Văn hóa dân gian các thế kỷ XVI XVIII đạt được những thành tựu nổi bật gì?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 98 - 100)

II. VIỆT NAM TRONG HAI THẾ KỶ XVII-X

8. Văn hóa dân gian các thế kỷ XVI XVIII đạt được những thành tựu nổi bật gì?

đạt được những thành tựu nổi bật gì?

Văn hóa dân gian Việt Nam gồm nhiều khía cạnh như văn học dân gian, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân gian, các loại hình sân khấu, âm nhạc và hội họa dân gian... Sau nhiều thế kỷ phát triển và tích lũy, nền văn hóa dân gian Việt Nam thời trung đại có bước tiến triển nhảy vọt và đạt nhiều thành tựu huy hoàng trong các thế kỷ XVI - XVIII, nhất là ở vùng Đàng Ngoài.

Văn học dân gian đặc biệt phát triển, từ thơ ca, tục ngữ, ca dao, dân ca, hò vè, câu đố đến truyện tiếu lâm, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích. Nhiều truyện

cùng vị thế là đô thị lớn của kinh thành Thăng Long (Kinh kỳ) và thành thị Phố Hiến (Hưng Yên). Ở Đàng Trong, một loạt đô thị lớn nhỏ đã xuất hiện, trong đó lớn nhất là Hội An (Quảng Nam), kế đó là Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh).

Một người đương thời từng sống ở Sài Gòn nhiều năm là Trịnh Hoài Đức đã mô tả đô thị thời này: “Phố Sài Gòn: ở phía nam trấn thự,... mái nhà liền nhau, góc nhà cụng nhau. Người Kinh người Trung Quốc ở lẫn với nhau, dài độ 3 dặm, buôn bán các thứ gấm đoạn đồ sứ, các thứ giấy, các thứ châu báu. Hàng sách, hiệu thuốc, phố chè, hàng miến, bến sông phía nam phía bắc không thứ gì không có...”1.

Không chỉ vậy, do nằm ven biển, có đường bờ biển trải dài, nước ta trở thành nơi trung chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa của hai tuyến giao thương lớn trên Biển Đông: tuyến Bắc - Nam nối Nhật Bản với Trung Quốc, Đại Việt và các nước Đông Nam Á; tuyến Tây - Đông nối liền hoạt động thương mại từ phương Tây, qua Ấn Độ đến Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản. Thương nhân nhiều nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... đã đến nước ta buôn bán.

Trong bối cảnh kinh tế thương mại đang hồi thịnh đạt, tầng lớp thương nhân đã đạt đến đỉnh cao phát triển trong thời trung đại. Hoạt động kinh tế của họ được tiến hành thường xuyên, liên tục trên phạm vi toàn quốc. Giới thương nhân Đàng Ngoài và Đàng Trong vẫn xúc tiến giao thương dù đất nước bị chia cắt.

1. Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, Bản dịch Viện Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.187. Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.187.

Khu vực nông thôn là địa bàn hoạt động thường xuyên của thương nhân loại vừa và tiểu thương. Nhiều thương nhân cỡ lớn đã chọn cách kinh doanh chuyên một mặt hàng (gạo, muối, trâu bò, cá - mắm, tre - gỗ...). Giới thương nhân của chính quyền chủ yếu giao dịch với thương gia nước ngoài và nắm nhiều đặc quyền thương mại, nhưng thường nhũng nhiễu, làm tiền khiến lái buôn các nước kêu ca rất nhiều.

Tầng lớp thương nhân đã đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội thời bấy giờ. Dân gian còn truyền tụng câu chuyện về nữ phú thương Bổi Lạng (Nguyễn Thị Trị) là bậc đại thiện nhân ở Đàng Ngoài đầu thế kỷ XVIII. Ở Đàng Trong, nhất là khu vực Nam Bộ ngày nay, đi buôn và trở thành thương nhân là đích hướng tới của nhiều người vì:

“Đạo nào vui bằng đạo đi buôn

Xuống biển lên nguồn gạo chợ nước sông”

(Ca dao)

8. Văn hóa dân gian các thế kỷ XVI - XVIII đạt được những thành tựu nổi bật gì? đạt được những thành tựu nổi bật gì?

Văn hóa dân gian Việt Nam gồm nhiều khía cạnh như văn học dân gian, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân gian, các loại hình sân khấu, âm nhạc và hội họa dân gian... Sau nhiều thế kỷ phát triển và tích lũy, nền văn hóa dân gian Việt Nam thời trung đại có bước tiến triển nhảy vọt và đạt nhiều thành tựu huy hoàng trong các thế kỷ XVI - XVIII, nhất là ở vùng Đàng Ngoài.

Văn học dân gian đặc biệt phát triển, từ thơ ca, tục ngữ, ca dao, dân ca, hò vè, câu đố đến truyện tiếu lâm, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích. Nhiều truyện

thơ khuyết danh viết bằng chữ Nôm đã ra đời như

Trê cóc, Trinh thử, Phan Trần, Nhị Độ Mai, Phạm Công - Cúc Hoa, Tống Trân - Cúc Hoa, Thạch Sanh... Trong thơ ca chữ Nôm, hai thể thơ dân tộc là lục bát và song thất lục bát được sử dụng phổ biến. Những truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn là tiếng nói chế giễu sâu cay của Nhân dân đối với bọn vua chúa, quan lại tham lam nhưng bất tài.

Các công trình kiến trúc và điêu khắc dân gian cũng nở rộ. Bấy giờ có câu “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” để nói lên nét đặc sắc về kiến trúc của các vùng quanh kinh thành Thăng Long. Xứ Sơn Nam (Nam) nổi tiếng về các cây cầu đá bắc qua những dòng sông, kênh; xứ Kinh Bắc nức danh về các chùa tháp lớn nhỏ; xứ Sơn Tây (Đoài) có rất nhiều đình làng.

Nhiều đình, chùa và các công trình kiến trúc được xây dựng lúc bấy giờ đến nay còn giữ được các tác phẩm điêu khắc gỗ miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường ở thôn quê như chèo thuyền, đánh cờ, đấu vật, đi cày... với nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát. Nghệ thuật tạc tượng có nhiều nét độc đáo, tiêu biểu là tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) và các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội).

Các loại hình sân khấu, âm nhạc và giải trí dân gian như chèo, tuồng, quan họ, hát xoan, trống quân, hát ả đào... được đông đảo Nhân dân say mê. Hát xướng được tổ chức ở các buổi hội hè, đình đám, các bữa tiệc lớn trong gia đình.

Bên cạnh đó, nền hội họa dân gian cũng có nhiều chuyển biến. Nhiều bức tranh thờ, tranh chân dung vẽ trên giấy hoặc lụa có giá trị nghệ thuật cao như

chân dung Nguyễn Quý Đức, chân dung Lê Đình Kiên, bức tranh Võ quan vinh quy đồ, Văn quan vinh quy đồ, Giảng học đồ... Các sản phẩm của dòng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) và tranh làng Sình (Huế) được người dân đặc biệt ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)