Hãy nêu những nét chính của cao trào cách mạng 1930-1931?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 37 - 39)

IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM

1. Hãy nêu những nét chính của cao trào cách mạng 1930-1931?

cách mạng 1930-1931?

Những năm 1929-1933, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng. Từ các nước tư bản, cuộc khủng hoảng lan nhanh sang các thuộc địa. Các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là công nhân và nông dân, bị cuộc khủng hoảng làm cho điêu đứng, mất việc và phá sản, bị bần cùng hóa trên quy mô lớn. Trong khi đó, thực dân Pháp tiếp tục tăng các thứ thuế, đồng thời đàn áp dã man các cuộc đấu tranh của Nhân dân.

Giữa lúc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (từ tháng 10/1930, Đảng đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) đã kịp thời đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành quyền sống, chống lại bọn đế quốc và phong kiến.

Phong trào bùng lên khắp cả nước với các cuộc bãi công của công nhân và các cuộc nổi dậy của nông dân. Nét đáng chú ý là giai cấp công nhân đã giữ vai trò tiên phong trong các cuộc đấu tranh.

Từ tháng 9/1930, phong trào công - nông phát triển đến đỉnh cao. Quần chúng nhân dân vừa đòi quyền lợi chính trị vừa đòi quyền lợi kinh tế. Nhiều nơi, Nhân dân đã tự động vũ trang, biểu tình thị uy, tấn công chính quyền thực dân, tay sai. Tại Hưng Nguyên (Nghệ An), thực dân Pháp hốt hoảng cho máy bay đến ném bom khiến 217 người chết. Như lửa đổ thêm dầu, công nhân và nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh càng đẩy mạnh đấu tranh, tấn công dữ dội vào bộ máy chính quyền địch ở nhiều huyện, xã.

Cộng sản đảng đều cử hai đại biểu đến dự, ngoài ra còn có hai đại biểu hải ngoại.

Với uy tín của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng thuyết phục được các đại biểu tán thành quyết định hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng thành một đảng thống nhất. Đảng thống nhất này được lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã nhất trí thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắtĐiều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chánh cương vắn tắtSách lược vắn tắt chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.

Ngày 24/02/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đề nghị gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam và được chấp nhận. Việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất đến đây đã thực sự hoàn tất.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là mốc son chói lọi trong sự nghiệp chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc của Nhân dân ta. Đảng ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đảng ra đời đã chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài suốt thời gian trước đó, trở thành ngọn cờ dẫn dắt toàn dân tộc Việt Nam nhất tề vùng lên giành độc lập, chủ quyền và xây dựng một chế độ mới, một xã hội mới.

IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

1. Hãy nêu những nét chính của cao trào cách mạng 1930-1931? cách mạng 1930-1931?

Những năm 1929-1933, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng. Từ các nước tư bản, cuộc khủng hoảng lan nhanh sang các thuộc địa. Các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là công nhân và nông dân, bị cuộc khủng hoảng làm cho điêu đứng, mất việc và phá sản, bị bần cùng hóa trên quy mô lớn. Trong khi đó, thực dân Pháp tiếp tục tăng các thứ thuế, đồng thời đàn áp dã man các cuộc đấu tranh của Nhân dân.

Giữa lúc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (từ tháng 10/1930, Đảng đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) đã kịp thời đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành quyền sống, chống lại bọn đế quốc và phong kiến.

Phong trào bùng lên khắp cả nước với các cuộc bãi công của công nhân và các cuộc nổi dậy của nông dân. Nét đáng chú ý là giai cấp công nhân đã giữ vai trò tiên phong trong các cuộc đấu tranh.

Từ tháng 9/1930, phong trào công - nông phát triển đến đỉnh cao. Quần chúng nhân dân vừa đòi quyền lợi chính trị vừa đòi quyền lợi kinh tế. Nhiều nơi, Nhân dân đã tự động vũ trang, biểu tình thị uy, tấn công chính quyền thực dân, tay sai. Tại Hưng Nguyên (Nghệ An), thực dân Pháp hốt hoảng cho máy bay đến ném bom khiến 217 người chết. Như lửa đổ thêm dầu, công nhân và nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh càng đẩy mạnh đấu tranh, tấn công dữ dội vào bộ máy chính quyền địch ở nhiều huyện, xã.

Nhân cơ hội chính quyền địch ở nhiều huyện, xã thuộc Nghệ - Tĩnh bị tê liệt hoặc tan rã, các tổ chức Đảng ở địa phương đã đứng ra thiết lập chính quyền cách mạng theo hình thức các Xôviết (ủy ban) ở Liên Xô. Chính quyền Xôviết Nghệ - Tĩnh kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, xóa bỏ các loại thuế của thực dân, phong kiến, chia lại ruộng đất cho nông dân, đồng thời động viên Nhân dân bài trừ mê tín dị đoan, học chữ Quốc ngữ... Các tổ chức quần chúng như nông hội, hội tương tế, hội phụ nữ... được lập ra ở nhiều nơi. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền Xôviết, lần đầu tiên Nhân dân ta đã tự làm chủ vận mệnh của mình, được trải nghiệm các quyền tự do, dân chủ.

Khí thế mạnh mẽ của cao trào cách mạng và sự hiện diện của chính quyền Xôviết ở Nghệ - Tĩnh khiến thực dân Pháp rất lo sợ. Chúng đã dồn lực khủng bố, đàn áp hết sức dã man. Đến giữa năm 1931, phong trào dần lắng xuống.

Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xôviết Nghệ - Tĩnh tuy bị đàn áp nhưng đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng với cách mạng Việt Nam, bước đầu hình thành trên thực tế khối liên minh công - nông, chứng tỏ khả năng cách mạng to lớn của Nhân dân ta. Phong trào được xem là cuộc diễn tập đầu tiên cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)