khởi nghĩa Bắc Sơn bùng lên thì ở Nam Kỳ, Xứ ủy Nam Kỳ cũng gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa trên toàn miền vào tháng 11/1940. Tuy nhiên, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ khiến Đảng bộ Nam Kỳ phải quyết định khởi sự khi chưa có sự chuẩn y của Trung ương Đảng. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ vào đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940 trên khắp các tỉnh Nam Kỳ. Trong cuộc khởi nghĩa, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. Thực dân Pháp đã dồn lực đàn áp nên cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dìm trong bể máu.

Khi dư âm của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ còn vang vọng thì tại đồn Đô Lương (Nghệ An), ngày 31/01/1941 đã nổ ra cuộc binh biến của binh lính người Việt trong quân đội Pháp do Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) lãnh đạo. Tuy nhiên, cuộc binh biến đã nhanh chóng bị dập tắt.

Thất bại của các cuộc khởi nghĩa trên là do đều nổ ra khi thời cơ chưa chín muồi và chưa được chuẩn bị kỹ càng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho Đảng Cộng sản Đông Dương là phải chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đáp ứng các đòi hỏi gấp rút của phong trào cách mạng lúc bấy giờ.

Trước tình hình này, tháng 01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và vận động cách mạng ở nước ngoài để trực tiếp lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc chọn Pác Bó (Cao Bằng) làm nơi sống và hoạt động.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám. Hội nghị nêu rõ mâu thuẫn cấp bách cần giải quyết ở Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn thực dân, phátxít Pháp - Nhật. Từ đó, Hội nghị đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đánh đuổi Pháp, Nhật, giành độc lập dân tộc. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết tất cả các giới đồng bào yêu nước nhằm tiến hành công cuộc giải phóng đất nước.

Sau Hội nghị, công tác chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiến tới tổng khởi nghĩa được đẩy mạnh. Về lực lượng chính trị, Mặt trận Việt Minh đã phát triển hệ thống cơ sở khắp cả nước. Ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn có cơ sở Việt Minh từ xã đến tỉnh. Trong hai năm 1943-1944, Hội Văn hóa cứu quốc và Đảng Dân chủ Việt Nam lần lượt được thành lập và tham gia Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân như tư sản dân tộc, sinh viên, học sinh, trí thức...

Về lực lượng vũ trang, trên cơ sở Đội du kích Bắc Sơn hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, năm 1941, Cứu quốc quân được thành lập. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Tháng 5/1945, Cứu quốc quân và Việt Nam

Tháng 9/1940, quân Nhật đánh vào Lạng Sơn. Quân Pháp thua chạy và rút qua châu Bắc Sơn (Thái Nguyên). Đảng bộ địa phương, nhân cơ hội này, đã lãnh đạo Nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa (27/9/1940). Lo ngại cuộc khởi nghĩa lan rộng, quân Nhật đã thỏa hiệp để quân Pháp trở lại đàn áp. Hàng ngàn người bị thực dân Pháp giết hại. Trung ương Đảng họp rút kinh nghiệm về cuộc khởi nghĩa này và quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn để chuẩn bị lực lượng vũ trang cho tương lai.

Khi khởi nghĩa Bắc Sơn bùng lên thì ở Nam Kỳ, Xứ ủy Nam Kỳ cũng gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa trên toàn miền vào tháng 11/1940. Tuy nhiên, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ khiến Đảng bộ Nam Kỳ phải quyết định khởi sự khi chưa có sự chuẩn y của Trung ương Đảng. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ vào đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940 trên khắp các tỉnh Nam Kỳ. Trong cuộc khởi nghĩa, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. Thực dân Pháp đã dồn lực đàn áp nên cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dìm trong bể máu.

Khi dư âm của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ còn vang vọng thì tại đồn Đô Lương (Nghệ An), ngày 31/01/1941 đã nổ ra cuộc binh biến của binh lính người Việt trong quân đội Pháp do Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) lãnh đạo. Tuy nhiên, cuộc binh biến đã nhanh chóng bị dập tắt.

Thất bại của các cuộc khởi nghĩa trên là do đều nổ ra khi thời cơ chưa chín muồi và chưa được chuẩn bị kỹ càng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho Đảng Cộng sản Đông Dương là phải chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đáp ứng các đòi hỏi gấp rút của phong trào cách mạng lúc bấy giờ.

Trước tình hình này, tháng 01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và vận động cách mạng ở nước ngoài để trực tiếp lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc chọn Pác Bó (Cao Bằng) làm nơi sống và hoạt động.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám. Hội nghị nêu rõ mâu thuẫn cấp bách cần giải quyết ở Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn thực dân, phátxít Pháp - Nhật. Từ đó, Hội nghị đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đánh đuổi Pháp, Nhật, giành độc lập dân tộc. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết tất cả các giới đồng bào yêu nước nhằm tiến hành công cuộc giải phóng đất nước.

Sau Hội nghị, công tác chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiến tới tổng khởi nghĩa được đẩy mạnh. Về lực lượng chính trị, Mặt trận Việt Minh đã phát triển hệ thống cơ sở khắp cả nước. Ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn có cơ sở Việt Minh từ xã đến tỉnh. Trong hai năm 1943-1944, Hội Văn hóa cứu quốc và Đảng Dân chủ Việt Nam lần lượt được thành lập và tham gia Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân như tư sản dân tộc, sinh viên, học sinh, trí thức...

Về lực lượng vũ trang, trên cơ sở Đội du kích Bắc Sơn hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, năm 1941, Cứu quốc quân được thành lập. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Tháng 5/1945, Cứu quốc quân và Việt Nam

Tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.

Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh và sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng vũ trang cách mạng, phong trào đấu tranh tiến tới giải phóng dân tộc diễn ra rầm rộ khắp cả nước.

Giữa lúc đó thì ngày 09/3/1945, phátxít Nhật nổ súng đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Trung ương Đảng và Việt Minh đã xác định phátxít Nhật là kẻ thù trước mắt, trực tiếp của Nhân dân Đông Dương lúc bấy giờ và phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”, chuẩn bị tổng khởi nghĩa.

Chiến tranh du kích phát triển khắp vùng núi và trung du Bắc Bộ. Việt Nam Giải phóng quân đã nhiều lần đánh cho quân Nhật tơi tả. Phong trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở nhiều địa phương. Phong trào “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”

được phát động trên khắp đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Từ trong khí thế của cao trào kháng Nhật, cứu nước, tháng 6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời với địa bàn chủ yếu là các tỉnh Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Toàn thể dân tộc Việt Nam đang sống trong những ngày hào hùng và sục sôi khí thế tiến công, chỉ chờ thời cơ chín muồi để nhất tề xông lên đạp đổ ách đô hộ, khôi phục nền độc lập.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)