Sự nghiệp giành quyền tự chủ, chấm dứt căn bản thời Bắc thuộc của họ Khúc và họ Dương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 26 - 28)

căn bản thời Bắc thuộc của họ Khúc và họ Dương đầu thế kỷ X được tiến hành như thế nào?

Cuối thế kỷ IX, tình hình nhà Đường ở Trung Quốc ngày càng khủng hoảng. Phiên trấn cát cứ khắp nơi khiến tính thống nhất của chính quyền trung ương không còn. Trong triều, mâu thuẫn phe phái ngày càng lớn. Kinh tế bị tàn phá, nông dân Trung Quốc cùng

Lý Phật Tử không có năng lực tổ chức kháng chiến nên cuối cùng bị bắt. Đất nước Vạn Xuân tồn tại gần 60 năm, giờ tiếp tục rơi vào cảnh bị đô hộ.

Mai Hắc Đế (?-722)

Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, còn gọi là Mai Huyền Thành, người làng Mai Phụ (nay thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), sau di cư ra vùng Nam Đàn, Nghệ An ngày nay.

Mai Thúc Loan có nước da ngăm đen và rất khỏe mạnh. Cha mẹ mất sớm khiến ông từ nhỏ đã biết tự lập. Nhờ sức khỏe và dũng khí hơn người, Mai Thúc Loan được đông đảo Nhân dân trong vùng mến phục.

Thuở ấy, nhà Đường đang đô hộ nước ta. Mai Thúc Loan sớm có chí cứu nước nên bí mật chiêu tập nghĩa sĩ, kết giao hào kiệt. Năm 713, ông đã đứng lên phát động cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An) và tiến đánh các vùng xung quanh. Mai Thúc Loan còn thuyết phục được các nước trong khu vực như Chămpa, Chân Lạp, Kim Lân cùng liên minh chống quân Đường.

Sau khi nghĩa quân làm chủ nhiều vùng đất, Mai Thúc Loan tự xưng là hoàng đế, xây thành Vạn An làm kinh đô. Vì ông da đen nên người đương thời quen gọi là Mai Hắc Đế (hoàng đế da đen họ Mai). Từ Vạn An, Mai Hắc Đế đem quân thẳng tiến ra Bắc, tấn công lỵ sở đô hộ nhà Đường tại thành Tống Bình (Hà Nội). Viên quan đô hộ Quang Sở Khách bỏ thành chạy về Trung Quốc. Đất nước ta được giải phóng.

Năm 722, nhà Đường phái viên tướng nổi danh hung bạo và dày dạn kinh nghiệm chiến trường là Dương Tư Húc phối hợp với Quang Sở Khách kéo quân sang nước ta. Quân và dân ta dưới sự lãnh đạo

của Mai Hắc Đế đã dũng cảm chiến đấu nhưng không cản được bước tiến ồ ạt của giặc. Kinh đô Vạn An tan vỡ. Mai Hắc Đế rút vào rừng núi rồi lâm bệnh qua đời.

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (?-?)

Phùng Hưng là người làng Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây, Hà Nội), sinh ra trong gia đình nhiều đời làm quan lang (thủ lĩnh địa phương). Trong khoảng năm 766-780, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã hiệu triệu toàn dân nổi dậy, trước là để đánh đuổi tên quan đô hộ Cao Chính Bình tham lam tàn ác, sau là lật đổ nền cai trị của nhà Đường, thiết lập nền tự chủ của người Việt.

Phùng Hưng cầm quyền được khoảng 7 năm thì mất. Con ông là Phùng An lên thay. Phùng An đã truy tôn cha là Bố Cái Đại Vương.

Vài năm sau, nhà Đường cử viên quan nhiều mưu mẹo là Triệu Xương dẫn quân sang. Triệu Xương đã dùng nhiều thủ đoạn uy hiếp, dụ dỗ và rốt cuộc đã khiến Phùng An quy hàng vào năm 791. Nước ta lại rơi vào vòng đô hộ của nhà Đường.

Công cuộc giành độc lập của dân tộc ta tiếp tục trải qua nhiều gian nan.

4. Sự nghiệp giành quyền tự chủ, chấm dứt căn bản thời Bắc thuộc của họ Khúc và họ Dương căn bản thời Bắc thuộc của họ Khúc và họ Dương đầu thế kỷ X được tiến hành như thế nào?

Cuối thế kỷ IX, tình hình nhà Đường ở Trung Quốc ngày càng khủng hoảng. Phiên trấn cát cứ khắp nơi khiến tính thống nhất của chính quyền trung ương không còn. Trong triều, mâu thuẫn phe phái ngày càng lớn. Kinh tế bị tàn phá, nông dân Trung Quốc cùng

đường vùng lên chống lại triều đình, lớn nhất là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884). Bối cảnh đó khiến nhà Đường không thể quản lý gắt gao vùng đất An Nam được nữa. Bọn quan lại đô hộ tại đây được thể ra sức hoành hành, tha hồ vơ vét cho đầy túi tham.

Năm 880, binh lính ở thành Đại La tổ chức binh biến. Viên quan đô hộ là Tăng Cổn phải chạy trốn. Kể từ đó, nhà Đường ngày càng khó khống chế An Nam. Lúc ấy, ở miền Cúc Bồ, Hồng Châu (nay thuộc tỉnh Hải Dương), có Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng vốn dòng dõi cự tộc, tính tình khoan hòa, nhân ái nên mọi người đều phục. Đầu năm 905, thừa dịp Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị triệu hồi, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo Nhân dân nổi dậy. Ông nhanh chóng chiếm được thành Đại La, tự xưng Tiết độ sứ. Nhà Đường biết tin nhưng không thể làm gì hơn, đến năm sau buộc phải chấp thuận cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.

Khúc Thừa Dụ dù vẫn mang danh là quan chức của chính quyền đô hộ, nhưng thực tế ông đã hiên ngang giành lấy quyền làm chủ vùng đất nước ta, chối bỏ sự cai trị của triều đình phương Bắc. Ông được người đời sau suy tôn là Khúc Tiên Chúa.

Khúc Thừa Dụ cầm quyền được hai năm thì mất. Con ông là Khúc Hạo nối giữ nghiệp lớn, vẫn xưng là Tiết độ sứ. Khúc Hạo thi hành đường lối cai trị theo hướng “chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị, nhân dân đều được yên vui”1. Khúc Hạo trị nước được

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)