cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981)?
Lê Đại Hành là danh xưng do người đời sau đặt. Ông tên thật là Lê Hoàn, sinh năm 941 và mất năm 1005,
người Kẻ Sập, Châu Ái (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa); cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.
Lê Hoàn mồ côi cha mẹ lúc thơ ấu, được một vị quan họ Lê nhận làm con nuôi. Lê Hoàn rất thông minh, sáng dạ nên được mọi người yêu mến.
Thuở ấy, đất nước bị loạn 12 sứ quân làm cho suy yếu. Lê Hoàn theo giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp các sứ quân, lập nhiều chiến công, góp phần thống nhất đất nước. Khi nhà Đinh thành lập, ông được phong chức chỉ huy quân Điện tiền kiêm thống lĩnh quân đội cả nước. Khi Đinh Tiên Hoàng mất, ông được cử làm đại thần phụ chính, giúp ấu chúa Đinh Toàn (mới 6 tuổi).
Lúc ấy, ở Trung Quốc, nhà Tống vẫn nuôi mưu đồ xâm chiếm Đại Cồ Việt, tái lập sự thống trị lên nước ta. Nay nghe tin Đinh Tiên Hoàng qua đời, vua mới còn nhỏ tuổi, triều đình nhà Tống vội điều binh chuẩn bị tiến sang.
Trước vận nước lâm nguy, Thái hậu họ Dương đã dựa vào sự đồng tình của một số quan lại, khoác long bào cho Lê Hoàn, đưa ông lên ngôi năm 980. Nhà Đinh kết thúc và nhà Lê (Tiền Lê) ra đời kể từ đó.
Lê Hoàn nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt để chống giặc. Đến đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, chia làm hai đường kéo vào nước ta. Quân bộ tiến vào Lạng Sơn. Quân thủy tiến vào sông Bạch Đằng. Lê Hoàn một mặt tự cầm quân lên biên giới chặn cánh quân bộ của giặc, mặt khác gấp rút cho đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng và cử một đạo quân chặn giặc tại đây.
Cuộc chiến đầu tiên diễn ra ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Quân giặc bị chặn đánh quyết liệt, lại bị bãi
Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục chia quân đánh sang Đường Lâm và đánh lên Tiên Du. Nguyễn Thủ Tiệp thua trận phải chạy dài rồi mất. Ngô Nhật Khánh cùng quẫn phải xin hàng. Kế đó, Đinh Bộ Lĩnh vây thành Phong Châu của Kiều Công Hãn, dùng hỏa công để hạ thành. Kiều Công Hãn chạy ra vùng Trường Châu rồi mất ở đấy.
Các sứ quân còn lại, số bị tiêu diệt, số tự tan rã. Ngô Xương Xí mới nghe phong thanh quân Hoa Lư tiến đánh liền cuốn cờ tháo chạy, sau không rõ tung tích.
Chỉ trong vòng 2 năm (965-967), công cuộc dẹp loạn của Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn tất. Đất nước thống nhất. Đinh Bộ Lĩnh tự lập làm hoàng đế vào mùa xuân năm 968. Ông là người đầu tiên xưng đế sau thời Bắc thuộc, thể hiện niềm tự hào và tinh thần tự tôn dân tộc rất cao, đặt nước ta sánh ngang với phương Bắc. Ông tự xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (quốc hiệu đầu tiên sau thời Bắc thuộc) và chọn Hoa Lư làm đất đóng đô. Sau khi khai sáng vương triều Đinh, Đinh Tiên Hoàng ra sức củng cố chính quyền và dựng xây đất nước. Ông trị vì được 11 năm (968-979).
Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và thành lập triều Đinh. Sự nghiệp của ông luôn được con dân nước Việt ngàn đời tưởng nhớ và tôn vinh.
3. Hãy cho biết vài nét về Lê Đại Hành và cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981)?
Lê Đại Hành là danh xưng do người đời sau đặt. Ông tên thật là Lê Hoàn, sinh năm 941 và mất năm 1005,
người Kẻ Sập, Châu Ái (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa); cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.
Lê Hoàn mồ côi cha mẹ lúc thơ ấu, được một vị quan họ Lê nhận làm con nuôi. Lê Hoàn rất thông minh, sáng dạ nên được mọi người yêu mến.
Thuở ấy, đất nước bị loạn 12 sứ quân làm cho suy yếu. Lê Hoàn theo giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp các sứ quân, lập nhiều chiến công, góp phần thống nhất đất nước. Khi nhà Đinh thành lập, ông được phong chức chỉ huy quân Điện tiền kiêm thống lĩnh quân đội cả nước. Khi Đinh Tiên Hoàng mất, ông được cử làm đại thần phụ chính, giúp ấu chúa Đinh Toàn (mới 6 tuổi).
Lúc ấy, ở Trung Quốc, nhà Tống vẫn nuôi mưu đồ xâm chiếm Đại Cồ Việt, tái lập sự thống trị lên nước ta. Nay nghe tin Đinh Tiên Hoàng qua đời, vua mới còn nhỏ tuổi, triều đình nhà Tống vội điều binh chuẩn bị tiến sang.
Trước vận nước lâm nguy, Thái hậu họ Dương đã dựa vào sự đồng tình của một số quan lại, khoác long bào cho Lê Hoàn, đưa ông lên ngôi năm 980. Nhà Đinh kết thúc và nhà Lê (Tiền Lê) ra đời kể từ đó.
Lê Hoàn nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt để chống giặc. Đến đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, chia làm hai đường kéo vào nước ta. Quân bộ tiến vào Lạng Sơn. Quân thủy tiến vào sông Bạch Đằng. Lê Hoàn một mặt tự cầm quân lên biên giới chặn cánh quân bộ của giặc, mặt khác gấp rút cho đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng và cử một đạo quân chặn giặc tại đây.
Cuộc chiến đầu tiên diễn ra ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Quân giặc bị chặn đánh quyết liệt, lại bị bãi
cọc nhọn ngăn trở, đành rút lui. Tại biên giới phía bắc, Hầu Nhân Bảo chờ mãi không thấy tin của thủy quân đành dẫn quân tiến xuống. Quân ta cho người trá hàng rồi bất ngờ giết chết Hầu Nhân Bảo. Sau đó, đại quân ta tấn công mãnh liệt vào quân Tống. Quân Tống đại bại. Một số viên tướng bị bắt sống. Những tên khác hốt hoảng tháo chạy. Cuộc kháng chiến của quân và dân Đại Cồ Việt thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất thắng lợi đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước từ thời Đinh. Ông đã đưa nước Đại Cồ Việt trở thành một quốc gia vững mạnh, khiến lân quốc phương Nam là Chămpa phải thần phục, nhà Tống ở phương Bắc phải kính nể.
Năm 1005, Lê Hoàn qua đời. Các hoàng tử đánh giết lẫn nhau để tranh giành ngôi báu. Nhà Tiền Lê từ đó dần suy yếu rồi cáo chung vào cuối năm 1009.
II. VIỆT NAM DƯỚI THỜI LÝ - TRẦN - HỒ