Vì sao phong trào Đồng khởi lại nổ ra ở miền Nam Việt Nam?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 75 - 77)

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

2. Vì sao phong trào Đồng khởi lại nổ ra ở miền Nam Việt Nam?

miền Nam Việt Nam?

Sau khi đứng vững ở miền Nam, từ năm 1955, tập đoàn Ngô Đình Diệm ráo riết tiến hành các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” . Chúng thẳng tay bắt bớ, giết hại những người kháng chiến cũ, những người đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước. Mỹ - Diệm còn trắng trợn tuyên bố sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

Trong các năm 1956-1959, chúng mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ban hành đạo luật 10/59 đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật và lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người kháng chiến. Chúng cũng gây ra hàng loạt cuộc thảm sát ở nhiều nơi như Chợ Được (Quảng Nam), Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Hướng Điền (Quảng Trị), Phú Lợi (Bình Dương)...

Trong khi đó, những năm 1954-1957, ta nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơnevơ nên chuyển

từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh hòa bình đòi địch thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định nhằm củng cố hòa bình, giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng.

Phong trào đấu tranh chính trị một cách hòa bình của ta bị Mỹ - Diệm đàn áp rất dã man. Hàng chục vạn người bị bắt, bị giết. Cơ sở cách mạng ở nhiều nơi bị phá vỡ hoàn toàn, có những nơi hầu hết cán bộ, đảng viên đều bị địch sát hại.

Sự tàn bạo của kẻ thù cùng những mất mát to lớn của lực lượng cách mạng và quần chúng nhân dân đã khiến Nhân dân ta không thể duy trì mãi hình thức đấu tranh chính trị. Nhiều nơi, Nhân dân đã chủ động vũ trang tự vệ, trừ gian, diệt ác.

Việc tự động điều chỉnh phương thức đấu tranh của Nhân dân là cơ sở thúc đẩy Trung ương Đảng kịp thời đề ra đường lối cách mạng ở miền Nam. Tháng 01/1959, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15. Hội nghị đã xác định rõ: Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân, bằng sức mạnh của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang.

Đường lối đấu tranh trên đã khơi dậy sức tấn công mạnh mẽ của Nhân dân miền Nam. Tháng 8/1959, Nhân dân Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã vùng lên quét sạch ngụy quyền ở 16 xã. Ngày 17/01/1960, tỉnh Bến Tre phát lệnh Đồng khởi. Ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày được chọn làm điểm mở đầu. Nhân dân ba xã, với các loại vũ khí thô sơ trong tay, đã nổi dậy phá thế kìm kẹp, giải phóng thôn xã, làm chủ ruộng vườn. Từ ba xã, phong trào

ở Pari (Pháp) để bàn về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Năm 1973, đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút quân về nước. Chúng ta đã thực hiện được một nửa lời hiệu triệu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là “đánh cho Mỹ cút” và tiếp tục xốc tới “đánh cho ngụy nhào”.

Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của Nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Đất nước từ đây bước vào kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

2. Vì sao phong trào Đồng khởi lại nổ ra ở miền Nam Việt Nam? miền Nam Việt Nam?

Sau khi đứng vững ở miền Nam, từ năm 1955, tập đoàn Ngô Đình Diệm ráo riết tiến hành các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” . Chúng thẳng tay bắt bớ, giết hại những người kháng chiến cũ, những người đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước. Mỹ - Diệm còn trắng trợn tuyên bố sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

Trong các năm 1956-1959, chúng mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ban hành đạo luật 10/59 đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật và lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người kháng chiến. Chúng cũng gây ra hàng loạt cuộc thảm sát ở nhiều nơi như Chợ Được (Quảng Nam), Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Hướng Điền (Quảng Trị), Phú Lợi (Bình Dương)...

Trong khi đó, những năm 1954-1957, ta nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơnevơ nên chuyển

từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh hòa bình đòi địch thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định nhằm củng cố hòa bình, giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng.

Phong trào đấu tranh chính trị một cách hòa bình của ta bị Mỹ - Diệm đàn áp rất dã man. Hàng chục vạn người bị bắt, bị giết. Cơ sở cách mạng ở nhiều nơi bị phá vỡ hoàn toàn, có những nơi hầu hết cán bộ, đảng viên đều bị địch sát hại.

Sự tàn bạo của kẻ thù cùng những mất mát to lớn của lực lượng cách mạng và quần chúng nhân dân đã khiến Nhân dân ta không thể duy trì mãi hình thức đấu tranh chính trị. Nhiều nơi, Nhân dân đã chủ động vũ trang tự vệ, trừ gian, diệt ác.

Việc tự động điều chỉnh phương thức đấu tranh của Nhân dân là cơ sở thúc đẩy Trung ương Đảng kịp thời đề ra đường lối cách mạng ở miền Nam. Tháng 01/1959, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15. Hội nghị đã xác định rõ: Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân, bằng sức mạnh của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang.

Đường lối đấu tranh trên đã khơi dậy sức tấn công mạnh mẽ của Nhân dân miền Nam. Tháng 8/1959, Nhân dân Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã vùng lên quét sạch ngụy quyền ở 16 xã. Ngày 17/01/1960, tỉnh Bến Tre phát lệnh Đồng khởi. Ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày được chọn làm điểm mở đầu. Nhân dân ba xã, với các loại vũ khí thô sơ trong tay, đã nổi dậy phá thế kìm kẹp, giải phóng thôn xã, làm chủ ruộng vườn. Từ ba xã, phong trào

Đồng khởi lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày, rồi toàn tỉnh Bến Tre, từ đó lan rộng trên khắp miền Nam.

Phong trào Đồng khởi kéo dài suốt năm 1960 đã giải phóng hàng ngàn xã, thôn, đập tan từng mảng chính quyền địch, thiết lập chính quyền cách mạng ở nhiều vùng nông thôn.

Phong trào Đồng khởi đã làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. Cách mạng miền Nam từ đây chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trong khí thế của phong trào, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành ngọn cờ tập hợp mọi tầng lớp nhân dân yêu nước ở miền Nam đứng lên chống Mỹ - Diệm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 2 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)