nghĩa in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), Sđd, t.1, tr.32-33.
Lý Thường Kiệt đã huy động 10 vạn quân tiến sang đất Tống, lần lượt đánh chiếm Khâm Châu, Liêm Châu rồi vây thành Ung Châu. Sau 42 ngày đêm công phá, quân nhà Lý hạ được thành Ung Châu. Lý Thường Kiệt ra lệnh phá hủy hết các kho tàng của quân Tống rồi rút quân về, xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt án ngữ phía bắc Thăng Long để chuẩn bị kháng chiến.
Lý Thường Kiệt (1019-1105) tên thật là Ngô Tuấn, hiệu là Thường Kiệt, về sau được ban quốc tính nên lấy hiệu làm tên, gọi là Lý Thường Kiệt. Ông là người phường Thái Hòa thuộc kinh đô Thăng Long, có cha là võ tướng bậc trung. Ngô Tuấn từ trẻ đã tỏ ra là người say mê binh thư, thích rèn luyện võ nghệ. Lớn lên, ông được tuyển vào cung và giữ một chức quan nhỏ. Ông được các vua Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng. Năm 1069, Lý Thánh Tông đem đại quân đánh Chiêm Thành và Lý Thường Kiệt được cử làm tướng tiên phong. Khi Lý Thánh Tông mất, Lý Thường Kiệt cùng với Thái hậu Ỷ Lan trở thành cột trụ của triều Lý trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Cuối năm 1076, 30 vạn quân Tống tiến sang Đại Việt. Quân nhà Lý ở các đồn lũy dọc biên giới đã chống trả quyết liệt nhưng không ngăn được bước tiến của địch. Quân Tống tiến rất nhanh đến phòng tuyến sông Như Nguyệt. Chỉ cần vượt qua phòng tuyến này, chúng sẽ tràn đến Thăng Long. Chủ tướng quân Tống là Quách Quỳ hạ lệnh đóng trại để chờ thủy binh đến chở quân vượt sông, không ngờ đạo thủy binh của chúng đã bị chặn đánh tơi bời ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Không thể chờ đợi thêm, Quách Quỳ hạ lệnh vượt sông,
nhưng cả hai lần liều lĩnh tiến sang, chúng đều bị quân Lý đẩy lui, thương vong rất lớn. Quách Quỳ không dám mạo hiểm thêm, ra lệnh án binh bất động để chờ thời cơ.
Tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt huy động đại quân sang sông, thực hiện cuộc tổng phản công chiến lược, tấn công mãnh liệt vào doanh trại quân Tống. Quân Lý đại thắng, Quách Quỳ buộc phải chấp nhận giải pháp nghị hòa và kéo quân về nước. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” tương truyền là của Lý Thường Kiệt được xem là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của người Việt - ra đời trong thời gian này:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Nghĩa là:
“Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự, Sách trời định phận rõ non sông, Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm, Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong”1.
Chiến công trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống. Đây là lần thứ hai quân Tống xâm lược Đại Việt và chịu thất bại thảm hại (lần đầu năm 981). Chiến thắng này là một mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, khiến nhà Tống từ đó về sau không dám phát binh tấn công Đại Việt nữa.
1. Khuyết danh: Nam quốc sơn hà. Bản phiên âm và dịch nghĩa in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung nghĩa in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), Sđd, t.1, tr.32-33.