IV. VIỆT NAM DƯỚI THỜI NHÀ NGUYỄN
2. Hãy cho biết những dấu ấn của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX?
trong nửa đầu thế kỷ XIX?
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam trung đại với 13 đời hoàng đế. Từ năm 1802 đến năm 1858 là giai đoạn nhà Nguyễn tồn tại với tư cách một vương triều độc lập, có thực quyền, cai trị toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Từ năm 1858 đến năm 1945 là giai đoạn triều đại này từng bước nhượng bộ rồi đầu hàng thực dân Pháp xâm lược, trở thành một công cụ duy trì nền thống trị của Pháp. Dưới đây chỉ nêu một số điểm nổi bật của tình hình đất nước thời Nguyễn trong giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858.
Hoàng đế Gia Long đã chọn Huế làm đất đóng đô và cho xây dựng tại đây một quần thể kinh thành đồ sộ. Kinh đô Huế được hoàn thành trong thời Minh Mạng, tọa lạc trên diện tích hơn 500ha. Quần thể di tích cố đô Huế đến nay vẫn được bảo tồn và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993.
Nhà Nguyễn có ý thức rất cao trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Kế thừa truyền thống có từ thời chúa Nguyễn và Tây Sơn, nhà Nguyễn liên tục có các hoạt động thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng các vùng biển đảo khác của đất nước. Đội Hoàng Sa có từ trước, đến thời Nguyễn được tổ chức chặt chẽ hơn, với tư cách một đơn vị quân đội và hoạt động liên tục suốt nửa đầu thế kỷ XIX. Đội Hoàng Sa có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, thu lượm sản vật trên các quần đảo cũng như đo đạc và thăm dò đường biển. Triều Nguyễn còn vẽ bản đồ, đẩy mạnh việc tuần tra giám sát các vùng biển đảo...
Quan trọng nhất là sự thiết lập một hệ thống hành chính và quan lại hoàn chỉnh trên toàn cõi.
Gia Long vẫn duy trì cách thức tổ chức chính quyền địa phương ở hai miền đất nước như dưới thời chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Ở đất Bắc Hà cũ có cấp trấn là đơn vị hành chính cao nhất, đứng đầu là trấn thủ; ở đất Nam Hà cũ có cấp dinh là đơn vị hành chính cao nhất với chức chưởng dinh. Về sau, các dinh đổi thành trấn, nhưng triều đình vẫn chưa thể trực tiếp quản lý nên phải đặt ra Bắc thành và Gia Định thành với người đứng đầu là tổng trấn. Bắc thành quản lý tất cả các trấn từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Gia Định thành cai quản các trấn ở Gia Định (Nam Bộ hiện nay). Chính quyền trung ương chỉ trực tiếp kiểm soát phần đất từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
Minh Mạng nối ngôi Gia Long trị nước từ năm 1820 đến năm 1841, trong thời kỳ đầu vẫn giữ nguyên hệ thống chính quyền địa phương như trên. Đến năm 1831-1832, ông thực hiện một cuộc cải cách hành chính và chính trị lớn. Ở trung ương thì đặt lại hệ thống quan lại, sắp xếp lại bộ máy triều đình. Ở địa phương thì bãi bỏ chức tổng trấn. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và một phủ (Thừa Thiên). Đứng đầu tỉnh là tổng đốc, tuần phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp trước hoàng đế. Dưới tỉnh là phủ, huyện, tổng, xã.
Cải cách của Minh Mạng đã hoàn thành bước then chốt trong sự nghiệp thống nhất và xây dựng đất nước đầu triều Nguyễn. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng cũng từng bước được thống nhất trên cơ sở lãnh thổ và nền hành chính chung.
2. Hãy cho biết những dấu ấn của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX? trong nửa đầu thế kỷ XIX?
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam trung đại với 13 đời hoàng đế. Từ năm 1802 đến năm 1858 là giai đoạn nhà Nguyễn tồn tại với tư cách một vương triều độc lập, có thực quyền, cai trị toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Từ năm 1858 đến năm 1945 là giai đoạn triều đại này từng bước nhượng bộ rồi đầu hàng thực dân Pháp xâm lược, trở thành một công cụ duy trì nền thống trị của Pháp. Dưới đây chỉ nêu một số điểm nổi bật của tình hình đất nước thời Nguyễn trong giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858.
Hoàng đế Gia Long đã chọn Huế làm đất đóng đô và cho xây dựng tại đây một quần thể kinh thành đồ sộ. Kinh đô Huế được hoàn thành trong thời Minh Mạng, tọa lạc trên diện tích hơn 500ha. Quần thể di tích cố đô Huế đến nay vẫn được bảo tồn và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993.
Nhà Nguyễn có ý thức rất cao trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Kế thừa truyền thống có từ thời chúa Nguyễn và Tây Sơn, nhà Nguyễn liên tục có các hoạt động thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng các vùng biển đảo khác của đất nước. Đội Hoàng Sa có từ trước, đến thời Nguyễn được tổ chức chặt chẽ hơn, với tư cách một đơn vị quân đội và hoạt động liên tục suốt nửa đầu thế kỷ XIX. Đội Hoàng Sa có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, thu lượm sản vật trên các quần đảo cũng như đo đạc và thăm dò đường biển. Triều Nguyễn còn vẽ bản đồ, đẩy mạnh việc tuần tra giám sát các vùng biển đảo...
Nhà Nguyễn rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Vương triều này đạt nhiều thành tựu trong khai hoang, mở rộng diện tích canh tác thông qua hai chính sách chủ yếu là đồn điền và dinh điền. Từ năm 1820 đến năm 1865, tổng quỹ đất canh tác tăng gần một triệu mẫu. Bên cạnh đó, nhiều công trình thủy lợi quan trọng như kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế... cũng được đào.
Trong nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã hai lần đẩy lui quân Xiêm (Thái Lan) xâm phạm bờ cõi vào các năm 1833-1834 và 1841-1845. Trên phương diện đối ngoại, triều Nguyễn khước từ mọi mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với các nước phương Tây. Điều này đã làm đất nước mất đi cơ hội giao lưu với phương Tây để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng thêm tiềm lực quốc gia.
Thời Nguyễn đã để lại một di sản văn hóa to lớn, cả vật thể lẫn phi vật thể, cho dân tộc. Từ các cung điện, thành lũy, chùa miếu, nhã nhạc cung đình đến các công trình đồ sộ về hiến chương điển lệ, sử học, địa lý học, văn học... như Đại Nam hội điển sự lệ,
Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Gia Định thành thông chí, Truyện Kiều... với các tác giả lừng danh như Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Trịnh Hoài Đức, Minh Mạng, Tùng Thiện Vương, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu...
Tuy nhiên, bao trùm trên tất cả là tình hình kinh tế - xã hội có nhiều bất ổn, có thể nói là khủng hoảng. Các hoàng đế nhà Nguyễn không phải không chăm lo việc nước, nhưng hệ thống các chính sách về kinh tế, xã hội mà họ đề ra và thi hành trên thực tế đều không
thể đáp ứng được yêu cầu ổn định và phát triển đất nước. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hệ quả là kinh tế sa sút, nhiều năm đói kém, mất mùa. Dân gian bấy giờ có câu: “Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” để nói lên sự hủ bại của đội ngũ quan chức đương thời.
Mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh điểm không thể điều hòa, đã dẫn đến nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của Nhân dân. Suốt trong nửa đầu thế kỷ XIX, hơn 500 cuộc đấu tranh của Nhân dân đã diễn ra trên khắp cả nước. Những thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân nổi bật nhất trong giai đoạn này là Nông Văn Vân, Phan Bá Vành, Cao Bát Quát... Dù triều Nguyễn đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa nhưng thế và lực bị suy giảm nghiêm trọng, khiến thế nước ngày càng xuống dốc.
Triều Nguyễn là vương triều quân chủ cuối cùng, trong thời gian tồn tại đã có những đóng góp nhất định cho đất nước. Vương triều này cũng có nhiều hạn chế và sai lầm trong điều hành đất nước, khiến tiềm lực quốc gia suy giảm và cuối cùng để mất nước vào tay thực dân Pháp ở nửa sau thế kỷ XIX.