Vì sao phải tiến hành đổi mới đất nước?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 99 - 101)

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

3. Vì sao phải tiến hành đổi mới đất nước?

Trong những năm 1976-1985, với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), đất nước đã từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền và đạt được một số kết quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, tình hình

khủng hoảng kinh tế - xã hội đang ngày càng trầm trọng. Nhiều nơi, Nhân dân thiếu ăn, niềm tin của một bộ phận nhân dân đối với Đảng sa sút nghiêm trọng... Nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp dẫn đến cảnh chen chúc xếp hàng để mua lương thực, đồ dùng, người dân thiếu ăn, phải ăn cơm độn khoai, sắn, bo bo...

Ảnh hưởng của 30 năm chiến tranh chống Pháp, Mỹ và những hệ quả của hai cuộc chiến tranh biên giới; sự bao vây, cấm vận Việt Nam do Mỹ cầm đầu từ sau năm 1975 là những nguyên nhân khách quan khiến nước ta gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ta còn có nhiều khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo và quản lý khiến tình hình đất nước ngày càng xấu đi.

Do nóng vội, chủ quan, duy ý chí, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội khi đất nước chưa hội đủ các điều kiện cần thiết; do duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã trở nên lỗi thời khi đất nước không còn chiến tranh, do sự lạc hậu về nhận thức, lý luận và yếu kém trong vận dụng các quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; không làm tốt công tác cán bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ..., nên trong việc thực hiện hai kế hoạch 5 năm, Đảng và Nhà nước chẳng những không xác định đúng mục tiêu và bước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà khi đưa chính sách vào thực tiễn lại phạm tiếp những sai lầm mới và nghiêm trọng...1.

Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước bắt buộc Đảng ta phải có những thay đổi về đường lối để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,

Ngày 05/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh Tổng động viên trên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố rút quân do chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Ngày 18/3/1979, Trung Quốc rút hầu hết quân về nước, nhưng vẫn chiếm giữ một số vị trí của ta. Cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc đến đây mới chỉ cơ bản kết thúc. Từ đó đến năm 1989, quân Trung Quốc còn nhiều lần đánh chiếm một số điểm cao của ta ở Hà Giang và Lạng Sơn. Khu vực Vị Xuyên (Hà Giang) là nơi chiến sự xảy ra ác liệt nhất. Năm 1989, do các vị trí chiếm đóng bị cô lập và liên tiếp chịu tổn thất lớn, Trung Quốc đã phải rút toàn bộ quân về nước.

Hai cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là những chiến công giữ nước hào hùng của dân tộc. Các chiến công đó đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước, ngoan cường của Nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước, tạo điều kiện để cả nước tiếp tục xây dựng và phát triển trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

3. Vì sao phải tiến hành đổi mới đất nước?

Trong những năm 1976-1985, với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), đất nước đã từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền và đạt được một số kết quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, tình hình

khủng hoảng kinh tế - xã hội đang ngày càng trầm trọng. Nhiều nơi, Nhân dân thiếu ăn, niềm tin của một bộ phận nhân dân đối với Đảng sa sút nghiêm trọng... Nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp dẫn đến cảnh chen chúc xếp hàng để mua lương thực, đồ dùng, người dân thiếu ăn, phải ăn cơm độn khoai, sắn, bo bo...

Ảnh hưởng của 30 năm chiến tranh chống Pháp, Mỹ và những hệ quả của hai cuộc chiến tranh biên giới; sự bao vây, cấm vận Việt Nam do Mỹ cầm đầu từ sau năm 1975 là những nguyên nhân khách quan khiến nước ta gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ta còn có nhiều khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo và quản lý khiến tình hình đất nước ngày càng xấu đi.

Do nóng vội, chủ quan, duy ý chí, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội khi đất nước chưa hội đủ các điều kiện cần thiết; do duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã trở nên lỗi thời khi đất nước không còn chiến tranh, do sự lạc hậu về nhận thức, lý luận và yếu kém trong vận dụng các quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; không làm tốt công tác cán bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ..., nên trong việc thực hiện hai kế hoạch 5 năm, Đảng và Nhà nước chẳng những không xác định đúng mục tiêu và bước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà khi đưa chính sách vào thực tiễn lại phạm tiếp những sai lầm mới và nghiêm trọng...1.

Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước bắt buộc Đảng ta phải có những thay đổi về đường lối để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,

này. Cùng với đó, những tác động của tình hình quốc tế cũng khiến Đảng ta phải tiến hành đổi mới đất nước. Cụ thể là: Ở Trung Quốc, nhận thấy những sai lầm, khuyết điểm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến đất nước ngày càng trì trệ, năm 1978, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện cải cách, mở cửa nền kinh tế; Liên Xô cũng thực hiện đường lối cải tổ từ năm 1985. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão trên thế giới khiến tất cả các nước phải kịp thời nắm bắt các thành tựu của cuộc cách mạng này để nhanh chóng thích nghi với thời cuộc nếu không muốn bị tụt hậu rất xa so với các quốc gia khác. Các nước tư bản Âu - Mỹ đã tận dụng tốt cuộc cách mạng khoa học công nghệ để thoát khỏi khủng hoảng trong thập niên 70 của thế kỷ XX.

Xu hướng phát triển mới trên thế giới, kinh nghiệm cải cách của các nước và đòi hỏi cấp thiết không thể trì hoãn của tình hình đất nước là những nhân tố khiến Đảng ta phải nhanh chóng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 99 - 101)