II. VIỆT NAM TRONG HAI THẾ KỶ XVII-X
7. Kinh tế thương nghiệp và tầng lớp thương nhân trong hai thế kỷ XVII XVIII có những
nhân trong hai thế kỷ XVII - XVIII có những bước tiến vượt trội ra sao?
Trong hai thế kỷ XVII - XVIII, kinh tế thương nghiệp Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, vượt trội hơn các thời kỳ trước. Gạo Gia Định, gốm Bát Tràng nức tiếng trong và ngoài nước ở giai đoạn này.
Thị trường trong nước được mở rộng với việc lan tỏa và hoạt động thường xuyên của mạng lưới các chợ cùng sự nở rộ của nhiều đô thị ở khắp Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Ở Đàng Ngoài bấy giờ có câu “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” để nói lên mức độ sầm uất
đã tiếp thêm quyết tâm để các chúa Nguyễn tìm cách hiện diện tại đây. Năm 1623, chúa Nguyễn thỏa thuận thành công với vua Chân Lạp để lập hai trạm thu thuế ở Sài Gòn. Người Việt từ đó đến Đồng Nai ngày càng đông. Đến năm 1679, chúa Nguyễn tiếp nhận sự quy thuận của một số quan lại và binh lính người Trung Quốc là những người thất bại trong công cuộc bài Thanh, phục Minh, cho họ vào khai khẩn vùng đất phía nam. Họ đã góp phần đẩy nhanh công cuộc khai phá vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long ngày nay, lập nên Nông Nại đại phố và Mỹ Tho đại phố là hai đô thị lừng danh đương thời.
Đến năm 1698, chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam nhằm phân chia đơn vị hành chính, khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt trên vùng đất mới.
Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến hành hoạch định cương giới, lập ra phủ Gia Định gồm hai dinh là Trấn Biên và Phiên Trấn. Ông đặt các chức quan cai quản và tổ chức dân cư thành xã, thôn, phường, ấp, lập sổ đinh, sổ điền. Ông còn đẩy mạnh chiêu tập dân phiêu tán, khuyến khích các nhà giàu miền Thuận Hóa, Quảng Nam vào đây khai hoang. Với những việc làm trên, Nguyễn Hữu Cảnh đã có công lao rất lớn trong việc xác lập và khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay).
Sự kiện kinh lý phương Nam năm 1698 của Nguyễn Hữu Cảnh là cột mốc quan trọng, đánh dấu quá trình mở đất phương Nam của chúa Nguyễn đã đạt những thành công vang dội, tạo tiền đề mở rộng bờ cõi đến hết Nam Bộ ngày nay.
Năm 1708, Mạc Cửu sau khi khai phá thành công đất Hà Tiên (phần đất tương ứng với các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu ngày nay) đã chủ động xin dâng đất và thần phục triều đình Đàng Trong. Cho đến năm 1757, quá trình tích hợp và khẩn hoang vùng đất Nam Bộ hoàn tất.
Lãnh thổ Đàng Trong từ đó kéo dài từ Quảng Bình đến hết Cà Mau ngày nay. Lãnh thổ này là một thể thống nhất gồm đất liền và biển đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông cùng các vùng biển đảo khác ở phía Đông và Tây Nam đất nước.
Quá trình mở cõi và khai hoang liên tục của các chúa Nguyễn trong hai thế kỷ XVII và XVIII đã khiến lãnh thổ Đại Việt được mở rộng chưa từng có, là một “kỳ công” trong lịch sử nước nhà. Công lao mở đất của các chúa Nguyễn, rộng hơn là của tất cả thế hệ lưu dân Việt thời bấy giờ, được Nhân dân và lịch sử dân tộc muôn đời lưu danh.
7. Kinh tế thương nghiệp và tầng lớp thương nhân trong hai thế kỷ XVII - XVIII có những nhân trong hai thế kỷ XVII - XVIII có những bước tiến vượt trội ra sao?
Trong hai thế kỷ XVII - XVIII, kinh tế thương nghiệp Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, vượt trội hơn các thời kỳ trước. Gạo Gia Định, gốm Bát Tràng nức tiếng trong và ngoài nước ở giai đoạn này.
Thị trường trong nước được mở rộng với việc lan tỏa và hoạt động thường xuyên của mạng lưới các chợ cùng sự nở rộ của nhiều đô thị ở khắp Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Ở Đàng Ngoài bấy giờ có câu “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” để nói lên mức độ sầm uất
cùng vị thế là đô thị lớn của kinh thành Thăng Long (Kinh kỳ) và thành thị Phố Hiến (Hưng Yên). Ở Đàng Trong, một loạt đô thị lớn nhỏ đã xuất hiện, trong đó lớn nhất là Hội An (Quảng Nam), kế đó là Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh).
Một người đương thời từng sống ở Sài Gòn nhiều năm là Trịnh Hoài Đức đã mô tả đô thị thời này: “Phố Sài Gòn: ở phía nam trấn thự,... mái nhà liền nhau, góc nhà cụng nhau. Người Kinh người Trung Quốc ở lẫn với nhau, dài độ 3 dặm, buôn bán các thứ gấm đoạn đồ sứ, các thứ giấy, các thứ châu báu. Hàng sách, hiệu thuốc, phố chè, hàng miến, bến sông phía nam phía bắc không thứ gì không có...”1.
Không chỉ vậy, do nằm ven biển, có đường bờ biển trải dài, nước ta trở thành nơi trung chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa của hai tuyến giao thương lớn trên Biển Đông: tuyến Bắc - Nam nối Nhật Bản với Trung Quốc, Đại Việt và các nước Đông Nam Á; tuyến Tây - Đông nối liền hoạt động thương mại từ phương Tây, qua Ấn Độ đến Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản. Thương nhân nhiều nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... đã đến nước ta buôn bán.
Trong bối cảnh kinh tế thương mại đang hồi thịnh đạt, tầng lớp thương nhân đã đạt đến đỉnh cao phát triển trong thời trung đại. Hoạt động kinh tế của họ được tiến hành thường xuyên, liên tục trên phạm vi toàn quốc. Giới thương nhân Đàng Ngoài và Đàng Trong vẫn xúc tiến giao thương dù đất nước bị chia cắt.
1. Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, Bản dịch Viện Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.187. Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.187.
Khu vực nông thôn là địa bàn hoạt động thường xuyên của thương nhân loại vừa và tiểu thương. Nhiều thương nhân cỡ lớn đã chọn cách kinh doanh chuyên một mặt hàng (gạo, muối, trâu bò, cá - mắm, tre - gỗ...). Giới thương nhân của chính quyền chủ yếu giao dịch với thương gia nước ngoài và nắm nhiều đặc quyền thương mại, nhưng thường nhũng nhiễu, làm tiền khiến lái buôn các nước kêu ca rất nhiều.
Tầng lớp thương nhân đã đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội thời bấy giờ. Dân gian còn truyền tụng câu chuyện về nữ phú thương Bổi Lạng (Nguyễn Thị Trị) là bậc đại thiện nhân ở Đàng Ngoài đầu thế kỷ XVIII. Ở Đàng Trong, nhất là khu vực Nam Bộ ngày nay, đi buôn và trở thành thương nhân là đích hướng tới của nhiều người vì:
“Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Xuống biển lên nguồn gạo chợ nước sông”
(Ca dao)