BẮC TRIỀU
1. Đất nước dưới thời Mạc có gì mới?
Sau khi Hoàng đế Lê Thánh Tông mất (1497), triều Lê sơ duy trì sự thịnh vượng thêm một thời gian dưới thời Lê Hiến Tông (1497-1504) và Lê Túc Tông (1504) rồi dần suy yếu. Các hoàng đế sau Lê Túc Tông bỏ bê việc nước, mặc sức ăn chơi, trở thành các “vua quỷ”, “vua lợn” trong mắt người đời.
Giữa lúc triều Lê sơ đang lụn bại, thì một nhân vật của thời cuộc là Mạc Đăng Dung xuất hiện.
Mạc Đăng Dung (1483-1541) quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay thuộc Hải Phòng), là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Đến đời Mạc Đăng Dung, gia cảnh sa sút, ông phải làm nghề đánh cá mưu sinh. Là người có sức khỏe phi thường và mưu trí, trong một lần Hoàng đế Lê Uy Mục tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung đã ứng thí và được tuyển làm đô lực sĩ xuất thân. Bằng tài năng và sự khôn khéo, Mạc Đăng Dung thăng tiến rất nhanh, giữ chức Thái sư An Hưng Vương, trở thành một đại thần và quyền thần của nhà Lê.
Hội Tao đàn - một tổ chức sáng tác, phê bình văn học với 28 thành viên, được xưng tụng là “Tao đàn nhị thập bát tú”.
Lê Thánh Tông rất chú trọng phát triển nền giáo dục và thi cử của đất nước. “Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp”1.
Ngoài ra, ông còn cho mở rộng Văn Miếu và nhà Thái Học (1483), dựng bia đá khắc tên người đỗ đạt (1484)... nhằm khuyến khích người tài dốc tâm, dốc sức học tập để phò vua giúp nước.
Suốt 38 năm trị nước, Lê Thánh Tông đã đưa nhà Lê nói riêng và nước Đại Việt nói chung phát triển cực thịnh. Các sử thần triều Lê đã đánh giá vắn tắt, nhưng rất xác đáng về vị hoàng đế lừng danh của vương triều rằng: “Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được”2.
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Bản dịch Viện sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, t.2, tr.18. Viện sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, t.2, tr.18.
2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.387. thư, Sđd, t.2, tr.387.
Chương III
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
I. VIỆT NAM THỜI MẠC VÀ CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU BẮC TRIỀU
1. Đất nước dưới thời Mạc có gì mới?
Sau khi Hoàng đế Lê Thánh Tông mất (1497), triều Lê sơ duy trì sự thịnh vượng thêm một thời gian dưới thời Lê Hiến Tông (1497-1504) và Lê Túc Tông (1504) rồi dần suy yếu. Các hoàng đế sau Lê Túc Tông bỏ bê việc nước, mặc sức ăn chơi, trở thành các “vua quỷ”, “vua lợn” trong mắt người đời.
Giữa lúc triều Lê sơ đang lụn bại, thì một nhân vật của thời cuộc là Mạc Đăng Dung xuất hiện.
Mạc Đăng Dung (1483-1541) quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay thuộc Hải Phòng), là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Đến đời Mạc Đăng Dung, gia cảnh sa sút, ông phải làm nghề đánh cá mưu sinh. Là người có sức khỏe phi thường và mưu trí, trong một lần Hoàng đế Lê Uy Mục tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung đã ứng thí và được tuyển làm đô lực sĩ xuất thân. Bằng tài năng và sự khôn khéo, Mạc Đăng Dung thăng tiến rất nhanh, giữ chức Thái sư An Hưng Vương, trở thành một đại thần và quyền thần của nhà Lê.
Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung bức ép hoàng đế nhà Lê là Lê Cung Hoàng trao lại ngai vàng cho mình. Mạc Đăng Dung lên ngôi (Mạc Thái Tổ), nhà Mạc được dựng lên từ đó. Nhà Lê tạm thời mất vị trí trên vũ đài chính trị Đại Việt.
Mạc Thái Tổ sau khi lên ngôi, đã tích cực khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm điêu đứng cuối thời Lê sơ. Ông ở ngôi được hai năm thì giao lại cho con để làm Thái Thượng hoàng, lui về Dương Kinh (Hải Phòng ngày nay), thực chất là nhằm trấn giữ từ xa cho kinh thành Thăng Long.
Con ông là Mạc Thái Tông (cầm quyền từ năm 1530 đến năm 1540) đã ra sức xây dựng đất nước và đạt những thành tựu đáng kể.
Lúc bấy giờ “trúng mùa luôn, thóc rẻ gạo hơn, thuế nhẹ dịch ít, ai nấy no đủ thư thái, lại thêm tư pháp nghiêm minh, quan lại thanh cần”1.
“Những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi... Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn”2.
Sau khi Mạc Thái Tông qua đời, cuộc chiến Nam - Bắc triều (sẽ nói rõ ở phần sau) trở nên quyết liệt. Các
1. Lê triều hưng quốc công nghiệp (bản chữ Hán, sách viết tay). Dẫn lại từ Viện sử học: Lịch sử Việt Nam, tập 3 (từ thế kỷ XV tay). Dẫn lại từ Viện sử học: Lịch sử Việt Nam, tập 3 (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.448.
2. Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Ngô Thế Long dịch, Văn Tân hiệu đính và chú thích, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, Tân hiệu đính và chú thích, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007, tr.342.
triều vua sau đó phải đối phó liên tục với Nam triều, lại thêm sự đoàn kết nội bộ bị rạn nứt nên không thể chuyên tâm thực thi các chính sách có lợi cho dân được nữa. Tình hình chính trị do vậy chỉ ổn định trong khoảng 20 năm đầu thời nhà Mạc (1527-1546).
Dù chịu tác động rất lớn từ chiến tranh Nam - Bắc triều nhưng bức tranh kinh tế, văn hóa, giáo dục thời Mạc cũng có những điểm mới so với trước đó.
Kinh tế thời Mạc, nhất là công thương nghiệp, có nhiều khởi sắc.Nhiều làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Chu Đậu, Hợp Lễ trở nên hưng thịnh. Vào thời nhà Mạc, nước Đại Việt đã thông thương với Trung Quốc, Nhật Bản, nhiều nước khu vực Đông Nam Á và thậm chí với một số nước phương Tây. Nhà Mạc nói chung không thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương như thời Lê sơ.
Nhà Mạc tuy tôn sùng Nho giáo, nhưng không độc tôn Nho giáo như trước, mà tỏ ra cởi mở với các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Nhiều đền miếu, đạo quán và chùa tháp được dựng lên, trái ngược với việc hạn chế, cấm đoán dưới thời Lê sơ. Một tôn giáo mới là Thiên Chúa giáo bước đầu được du nhập vào nước ta trong thời kỳ này.
Nhà Mạc rất coi trọng việc giáo dục và thi cử Nho học. Từ đây, nhiều nhân tài được phát hiện, cất nhắc ra làm quan như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Thiến, Lê Quang Bí, Lê Như Hổ... Kể cả khi chỉ còn là một “tiểu triều đình” ở Cao Bằng, nhà Mạc vẫn tiếp tục mở các khoa thi, nhờ đó mà đã tìm ra nữ tiến sĩ duy nhất trong nền khoa cử Nho giáo nước ta là Nguyễn Thị Duệ.
Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung bức ép hoàng đế nhà Lê là Lê Cung Hoàng trao lại ngai vàng cho mình. Mạc Đăng Dung lên ngôi (Mạc Thái Tổ), nhà Mạc được dựng lên từ đó. Nhà Lê tạm thời mất vị trí trên vũ đài chính trị Đại Việt.
Mạc Thái Tổ sau khi lên ngôi, đã tích cực khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm điêu đứng cuối thời Lê sơ. Ông ở ngôi được hai năm thì giao lại cho con để làm Thái Thượng hoàng, lui về Dương Kinh (Hải Phòng ngày nay), thực chất là nhằm trấn giữ từ xa cho kinh thành Thăng Long.
Con ông là Mạc Thái Tông (cầm quyền từ năm 1530 đến năm 1540) đã ra sức xây dựng đất nước và đạt những thành tựu đáng kể.
Lúc bấy giờ “trúng mùa luôn, thóc rẻ gạo hơn, thuế nhẹ dịch ít, ai nấy no đủ thư thái, lại thêm tư pháp nghiêm minh, quan lại thanh cần”1.
“Những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi... Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn”2.
Sau khi Mạc Thái Tông qua đời, cuộc chiến Nam - Bắc triều (sẽ nói rõ ở phần sau) trở nên quyết liệt. Các
1. Lê triều hưng quốc công nghiệp (bản chữ Hán, sách viết tay). Dẫn lại từ Viện sử học: Lịch sử Việt Nam, tập 3 (từ thế kỷ XV tay). Dẫn lại từ Viện sử học: Lịch sử Việt Nam, tập 3 (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.448.
2. Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Ngô Thế Long dịch, Văn Tân hiệu đính và chú thích, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, Tân hiệu đính và chú thích, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007, tr.342.
triều vua sau đó phải đối phó liên tục với Nam triều, lại thêm sự đoàn kết nội bộ bị rạn nứt nên không thể chuyên tâm thực thi các chính sách có lợi cho dân được nữa. Tình hình chính trị do vậy chỉ ổn định trong khoảng 20 năm đầu thời nhà Mạc (1527-1546).
Dù chịu tác động rất lớn từ chiến tranh Nam - Bắc triều nhưng bức tranh kinh tế, văn hóa, giáo dục thời Mạc cũng có những điểm mới so với trước đó.
Kinh tế thời Mạc, nhất là công thương nghiệp, có nhiều khởi sắc.Nhiều làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Chu Đậu, Hợp Lễ trở nên hưng thịnh. Vào thời nhà Mạc, nước Đại Việt đã thông thương với Trung Quốc, Nhật Bản, nhiều nước khu vực Đông Nam Á và thậm chí với một số nước phương Tây. Nhà Mạc nói chung không thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương như thời Lê sơ.
Nhà Mạc tuy tôn sùng Nho giáo, nhưng không độc tôn Nho giáo như trước, mà tỏ ra cởi mở với các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Nhiều đền miếu, đạo quán và chùa tháp được dựng lên, trái ngược với việc hạn chế, cấm đoán dưới thời Lê sơ. Một tôn giáo mới là Thiên Chúa giáo bước đầu được du nhập vào nước ta trong thời kỳ này.
Nhà Mạc rất coi trọng việc giáo dục và thi cử Nho học. Từ đây, nhiều nhân tài được phát hiện, cất nhắc ra làm quan như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Thiến, Lê Quang Bí, Lê Như Hổ... Kể cả khi chỉ còn là một “tiểu triều đình” ở Cao Bằng, nhà Mạc vẫn tiếp tục mở các khoa thi, nhờ đó mà đã tìm ra nữ tiến sĩ duy nhất trong nền khoa cử Nho giáo nước ta là Nguyễn Thị Duệ.
Nhà Mạc là một vương triều chính thống trong lịch sử Việt Nam trung đại, đã có những đóng góp tích cực cho quốc gia dân tộc trong hai thế kỷ XVI-XVII.
2. Chiến tranh Lê - Mạc diễn ra thế nào và để lại hậu quả gì?
Việc nhà Mạc được dựng lên đã khiến một số cựu thần nhà Lê rất căm giận. Một tướng lĩnh cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim đã chạy vào Thanh Hóa, tìm một người thuộc dòng dõi Lê Thánh Tông để đưa lên ngôi, tái lập nhà Lê vào năm 1533. Nhà Mạc nhiều lần đem quân trấn áp nhưng không được.
Từ năm 1545, lực lượng nhà Lê hoàn toàn làm chủ vùng Thanh Hóa, Nghệ An và từng bước kiểm soát các vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Lãnh thổ đất nước thực tế đã bị chia hai. Nhà Mạc chiếm giữ nửa phía Bắc Đại Việt, nên còn gọi là Bắc triều; nhà Lê chiếm giữ nửa phía Nam, được gọi là Nam triều. Cũng từ năm 1545, cuộc tranh hùng Lê - Mạc, còn gọi là chiến tranh Nam - Bắc triều, chính thức bùng nổ.
Chiến tranh Lê - Mạc diễn biến theo ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu, từ năm 1545 đến năm 1569: Hai bên ở thế giằng co quyết liệt nhưng không bên nào giành thắng lợi. Về phía nhà Mạc, người thống lĩnh toàn quân là Khiêm Vương kiêm Phụ chính Mạc Kính Điển. Phía nhà Lê, Lượng Quốc Công Trịnh Kiểm thay thế Nguyễn Kim trở thành tướng lĩnh cao cấp nhất.
Giai đoạn hai, từ năm 1570 đến năm 1583: Ưu thế thuộc về Bắc triều. Hầu như năm nào quân Mạc cũng tấn công vào vùng quân Lê kiểm soát. Bên phía nhà Mạc, Khiêm Vương kiêm Phụ chính Mạc Kính Điển
vẫn là người thống lĩnh toàn quân. Ở phía Nam triều, sau khi Trịnh Kiểm mất năm 1569, con trai thứ là Trịnh Tùng thay cha nắm giữ binh quyền.
Giai đoạn cuối, từ năm 1583 đến năm 1592: Mạc Kính Điển qua đời, nhà Mạc mất đi chỗ dựa vững chắc nhất nên dần thất thế trên chiến trường. Quân Lê do họ Trịnh chỉ huy đã đánh thắng nhiều trận và ở trận quyết định năm 1592, đã tiêu diệt chủ lực quân Mạc, bắt giết vua Mạc. Lực lượng còn lại của họ Mạc phải chạy lên Cao Bằng. Chiến tranh Nam - Bắc triều chấm dứt.
Trong gần 50 năm chiến tranh, hai bên đụng độ 38 trận lớn, nhỏ. Vùng Ninh Bình, Thanh Hóa là chiến trường chính. Chiến tranh đã gây biết bao tang thương, chết chóc cho Nhân dân, khiến mùa màng ở những vùng chiến địa bị tàn phá nặng nề. Chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc nội chiến giữa hai thế lực phong kiến, đã phá vỡ nền thống nhất quốc gia, gây ra mầm mống của sự chia cắt đất nước kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII.