sao? Thành bại thế nào?
Hồ Quý Ly sinh trưởng tại tỉnh Thanh Hóa ngày nay, trong một gia đình nhiều đời làm quan. Hồ Quý Ly có hai người cô là phi tần của Hoàng đế Trần Minh Tông, sinh ra các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông, nên khi trưởng thành, ông được cất nhắc vào triều làm quan.
Hồ Quý Ly được Hoàng đế Trần Nghệ Tông che chở nên thăng tiến rất nhanh rồi dần nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong triều. Hồ Quý Ly dần loại bỏ hết các thế lực chống đối. Trong thập niên cuối thế kỷ XIV, ông trở thành người nắm toàn bộ quyền lực triều đình.
Triều Trần từ nửa sau thế kỷ XIV không còn duy trì được sự thịnh trị như trước. Triều đình không quan tâm chăm lo sản xuất nông nghiệp khiến nhiều năm liên tiếp xảy ra mất mùa, đói kém. Nhiều nơi, nông dân đã nổi dậy khởi nghĩa. Trong khi đó, vương quốc Chămpa ở phía Nam nhiều lần đem quân xâm lấn bờ cõi nước ta. Đến cuối thế kỷ XIV, khi Chămpa hoàn toàn bị đánh bại, thì ở phía Bắc, nhà Minh (Trung Quốc) nhiều lần sai sứ sang hạch sách, âm mưu xâm chiếm nước ta. Nhà Trần càng thêm bối rối.
Chứng kiến quá trình suy sụp của nhà Trần, Hồ Quý Ly và những người ủng hộ đã tiến hành một loạt cải cách về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị nhằm cứu vãn tình hình.
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy để thay tiền đồng. Năm 1397, ông ban hành chính sách hạn điền, quy định trừ quý tộc cao cấp, còn lại không
phái Trúc Lâm (thời Trần). Thiền phái Trúc Lâm thời Trần đã thống nhất hầu hết các thiền phái trong nước để tiến tới hình thành một giáo hội Phật giáo toàn quốc (tuy còn sơ khai). Người có công đưa Thiền phái Trúc Lâm phát triển đến đỉnh cao là Hoàng đế Trần Nhân Tông, bấy giờ đã xuất gia, được xem là Tổ thứ nhất và được đời sau xưng tụng là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Nhà Lý tôn nhiều vị sư làm quốc sư như Vạn Hạnh, Minh Không, Từ Đạo Hạnh... Triều đình thời Lý - Trần đặt ra các chức vụ chuyên quản lý Phật giáo. Các kỳ thi Phật giáo được tổ chức. Nhiều hoàng đế, vương hầu, quý tộc và quan lại xuất gia đi tu. Số người dân đi tu nhiều vô kể.
Chùa tháp được dựng lên ở nhiều nơi. Từ kinh thành đến thôn quê, đâu đâu cũng có chùa chiền, cũng dựng tượng, đúc chuông. Năm 1031, Hoàng đế Lý Thái Tông cho xây một lúc 950 chùa, quán ở các nơi. Thái hậu Ỷ Lan (mẹ Hoàng đế Lý Nhân Tông) từng cho xây dựng hơn 100 ngôi chùa. Năm 1256, Hoàng đế Trần Thái Tông cho đúc cùng lúc 330 quả chuông...
Nhà chùa bấy giờ được nhà nước ban cấp, được quý tộc và Nhân dân cúng tiến rất nhiều ruộng đất. Chẳng hạn dưới thời Trần, chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) được ban cấp, cúng tiến hơn 2.000 mẫu ruộng cùng hàng ngàn gia nô.
Phật giáo thời Lý - Trần là tôn giáo quốc gia, phát triển mạnh mẽ và liên tục, nhưng chưa bao giờ trở thành một lực lượng chính trị và kinh tế chi phối toàn xã hội. Từ nửa sau thế kỷ XIV, Phật giáo bị Nho giáo, bấy giờ đang lên, lấn át và dần trở nên yếu thế trong triều đình, quay về bám rễ trong dân gian.
7. Cải cách của Hồ Quý Ly được tiến hành ra sao? Thành bại thế nào? sao? Thành bại thế nào?
Hồ Quý Ly sinh trưởng tại tỉnh Thanh Hóa ngày nay, trong một gia đình nhiều đời làm quan. Hồ Quý Ly có hai người cô là phi tần của Hoàng đế Trần Minh Tông, sinh ra các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông, nên khi trưởng thành, ông được cất nhắc vào triều làm quan.
Hồ Quý Ly được Hoàng đế Trần Nghệ Tông che chở nên thăng tiến rất nhanh rồi dần nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong triều. Hồ Quý Ly dần loại bỏ hết các thế lực chống đối. Trong thập niên cuối thế kỷ XIV, ông trở thành người nắm toàn bộ quyền lực triều đình.
Triều Trần từ nửa sau thế kỷ XIV không còn duy trì được sự thịnh trị như trước. Triều đình không quan tâm chăm lo sản xuất nông nghiệp khiến nhiều năm liên tiếp xảy ra mất mùa, đói kém. Nhiều nơi, nông dân đã nổi dậy khởi nghĩa. Trong khi đó, vương quốc Chămpa ở phía Nam nhiều lần đem quân xâm lấn bờ cõi nước ta. Đến cuối thế kỷ XIV, khi Chămpa hoàn toàn bị đánh bại, thì ở phía Bắc, nhà Minh (Trung Quốc) nhiều lần sai sứ sang hạch sách, âm mưu xâm chiếm nước ta. Nhà Trần càng thêm bối rối.
Chứng kiến quá trình suy sụp của nhà Trần, Hồ Quý Ly và những người ủng hộ đã tiến hành một loạt cải cách về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị nhằm cứu vãn tình hình.
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy để thay tiền đồng. Năm 1397, ông ban hành chính sách hạn điền, quy định trừ quý tộc cao cấp, còn lại không
được phép sở hữu quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng đất thừa ra phải nộp cho Nhà nước.
Năm 1398, ông cải tổ một bước việc học, thi cử, đề cao chữ Nôm, loại bớt các sư tăng không đủ tiêu chuẩn.
Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu từ Đại Việt thành Đại Ngu (nghĩa là “niềm an vui lớn”). Sau khi lên ngôi, ông cùng người kế vị là Hồ Hán Thương tiếp tục cải cách đất nước. Ông ban hành chính sách hạn nô, quy định mỗi hạng người chỉ được phép có một số nô tì nhất định. Ông điều chỉnh phép đánh thuế: Với thuế ruộng thì thu 5 quan tiền mỗi mẫu so với 3 quan/mẫu thời Trần; hạng thuyền buôn được chia làm ba loại để thu thuế...
Hồ Quý Ly và triều đình kiên quyết chống lại các hành vi khiêu khích của nhà Minh (Trung Quốc). Ông tuyển thêm quân, huy động dân xây đắp các công trình phòng thủ quốc gia.
Hồ Quý Ly là một nhà cải cách kiên quyết và táo bạo. Các cải cách của ông và triều Hồ đã làm suy yếu sức mạnh chính trị và kinh tế của quý tộc, tôn thất họ Trần, tập trung ruộng đất vào tay nhà nước, làm tăng thêm nguồn thu nhập cho quốc gia. Tuy nhiên, cuộc cải cách vẫn không giải quyết được các yêu cầu bức thiết về cuộc sống, về quyền tự do của Nhân dân. Nông nô, nô tì từ phụ thuộc tư nhân thành phụ thuộc nhà nước và vẫn chưa được giải phóng. Nhân dân phải nộp tô thuế nhiều hơn trong khi nền kinh tế tiếp tục sa sút. Tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ cũng bị chính sách hạn điền làm cho điêu đứng, nên không thể trở thành chỗ dựa mới của nhà nước... Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối thời Trần vẫn chưa thể giải quyết triệt để.