II. VIỆT NAM TRONG HAI THẾ KỶ XVII-X
6. Công cuộc mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn: Động cơ, tiến trình và kết quả ra sao?
Nguyễn: Động cơ, tiến trình và kết quả ra sao?
Thuận Hóa và Quảng Nam là miền đất dựng nghiệp thuở ban đầu của các chúa Nguyễn. So với vùng đất các chúa Trịnh cai quản, nơi đây đất không rộng người không đông, tiềm lực mọi mặt khó sánh bằng. Yêu cầu sinh tồn trước mối đe dọa từ Đàng Ngoài là động lực quan trọng khiến các chúa Nguyễn vừa đặc biệt lưu tâm phát triển lãnh thổ trên nhiều
phương diện vừa đau đáu tìm phương sách gia tăng cương thổ.
Vùng Quảng Nam thuở ấy là nơi giáp với vương quốc Chămpa. Vua Chăm thường đem quân quấy phá khiến đời sống nhân dân ta bị đe dọa. Năm 1611, quân Chăm xâm phạm bờ cõi nước ta. Nguyễn Hoàng điều binh chống trả, đánh lui quân Chăm và thừa thắng vượt qua đèo Cù Mông, chiếm giữ đất đai, lập ra phủ Phú Yên (tương ứng với tỉnh Phú Yên ngày nay).
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đã đánh lui cuộc tấn công của Chămpa rồi mở rộng cương giới đến sông Phan Rang (tương ứng với tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Đến năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của Chămpa (tương ứng với hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay) được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.
Lúc bấy giờ, phần đất tương ứng với Nam Bộ Việt Nam ngày nay là đất hoang cả về kinh tế lẫn chủ quyền. Từ sau khi đánh bại vương quốc Phù Nam (thế kỷ VII) cho mãi đến đầu thế kỷ XVII, Chân Lạp không quan tâm khai thác vùng đất mới chiếm được. Họ không tổ chức bộ máy hành chính để cai quản cũng như quản lý dân cư và phát triển các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Vùng đất Nam Bộ sau thời kỳ Phù Nam huy hoàng, trong gần 1.000 năm hầu như đã biến thành rừng rậm, đầm lầy, ít dấu chân người. Đó là cơ sở để các chúa Nguyễn hướng tầm nhìn đến vùng đất này nhằm khẩn hoang và mở mang quốc thổ.
Ngay từ đầu thế kỷ XVII đã có những lớp cư dân người Việt di cư tự phát đến vùng đất này, khi ấy gọi chung là xứ Đồng Nai. Thực tế, “lưu dân đi trước”
- Về nghiên cứu Phật giáo và Đạo giáo: Ông là tác giả của một số công trình như Kim cương kinh chú giải, Đạo đức kinh diễn thuyết...
- Về kiến thức bách khoa: Ông đã để lại bộ bách khoa toàn thư mang tên Vân đài loại ngữ. Vân đài loại ngữ là bộ sách tổng hợp và hệ thống hóa tri thức về nhiều ngành khoa học và nghệ thuật đương thời, từ triết học, ngôn ngữ học, lý luận văn học, dân tộc học, địa lý học, nông học đến mỹ thuật, kỹ thuật...
- Về sáng tác văn học: Ông có các tác phẩm tiêu biểu như Quế Đường thi tập (thơ), Quế Đường văn tập (văn)...
Lê Quý Đôn còn là một trong những người Việt đầu tiên tiếp xúc với các kiến thức về địa lý, thiên văn và khoa học tự nhiên của phương Tây thông qua bản dịch tiếng Trung Quốc.
Với những đóng góp lớn lao cho đất nước, ông xứng đáng được người đời xưng tụng là bậc đại danh Nho, một nhà chính trị nổi tiếng, nhà bác học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.
6. Công cuộc mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn: Động cơ, tiến trình và kết quả ra sao? Nguyễn: Động cơ, tiến trình và kết quả ra sao?
Thuận Hóa và Quảng Nam là miền đất dựng nghiệp thuở ban đầu của các chúa Nguyễn. So với vùng đất các chúa Trịnh cai quản, nơi đây đất không rộng người không đông, tiềm lực mọi mặt khó sánh bằng. Yêu cầu sinh tồn trước mối đe dọa từ Đàng Ngoài là động lực quan trọng khiến các chúa Nguyễn vừa đặc biệt lưu tâm phát triển lãnh thổ trên nhiều
phương diện vừa đau đáu tìm phương sách gia tăng cương thổ.
Vùng Quảng Nam thuở ấy là nơi giáp với vương quốc Chămpa. Vua Chăm thường đem quân quấy phá khiến đời sống nhân dân ta bị đe dọa. Năm 1611, quân Chăm xâm phạm bờ cõi nước ta. Nguyễn Hoàng điều binh chống trả, đánh lui quân Chăm và thừa thắng vượt qua đèo Cù Mông, chiếm giữ đất đai, lập ra phủ Phú Yên (tương ứng với tỉnh Phú Yên ngày nay).
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đã đánh lui cuộc tấn công của Chămpa rồi mở rộng cương giới đến sông Phan Rang (tương ứng với tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Đến năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của Chămpa (tương ứng với hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay) được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.
Lúc bấy giờ, phần đất tương ứng với Nam Bộ Việt Nam ngày nay là đất hoang cả về kinh tế lẫn chủ quyền. Từ sau khi đánh bại vương quốc Phù Nam (thế kỷ VII) cho mãi đến đầu thế kỷ XVII, Chân Lạp không quan tâm khai thác vùng đất mới chiếm được. Họ không tổ chức bộ máy hành chính để cai quản cũng như quản lý dân cư và phát triển các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Vùng đất Nam Bộ sau thời kỳ Phù Nam huy hoàng, trong gần 1.000 năm hầu như đã biến thành rừng rậm, đầm lầy, ít dấu chân người. Đó là cơ sở để các chúa Nguyễn hướng tầm nhìn đến vùng đất này nhằm khẩn hoang và mở mang quốc thổ.
Ngay từ đầu thế kỷ XVII đã có những lớp cư dân người Việt di cư tự phát đến vùng đất này, khi ấy gọi chung là xứ Đồng Nai. Thực tế, “lưu dân đi trước”
đã tiếp thêm quyết tâm để các chúa Nguyễn tìm cách hiện diện tại đây. Năm 1623, chúa Nguyễn thỏa thuận thành công với vua Chân Lạp để lập hai trạm thu thuế ở Sài Gòn. Người Việt từ đó đến Đồng Nai ngày càng đông. Đến năm 1679, chúa Nguyễn tiếp nhận sự quy thuận của một số quan lại và binh lính người Trung Quốc là những người thất bại trong công cuộc bài Thanh, phục Minh, cho họ vào khai khẩn vùng đất phía nam. Họ đã góp phần đẩy nhanh công cuộc khai phá vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long ngày nay, lập nên Nông Nại đại phố và Mỹ Tho đại phố là hai đô thị lừng danh đương thời.
Đến năm 1698, chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam nhằm phân chia đơn vị hành chính, khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt trên vùng đất mới.
Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến hành hoạch định cương giới, lập ra phủ Gia Định gồm hai dinh là Trấn Biên và Phiên Trấn. Ông đặt các chức quan cai quản và tổ chức dân cư thành xã, thôn, phường, ấp, lập sổ đinh, sổ điền. Ông còn đẩy mạnh chiêu tập dân phiêu tán, khuyến khích các nhà giàu miền Thuận Hóa, Quảng Nam vào đây khai hoang. Với những việc làm trên, Nguyễn Hữu Cảnh đã có công lao rất lớn trong việc xác lập và khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay).
Sự kiện kinh lý phương Nam năm 1698 của Nguyễn Hữu Cảnh là cột mốc quan trọng, đánh dấu quá trình mở đất phương Nam của chúa Nguyễn đã đạt những thành công vang dội, tạo tiền đề mở rộng bờ cõi đến hết Nam Bộ ngày nay.
Năm 1708, Mạc Cửu sau khi khai phá thành công đất Hà Tiên (phần đất tương ứng với các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu ngày nay) đã chủ động xin dâng đất và thần phục triều đình Đàng Trong. Cho đến năm 1757, quá trình tích hợp và khẩn hoang vùng đất Nam Bộ hoàn tất.
Lãnh thổ Đàng Trong từ đó kéo dài từ Quảng Bình đến hết Cà Mau ngày nay. Lãnh thổ này là một thể thống nhất gồm đất liền và biển đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông cùng các vùng biển đảo khác ở phía Đông và Tây Nam đất nước.
Quá trình mở cõi và khai hoang liên tục của các chúa Nguyễn trong hai thế kỷ XVII và XVIII đã khiến lãnh thổ Đại Việt được mở rộng chưa từng có, là một “kỳ công” trong lịch sử nước nhà. Công lao mở đất của các chúa Nguyễn, rộng hơn là của tất cả thế hệ lưu dân Việt thời bấy giờ, được Nhân dân và lịch sử dân tộc muôn đời lưu danh.