III. NHÀ LÊ SƠ DIỆT GIẶC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
5. Vì sao Lê Thánh Tông được xem là bậc minh quân sáng giá nhất trong lịch sử chế độ
minh quân sáng giá nhất trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam?
Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ. Ông tên thật Lê Tư Thành, sinh năm 1442, mất năm 1497.
về, nhưng bị quân Minh bắt giữ ở thành Đông Quan. Thoát khỏi tay giặc, ông tìm đường vào Lam Sơn (Thanh Hóa) để phò tá Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
Nguyễn Trãi là một trong những người tham dự Hội thề Lũng Nhai năm 1416, là người viết Bình Ngô sách dâng lên Lê Lợi, trong đó xác định rõ mục tiêu và phương hướng của cuộc khởi nghĩa. Khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, ông không những sát cánh với chủ tướng Lê Lợi để bàn mưu tính kế mà còn trực tiếp viết thư gửi tướng tá nhà Minh, đấu trí với chúng, vận động chúng quy hàng. Ông trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa bên cạnh lãnh tụ tối cao Lê Lợi.
Tháng 4/1428, nhà Hậu Lê được dựng lên sau khi quét sạch quân giặc. Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần và là một trong các trụ cột của triều đình. Sau một thời gian làm quan, ông xin trí sĩ, chọn đất Côn Sơn (Hải Dương) làm nơi ở ẩn. Đó là vào những năm 1438-1440.
Năm 1440, Hoàng đế Lê Thái Tông mời ông về triều và giao cho nhiều chức vụ quan trọng. Mọi việc đang tốt đẹp thì xảy ra chuyện Lê Thái Tông đột ngột băng hà khi tuần du qua Lệ Chi Viên (Bắc Ninh). Nhân cơ hội này, bọn gian thần đã vu cho Nguyễn Trãi chủ mưu giết vua rồi khép ông vào trọng tội phải tru di ba họ. Nguyễn Trãi cùng gia quyến và họ hàng thân thích bị xử tử vào ngày 19/9/1442.
Nỗi oan ấy, mãi đến năm 1464, Hoàng đế Lê Thánh Tông mới hóa giải và bổ dụng người con còn sống sót của Nguyễn Trãi làm quan.
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc có công giải phóng đất nước, thành lập vương triều Hậu Lê. Ông luôn quan niệm “dân là gốc”, mọi sự thành bại của đất
nước đều xuất phát từ việc người cầm quyền được dân ủng hộ hay đánh mất lòng dân.
Ông còn là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn hóa, nhà văn và nhà thơ kiệt xuất. Ông để lại cho đời nhiều danh tác đó là: Bình Ngô đại cáo - được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của đất nước (sau bài thơ Nam quốc sơn hà thời Lý); Quân trung từ mệnh tập - tập hợp các văn kiện đấu tranh ngoại giao của ông thời Lam Sơn khởi nghĩa; Lam Sơn thực lục - công trình sử học đầu tiên ghi chép một cách hệ thống về quá trình diễn biến và thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn; Dư địa chí - công trình ghi chép tương đối đầy đủ về địa lý và sản vật của đất nước đương thời; là các tập thơ Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập cùng một loạt sáng tác văn học khác... Công lao và tài đức của ông mãi lưu danh trong sử sách, được hậu thế nể trọng và đánh giá rất cao.
Năm 1980, tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục (UNESCO) của Liên hợp quốc đã kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, xếp ông vào hàng các danh nhân văn hóa lừng danh của thế giới. Sự tôn vinh đó là xứng đáng với các đóng góp to lớn của ông cho Nhân dân, đất nước Việt Nam cùng sự lan tỏa các giá trị văn hóa, tư tưởng của ông trên phạm vi toàn nhân loại.
5. Vì sao Lê Thánh Tông được xem là bậc minh quân sáng giá nhất trong lịch sử chế độ minh quân sáng giá nhất trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam?
Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ. Ông tên thật Lê Tư Thành, sinh năm 1442, mất năm 1497.
Ông là hoàng tử thứ tư của Hoàng đế Lê Thái Tông, mẹ là Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Giao. Ông lên ngôi năm 1460. Trong thời gian nắm quyền, ông sử dụng hai niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497).
Lê Thánh Tông là bậc minh quân hiếm có trong lịch sử đất nước ta. Cần mẫn chăm lo việc nước đến cuối đời, ông đã có những đóng góp rất quan trọng cho nước nhà. Có thể khái quát về những đóng góp của ông như sau:
- Củng cố, tăng cường chế độ quân chủ tập quyền. Lê Thánh Tông bãi bỏ chức tể tướng, tập trung quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống quan lại được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn và hiệu quả, có sự liên kết và ràng buộc nhau giữa các chức vụ nhằm tránh sự lạm quyền cũng như tình trạng tham nhũng. Ông đẩy mạnh tuyển chọn nhân tài thông qua chế độ thi cử Nho học. Chế độ quân chủ tập quyền nước ta đến đây đã chuyển hẳn sang hình thái quân chủ quan liêu thay vì quân chủ tôn thất như dưới thời Trần.
- Giữ vững chủ quyền đất nước, củng cố nền thống nhất quốc gia và mở mang bờ cõi.
Đối với biên giới phía tây và phía nam, Lê Thánh Tông luôn kiên quyết, sẵn sàng trừng trị đích đáng các hành vi quấy nhiễu, xâm lấn của các nước láng giềng (Ai Lao, Bồn Man, Chămpa). Đối với biên giới phía bắc, Lê Thánh Tông vừa cho thiết lập hệ thống phòng thủ biên giới kiên cố, vừa kiên quyết chống lại những hành động quấy nhiễu biên giới của quân Minh (vào các năm 1467, 1480...).
Năm 1467, Lê Thánh Tông đã hạ lệnh vẽ bản đồ đất nước. Trên cơ sở đó, năm 1490, bản đồ Hồng Đức ra đời, xác định rõ lãnh thổ và cương giới quốc gia.
Năm 1471, Lê Thánh Tông cầm quân chinh phạt Chămpa, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía nam.
- Thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp, đem lại cuộc sống ấm no cho Nhân dân.
Năm 1466, Lê Thánh Tông quy định quan lại thuộc 12 đạo trong nước phải đôn đốc việc đắp đê, nếu để đê vỡ phải chịu tội và bồi thường thiệt hại cho nông dân.
Năm 1481, Lê Thánh Tông ban chiếu lập đồn điền, nêu rõ mục đích lập đồn điền là nhằm mở rộng diện tích sản xuất và thúc đẩy canh tác nông nghiệp. Năm 1485, Lê Thánh Tông ra lệnh cho các địa phương trong nước phải đôn đốc Nhân dân cày cấy hết diện tích, không được để bỏ hoang ruộng đất được giao gây lãng phí. Chính sách “ngụ binh ư nông” được nghiêm chỉnh thực hiện...
Lê Thánh Tông chú trọng phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy sức sản xuất xã hội. Mùa màng nhiều năm bội thu (các năm 1491, 1493, 1494...), mang đến cuộc sống ấm no, ổn định và sung túc cho Nhân dân.
- Phục hưng văn hóa nước nhà, đưa nền văn hóa Đại Việt đạt đến đỉnh cao với những thành tựu rực rỡ.
Ông luôn khuyến khích hoạt động sáng tác văn học, thúc đẩy sự phát triển văn học cả chữ Hán, chữ Nôm và nền văn học dân gian. Bản thân Lê Thánh Tông cũng để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ với các tác phẩm như Quỳnh uyển cửu ca, Chinh tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú (chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (chữ Nôm)... Đặc biệt, ông còn là chủ súy
Ông là hoàng tử thứ tư của Hoàng đế Lê Thái Tông, mẹ là Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Giao. Ông lên ngôi năm 1460. Trong thời gian nắm quyền, ông sử dụng hai niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497).
Lê Thánh Tông là bậc minh quân hiếm có trong lịch sử đất nước ta. Cần mẫn chăm lo việc nước đến cuối đời, ông đã có những đóng góp rất quan trọng cho nước nhà. Có thể khái quát về những đóng góp của ông như sau:
- Củng cố, tăng cường chế độ quân chủ tập quyền. Lê Thánh Tông bãi bỏ chức tể tướng, tập trung quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống quan lại được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn và hiệu quả, có sự liên kết và ràng buộc nhau giữa các chức vụ nhằm tránh sự lạm quyền cũng như tình trạng tham nhũng. Ông đẩy mạnh tuyển chọn nhân tài thông qua chế độ thi cử Nho học. Chế độ quân chủ tập quyền nước ta đến đây đã chuyển hẳn sang hình thái quân chủ quan liêu thay vì quân chủ tôn thất như dưới thời Trần.
- Giữ vững chủ quyền đất nước, củng cố nền thống nhất quốc gia và mở mang bờ cõi.
Đối với biên giới phía tây và phía nam, Lê Thánh Tông luôn kiên quyết, sẵn sàng trừng trị đích đáng các hành vi quấy nhiễu, xâm lấn của các nước láng giềng (Ai Lao, Bồn Man, Chămpa).Đối với biên giới phía bắc, Lê Thánh Tông vừa cho thiết lập hệ thống phòng thủ biên giới kiên cố, vừa kiên quyết chống lại những hành động quấy nhiễu biên giới của quân Minh (vào các năm 1467, 1480...).
Năm 1467, Lê Thánh Tông đã hạ lệnh vẽ bản đồ đất nước. Trên cơ sở đó, năm 1490, bản đồ Hồng Đức ra đời, xác định rõ lãnh thổ và cương giới quốc gia.
Năm 1471, Lê Thánh Tông cầm quân chinh phạt Chămpa, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía nam.
- Thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp, đem lại cuộc sống ấm no cho Nhân dân.
Năm 1466, Lê Thánh Tông quy định quan lại thuộc 12 đạo trong nước phải đôn đốc việc đắp đê, nếu để đê vỡ phải chịu tội và bồi thường thiệt hại cho nông dân.
Năm 1481, Lê Thánh Tông ban chiếu lập đồn điền, nêu rõ mục đích lập đồn điền là nhằm mở rộng diện tích sản xuất và thúc đẩy canh tác nông nghiệp. Năm 1485, Lê Thánh Tông ra lệnh cho các địa phương trong nước phải đôn đốc Nhân dân cày cấy hết diện tích, không được để bỏ hoang ruộng đất được giao gây lãng phí. Chính sách “ngụ binh ư nông” được nghiêm chỉnh thực hiện...
Lê Thánh Tông chú trọng phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy sức sản xuất xã hội. Mùa màng nhiều năm bội thu (các năm 1491, 1493, 1494...), mang đến cuộc sống ấm no, ổn định và sung túc cho Nhân dân.
- Phục hưng văn hóa nước nhà, đưa nền văn hóa Đại Việt đạt đến đỉnh cao với những thành tựu rực rỡ.
Ông luôn khuyến khích hoạt động sáng tác văn học, thúc đẩy sự phát triển văn học cả chữ Hán, chữ Nôm và nền văn học dân gian. Bản thân Lê Thánh Tông cũng để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ với các tác phẩm như Quỳnh uyển cửu ca, Chinh tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú (chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (chữ Nôm)... Đặc biệt, ông còn là chủ súy
Hội Tao đàn - một tổ chức sáng tác, phê bình văn học với 28 thành viên, được xưng tụng là “Tao đàn nhị thập bát tú”.
Lê Thánh Tông rất chú trọng phát triển nền giáo dục và thi cử của đất nước. “Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp”1.
Ngoài ra, ông còn cho mở rộng Văn Miếu và nhà Thái Học (1483), dựng bia đá khắc tên người đỗ đạt (1484)... nhằm khuyến khích người tài dốc tâm, dốc sức học tập để phò vua giúp nước.
Suốt 38 năm trị nước, Lê Thánh Tông đã đưa nhà Lê nói riêng và nước Đại Việt nói chung phát triển cực thịnh. Các sử thần triều Lê đã đánh giá vắn tắt, nhưng rất xác đáng về vị hoàng đế lừng danh của vương triều rằng: “Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được”2.
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Bản dịch Viện sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, t.2, tr.18. Viện sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, t.2, tr.18.
2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.387. thư, Sđd, t.2, tr.387.
Chương III