I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945-1954)
1. Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 02/9/
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 02/9/1945 được hóa giải như thế nào?
Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Ngay sau ngày thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo.
Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được giải quyết, thì hạn hán, mất mùa và bão lũ lại liên tiếp xảy ra. Ngân sách nhà nước chỉ còn 1,2 triệu đồng tiền Đông Dương. Do hậu quả chính sách ngu dân của thực dân Pháp, hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ. Các tệ nạn xã hội tràn lan.
Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, quân đội Anh và quân đội Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) sẽ tiến vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.
Tại Việt Nam, 20 vạn quân Quốc dân Đảng đóng giữ từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở ra Bắc. Chúng âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, tập hợp và dung dưỡng đội ngũ tay sai để gây rối trật tự. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam,
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại gần một ngàn năm (từ thế kỷ X) trên đất nước ta đã bị đánh đổ. Một thời đại hoàn toàn mới được mở ra. Nếu như thời đại Hùng Vương - An Dương Vương là thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên, đã định hình bản sắc và bản lĩnh dân tộc Việt Nam, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc tiếp tục khẳng định sự trường tồn mãnh liệt của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, sự chấm dứt của thời kỳ Bắc thuộc mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho quốc gia và phát triển dưới quỹ đạo của chế độ quân chủ chuyên chế (từ đầu thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX), thì từ ngày 02 tháng 9 năm 1945 trở đi, lịch sử Việt Nam lại diễn tiến với tính chất phát triển rất khác, rất mới so với các thời kỳ trước đó. Đó là thời kỳ của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.
Chương V
VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945-1954) XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945-1954)
1. Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 02/9/1945 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 02/9/1945 được hóa giải như thế nào?
Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Ngay sau ngày thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo.
Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được giải quyết, thì hạn hán, mất mùa và bão lũ lại liên tiếp xảy ra. Ngân sách nhà nước chỉ còn 1,2 triệu đồng tiền Đông Dương. Do hậu quả chính sách ngu dân của thực dân Pháp, hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ. Các tệ nạn xã hội tràn lan.
Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, quân đội Anh và quân đội Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) sẽ tiến vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.
Tại Việt Nam, 20 vạn quân Quốc dân Đảng đóng giữ từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở ra Bắc. Chúng âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, tập hợp và dung dưỡng đội ngũ tay sai để gây rối trật tự. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam,
hơn một vạn quân Anh tiến vào đóng giữ. Chúng tạo điều kiện cho quân Pháp hiện thực hóa ý đồ tái chiếm nước ta. Ngày 23/9/1945, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm cùng lúc bủa vây khiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hóa giải tình thế hiểm nghèo này như thế nào?
Để giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cả nước thực hiện phong trào tiết kiệm, “nhường cơm sẻ áo” và kêu gọi tăng gia sản xuất. Chính Người đã nêu cao tấm gương bằng việc cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng 3 bữa, đem gạo đó để cứu dân nghèo.
Cho đến cuối năm 1945 đầu năm 1946, nạn đói ở nước ta cơ bản được đẩy lùi.
Để diệt trừ nạn dốt, Chính phủ phát động toàn dân hưởng ứng phong trào bình dân học vụ. Các lớp xóa mù chữ được mở cấp tốc ở khắp các vùng dân cư. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít. Đến tháng 9/1946, hơn 2,5 triệu người đã biết đọc, biết viết.
Bên cạnh đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định việc thiết lập hệ thống chính quyền nhân dân từ Trung ương đến làng xã là đặc biệt cần thiết để xây dựng chính quyền cách mạng và tạo nên tính chính danh của chính quyền ta trong đấu tranh với kẻ thù. Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức trong cả nước. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I tổ chức vào tháng 02/1946 đã bầu Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch nước và thông qua danh sách thành viên Chính phủ. Cùng với đó, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp cũng được thành lập.
Để đối phó với quân Tưởng và quân Pháp, trong hoàn cảnh thực dân Pháp đã lộ rõ mặt xâm lược, còn quân Tưởng dù có một vài hành động phá hoại, nhưng chưa chính thức gây chiến với ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp tạm hòa hoãn với Tưởng để dồn lực đánh Pháp. Ta đã nhân nhượng cho quân Tưởng và bè lũ tay sai một số quyền lợi về kinh tế và chính trị, nhưng kiên quyết bác bỏ các đòi hỏi vô lý của chúng.
Cuối tháng 01/1946, quân Anh rút về và trao quyền kiểm soát Nam Kỳ cho Pháp. Quân Pháp đã chiếm được nhiều nơi ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ nên càng nôn nóng muốn tiến ra Bắc. Pháp đã ký với Tưởng bản Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28/02/1946, đồng ý nhượng cho Tưởng một số quyền lợi trên đất Trung Quốc đổi lại được thay thế quân Tưởng ra đóng giữ phía bắc vĩ tuyến 16 của nước ta. Quân Pháp cũng tìm cách tiếp xúc và thăm dò thái độ của Chính phủ ta. Để tránh một cuộc chiến toàn diện với Pháp khi ta chưa chuẩn bị đầy đủ, đồng thời đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thương thảo và ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946.
Hiệp định Sơ bộ có nội dung chính là: Nước Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính quyền, có quân đội riêng và nằm trong khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ ta đồng ý để quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng;
hơn một vạn quân Anh tiến vào đóng giữ. Chúng tạo điều kiện cho quân Pháp hiện thực hóa ý đồ tái chiếm nước ta. Ngày 23/9/1945, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm cùng lúc bủa vây khiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hóa giải tình thế hiểm nghèo này như thế nào?
Để giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cả nước thực hiện phong trào tiết kiệm, “nhường cơm sẻ áo” và kêu gọi tăng gia sản xuất. Chính Người đã nêu cao tấm gương bằng việc cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng 3 bữa, đem gạo đó để cứu dân nghèo.
Cho đến cuối năm 1945 đầu năm 1946, nạn đói ở nước ta cơ bản được đẩy lùi.
Để diệt trừ nạn dốt, Chính phủ phát động toàn dân hưởng ứng phong trào bình dân học vụ. Các lớp xóa mù chữ được mở cấp tốc ở khắp các vùng dân cư. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít. Đến tháng 9/1946, hơn 2,5 triệu người đã biết đọc, biết viết.
Bên cạnh đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định việc thiết lập hệ thống chính quyền nhân dân từ Trung ương đến làng xã là đặc biệt cần thiết để xây dựng chính quyền cách mạng và tạo nên tính chính danh của chính quyền ta trong đấu tranh với kẻ thù. Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức trong cả nước. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I tổ chức vào tháng 02/1946 đã bầu Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch nước và thông qua danh sách thành viên Chính phủ. Cùng với đó, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp cũng được thành lập.
Để đối phó với quân Tưởng và quân Pháp, trong hoàn cảnh thực dân Pháp đã lộ rõ mặt xâm lược, còn quân Tưởng dù có một vài hành động phá hoại, nhưng chưa chính thức gây chiến với ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp tạm hòa hoãn với Tưởng để dồn lực đánh Pháp. Ta đã nhân nhượng cho quân Tưởng và bè lũ tay sai một số quyền lợi về kinh tế và chính trị, nhưng kiên quyết bác bỏ các đòi hỏi vô lý của chúng.
Cuối tháng 01/1946, quân Anh rút về và trao quyền kiểm soát Nam Kỳ cho Pháp. Quân Pháp đã chiếm được nhiều nơi ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ nên càng nôn nóng muốn tiến ra Bắc. Pháp đã ký với Tưởng bản Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28/02/1946, đồng ý nhượng cho Tưởng một số quyền lợi trên đất Trung Quốc đổi lại được thay thế quân Tưởng ra đóng giữ phía bắc vĩ tuyến 16 của nước ta. Quân Pháp cũng tìm cách tiếp xúc và thăm dò thái độ của Chính phủ ta. Để tránh một cuộc chiến toàn diện với Pháp khi ta chưa chuẩn bị đầy đủ, đồng thời đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thương thảo và ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946.
Hiệp định Sơ bộ có nội dung chính là: Nước Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính quyền, có quân đội riêng và nằm trong khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ ta đồng ý để quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng;
hai bên ngừng bắn để tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức về sau.
Sau hiệp định này, quân Tưởng không còn lý do để ở lại Việt Nam. Nước ta chỉ còn lại một kẻ thù là thực dân Pháp.
Dù đã ký Hiệp định Sơ bộ nhưng dã tâm của thực dân Pháp không thay đổi, vẫn quyết thiết lập lại nền cai trị như trước đây. Cuộc đàm phán chính thức giữa ta và Pháp ở Pari bị thất bại. Nhằm tranh thủ khoảng thời gian hòa hoãn cuối cùng để chuẩn bị cho một cuộc chiến mà ta biết trước không tránh khỏi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946. Ta tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
Như vậy, đứng trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” của đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió để giữ cho đất nước đứng vững trước sự bủa vây của kẻ thù, chuẩn bị tốt lực lượng trước khi bước vào cuộc đọ sức mới với thực dân Pháp.