Vương triều Trần để lại những dấu ấn gì trong lịch sử dân tộc?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 46 - 50)

trong lịch sử dân tộc?

Vương triều Trần kế tiếp triều Lý và tồn tại 174 năm (1226-1400), đã có những đóng góp lớn lao cho đất nước trên nhiều khía cạnh. Dưới đây chỉ nêu những đặc điểm nổi bật nhất của vương triều này. Riêng các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên sẽ được trình bày ở ngay sau mục này.

Mở đầu chế độ Thái Thượng hoàng trong lịch sử Việt Nam

Người mở đầu triều Trần là Trần Thái Tông, lúc lên ngôi mới chỉ 8 tuổi. Thái sư Trần Thủ Độ vì thế đã đề nghị cha của Trần Thái Tông là Trần Thừa giữ vai Thái Thượng hoàng để điều khiển các việc trọng đại. Chế độ Thái Thượng hoàng của triều Trần bắt đầu như vậy và được các đời hoàng đế kế vị nhất mực tuân thủ. Các hoàng đế chỉ ở ngôi trong khoảng thời gian nhất định rồi truyền ngôi cho Thái tử, bản thân trở thành Thái Thượng hoàng, cùng vua con cai quản việc nước.

Các Thái Thượng hoàng nhà Trần thường lui về sống tại hành cung Thiên Trường (Nam Định) và có bộ máy quan chức giúp việc gồm đủ các bộ phận như tại triều đình. Thái Thượng hoàng có quyền lực rất lớn, có thể phế truất và lập mới hoàng đế khi cần.

Triều đại của quý tộc, tôn thất

Tôn thất là dòng họ nhà vua. Nhà Trần thường giao các chức vụ quan trọng về văn, võ cho những người trong họ. Quý tộc, tôn thất họ Trần được phong các tước vương, hầu, có điền trang, thái ấp riêng và được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt khác.

Quý tộc họ Trần nắm giữ chính quyền là nét độc đáo của triều đại này. Triều Lý trước đó cũng đã có hiện tượng trên nhưng không duy trì thường xuyên. Các triều đại sau nhà Trần không tiếp tục chế độ này nữa. Nhà Trần do đó còn được gọi là triều đại quân chủ quý tộc, tôn thất.

Nhiều tôn thất họ Trần đã trở thành các danh nhân của nước nhà như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Nguyên Đán...

Vương triều duy nhất thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc

Nhà Trần là triều đại duy nhất trong lịch sử nước ta tiến hành chế độ hôn nhân nội tộc, nghĩa là những người cùng huyết thống họ Trần chỉ cần không phải anh em ruột sẽ được kết hôn với nhau. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc mưu tính sâu xa để ngai vàng không rơi vào tay người ngoại tộc như trường hợp của nhà Lý.

Từ hoàng đế đến các quý tộc, tôn thất họ Trần đều nhất mực tuân thủ chế độ này. Với các hoàng đế, họ có quyền lập nhiều phi tần, nhưng ngôi vị hoàng hậu thì phải do người trong họ nắm giữ. Bởi điều này nên hoàng hậu của Trần Thánh Tông là con gái của An Sinh Vương Trần Liễu, tức là chị con nhà bác của Thánh Tông; hoàng hậu của Trần Nhân Tông (con Thánh Tông) là con gái của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (con Trần Liễu)...

Giới quý tộc, tôn thất cũng được quyền lấy nhiều thê thiếp khác họ, nhưng người chính thất (vợ cả) vẫn phải là người họ Trần. Bởi quy định này mà chính thất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng chính là

3. Vương triều Trần để lại những dấu ấn gì trong lịch sử dân tộc? trong lịch sử dân tộc?

Vương triều Trần kế tiếp triều Lý và tồn tại 174 năm (1226-1400), đã có những đóng góp lớn lao cho đất nước trên nhiều khía cạnh. Dưới đây chỉ nêu những đặc điểm nổi bật nhất của vương triều này. Riêng các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên sẽ được trình bày ở ngay sau mục này.

Mở đầu chế độ Thái Thượng hoàng trong lịch sử Việt Nam

Người mở đầu triều Trần là Trần Thái Tông, lúc lên ngôi mới chỉ 8 tuổi. Thái sư Trần Thủ Độ vì thế đã đề nghị cha của Trần Thái Tông là Trần Thừa giữ vai Thái Thượng hoàng để điều khiển các việc trọng đại. Chế độ Thái Thượng hoàng của triều Trần bắt đầu như vậy và được các đời hoàng đế kế vị nhất mực tuân thủ. Các hoàng đế chỉ ở ngôi trong khoảng thời gian nhất định rồi truyền ngôi cho Thái tử, bản thân trở thành Thái Thượng hoàng, cùng vua con cai quản việc nước.

Các Thái Thượng hoàng nhà Trần thường lui về sống tại hành cung Thiên Trường (Nam Định) và có bộ máy quan chức giúp việc gồm đủ các bộ phận như tại triều đình. Thái Thượng hoàng có quyền lực rất lớn, có thể phế truất và lập mới hoàng đế khi cần.

Triều đại của quý tộc, tôn thất

Tôn thất là dòng họ nhà vua. Nhà Trần thường giao các chức vụ quan trọng về văn, võ cho những người trong họ. Quý tộc, tôn thất họ Trần được phong các tước vương, hầu, có điền trang, thái ấp riêng và được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt khác.

Quý tộc họ Trần nắm giữ chính quyền là nét độc đáo của triều đại này. Triều Lý trước đó cũng đã có hiện tượng trên nhưng không duy trì thường xuyên. Các triều đại sau nhà Trần không tiếp tục chế độ này nữa. Nhà Trần do đó còn được gọi là triều đại quân chủ quý tộc, tôn thất.

Nhiều tôn thất họ Trần đã trở thành các danh nhân của nước nhà như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Nguyên Đán...

Vương triều duy nhất thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc

Nhà Trần là triều đại duy nhất trong lịch sử nước ta tiến hành chế độ hôn nhân nội tộc, nghĩa là những người cùng huyết thống họ Trần chỉ cần không phải anh em ruột sẽ được kết hôn với nhau. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc mưu tính sâu xa để ngai vàng không rơi vào tay người ngoại tộc như trường hợp của nhà Lý.

Từ hoàng đế đến các quý tộc, tôn thất họ Trần đều nhất mực tuân thủ chế độ này. Với các hoàng đế, họ có quyền lập nhiều phi tần, nhưng ngôi vị hoàng hậu thì phải do người trong họ nắm giữ. Bởi điều này nên hoàng hậu của Trần Thánh Tông là con gái của An Sinh Vương Trần Liễu, tức là chị con nhà bác của Thánh Tông; hoàng hậu của Trần Nhân Tông (con Thánh Tông) là con gái của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (con Trần Liễu)...

Giới quý tộc, tôn thất cũng được quyền lấy nhiều thê thiếp khác họ, nhưng người chính thất (vợ cả) vẫn phải là người họ Trần. Bởi quy định này mà chính thất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng chính là

cô ruột của ông; chính thất của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải là Công chúa Phụng Dương...

Cuộc hôn nhân mở rộng cương giới

Nửa sau thế kỷ XIII, quan hệ giữa Đại Việt với vương quốc Chiêm Thành rất hữu hảo. Khi quân Nguyên xâm lược Chiêm Thành năm 1283, nhà Trần đã điều binh giúp đỡ vua Chiêm Thành. Về sau, Thái tử Chiêm Thành là Harigit lên ngôi (sử ta gọi là vua Chế Mân), càng thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, thậm chí còn mời Thượng hoàng Trần Nhân Tông, bấy giờ đã xuất gia, sang thăm Chiêm Thành (năm 1301).

Trong chuyến đi đầy tình hữu nghị này, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân - con gái út của mình cho Chế Mân. Chế Mân đã xin dâng hai vùng đất Ô và Lý cho Đại Việt xem như sính lễ hỏi cưới công chúa. Năm 1306, công chúa Huyền Trân lên xe hoa về Chiêm Thành rồi được lập làm hoàng hậu. Hai đất Ô và Lý chính thức thuộc về lãnh thổ nước ta. Nhà Trần đổi tên hai vùng đất này thành Thuận Châu và Hóa Châu, tương ứng với khu vực Nam Quảng Trị và toàn bộ Thừa Thiên - Huế ngày nay.

Văn học và các ngành khoa học có nhiều thành tựu đáng ghi nhận

Trước triều Trần, chữ Nôm (là loại chữ viết do Nhân dân ta sáng tạo dựa trên cách viết của chữ Hán (Trung Quốc)) đã ra đời, nhưng chưa được sử dụng phổ biến. Đến thời Trần, chữ Nôm được sử dụng nhiều hơn. Nhiều vị hoàng đế và quan lại đã sử dụng chữ Nôm trong các sáng tác văn học, góp phần thúc đẩy

sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm bên cạnh dòng văn học chữ Hán đang chiếm ưu thế.

Cùng với văn học chữ Nôm, các ngành khoa học khác cũng có những thành tựu rực rỡ. Đầu tiên là sự ra đời bộ quốc sử đầu tiên của dân tộc là Đại Việt sử do Lê Văn Hưu hoàn thành năm 1272.

Trên phương diện thiên văn và lịch pháp, thời Trần có hai nhân vật nổi tiếng là Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán. Đặng Lộ là người chỉnh sửa bộ lịch mang tên Thụ Thời cho sát hợp hơn với thực tế đất nước và cho đổi tên thành lịch Hiệp Kỷ. Ông cũng sáng chế ra một dụng cụ để quan sát thiên văn gọi là

Lung linh nghi. Còn Trần Nguyên Đán là tác giả của bộ Bách thế thông khảo - công trình nghiên cứu có hệ thống các hiện tượng thiên văn và phép tính lịch từ xa xưa cho đến thời bấy giờ của Đại Việt và Trung Hoa.

Trên lĩnh vực khoa học quân sự, Binh thư yếu lược do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn soạn thảo là bộ binh pháp đầu tiên của nước Đại Việt. Công trình này đã đánh dấu sự ra đời của nền khoa học quân sự Đại Việt, cũng là một thành tựu đáng tự hào của văn minh Đại Việt thời bấy giờ.

Về y học, nhiều danh y xuất sắc đã xuất hiện như Phạm Bân, Trâu Canh, Tuệ Tĩnh. Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, vừa là một hòa thượng vừa là danh y xuất chúng nhất thời Trần. Ông là tác giả của bộ y thư Nam dược thần hiệu; người đề xướng phương châm “Nam dược trị Nam nhân”, được xem là quan điểm y học thấm đẫm tính dân tộc và chứa đựng niềm tự hào về sự phong phú của dược thảo nước ta.

cô ruột của ông; chính thất của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải là Công chúa Phụng Dương...

Cuộc hôn nhân mở rộng cương giới

Nửa sau thế kỷ XIII, quan hệ giữa Đại Việt với vương quốc Chiêm Thành rất hữu hảo. Khi quân Nguyên xâm lược Chiêm Thành năm 1283, nhà Trần đã điều binh giúp đỡ vua Chiêm Thành. Về sau, Thái tử Chiêm Thành là Harigit lên ngôi (sử ta gọi là vua Chế Mân), càng thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, thậm chí còn mời Thượng hoàng Trần Nhân Tông, bấy giờ đã xuất gia, sang thăm Chiêm Thành (năm 1301).

Trong chuyến đi đầy tình hữu nghị này, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân - con gái út của mình cho Chế Mân. Chế Mân đã xin dâng hai vùng đất Ô và Lý cho Đại Việt xem như sính lễ hỏi cưới công chúa. Năm 1306, công chúa Huyền Trân lên xe hoa về Chiêm Thành rồi được lập làm hoàng hậu. Hai đất Ô và Lý chính thức thuộc về lãnh thổ nước ta. Nhà Trần đổi tên hai vùng đất này thành Thuận Châu và Hóa Châu, tương ứng với khu vực Nam Quảng Trị và toàn bộ Thừa Thiên - Huế ngày nay.

Văn học và các ngành khoa học có nhiều thành tựu đáng ghi nhận

Trước triều Trần, chữ Nôm (là loại chữ viết do Nhân dân ta sáng tạo dựa trên cách viết của chữ Hán (Trung Quốc)) đã ra đời, nhưng chưa được sử dụng phổ biến. Đến thời Trần, chữ Nôm được sử dụng nhiều hơn. Nhiều vị hoàng đế và quan lại đã sử dụng chữ Nôm trong các sáng tác văn học, góp phần thúc đẩy

sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm bên cạnh dòng văn học chữ Hán đang chiếm ưu thế.

Cùng với văn học chữ Nôm, các ngành khoa học khác cũng có những thành tựu rực rỡ. Đầu tiên là sự ra đời bộ quốc sử đầu tiên của dân tộc là Đại Việt sử do Lê Văn Hưu hoàn thành năm 1272.

Trên phương diện thiên văn và lịch pháp, thời Trần có hai nhân vật nổi tiếng là Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán. Đặng Lộ là người chỉnh sửa bộ lịch mang tên Thụ Thời cho sát hợp hơn với thực tế đất nước và cho đổi tên thành lịch Hiệp Kỷ. Ông cũng sáng chế ra một dụng cụ để quan sát thiên văn gọi là

Lung linh nghi. Còn Trần Nguyên Đán là tác giả của bộ Bách thế thông khảo - công trình nghiên cứu có hệ thống các hiện tượng thiên văn và phép tính lịch từ xa xưa cho đến thời bấy giờ của Đại Việt và Trung Hoa.

Trên lĩnh vực khoa học quân sự, Binh thư yếu lược do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn soạn thảo là bộ binh pháp đầu tiên của nước Đại Việt. Công trình này đã đánh dấu sự ra đời của nền khoa học quân sự Đại Việt, cũng là một thành tựu đáng tự hào của văn minh Đại Việt thời bấy giờ.

Về y học, nhiều danh y xuất sắc đã xuất hiện như Phạm Bân, Trâu Canh, Tuệ Tĩnh. Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, vừa là một hòa thượng vừa là danh y xuất chúng nhất thời Trần. Ông là tác giả của bộ y thư Nam dược thần hiệu; người đề xướng phương châm “Nam dược trị Nam nhân”, được xem là quan điểm y học thấm đẫm tính dân tộc và chứa đựng niềm tự hào về sự phong phú của dược thảo nước ta.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)