III. NHÀ LÊ SƠ DIỆT GIẶC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
1. Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo Bản dịch in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế
Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), Sđd, t.1, tr.359.
gia đình nhiều đời có uy thế tại địa phương. Ông thường nói: “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, lưu lại tiếng thơm ngàn năm sau, sao lại chịu hèn nhát để cho người sai khiến”1. Ông đã bí mật chiêu tập lực lượng, kết giao hào kiệt để chờ ngày nổi dậy tuy bề ngoài vẫn tỏ ra nhũn nhặn với quân Minh.
Đầu năm 1416, Lê Lợi và 18 người thân tín tổ chức cắt máu ăn thề tại cánh rừng Lũng Nhai, quyết đánh giặc, cứu nước.
Dựng cờ khởi nghĩa
Ngày mùng 2 Tết năm Mậu Tuất (tức ngày 07/02/1418), Lê Lợi đã long trọng làm lễ tế cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Chỉ 10 ngày sau khi phất cờ khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã giành thắng lợi đầu tiên. Nhưng khi đó, giặc Minh còn mạnh nên đã tổ chức các cuộc đàn áp đẫm máu. Nghĩa quân Lam Sơn phải ba lần rút lên núi Chí Linh vào các năm 1418, 1419, 1423. Trong lần rút lên núi năm 1419, bị bao vây ngặt nghèo, tướng Lê Lai phải cải trang thành Lê Lợi dẫn đội quân cảm tử xông ra. Lê Lai cùng các nghĩa sĩ cảm tử đã anh dũng hy sinh, Lê Lợi và những người còn lại nhờ đó mới thoát được.
Tháng 5/1423, Lê Lợi quyết định giảng hòa với quân Minh để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng. Quân Minh sau mấy năm không tiêu diệt hẳn được nghĩa quân Lam Sơn thì cũng muốn tìm cách thu phục, nên chấp nhận đề nghị này. Quân Minh rút lui và nghĩa quân quay trở lại Lam Sơn.
1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.240. thư, Sđd, t.2, tr.240.
Cùng với đó là quá trình đồng hóa văn hóa với thủ đoạn chính là bắt dân ta từ bỏ phong tục cũ để theo phong tục, lễ nghi của Trung Quốc. Chế độ giáo dục và thi cử ngu dân cũng được áp đặt.
Đối phó với các cuộc khởi nghĩa của Nhân dân ta, quân Minh không ngần ngại dùng những thủ đoạn khủng bố man rợ nhất. Miêu tả tội ác của chúng, Nguyễn Trãi đã viết:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế Gây binh, kết oán trải hai mươi năm”1.
Hai mươi năm dưới sự đô hộ của nhà Minh (1407- 1427), đất nước bị giày xéo, xã hội bị kìm hãm, cuộc sống và nhân phẩm con người bị chà đạp. Toàn thể dân tộc đứng trước thử thách mới vô cùng hiểm nghèo.
2. Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, lập vương triều Hậu Lê như thế nào? triều Hậu Lê như thế nào?
Không cam tâm sống dưới ách cai trị của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa đã bùng lên khắp cả nước với các thủ lĩnh kiệt xuất như Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng, Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Phạm Ngọc... Trong đó, lớn nhất và cuối cùng đã thành công là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
Lê Lợi (1385-1433) sinh trưởng tại đất Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, trong một
1. Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo. Bản dịch in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), Sđd, t.1, tr.359.
gia đình nhiều đời có uy thế tại địa phương. Ông thường nói: “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, lưu lại tiếng thơm ngàn năm sau, sao lại chịu hèn nhát để cho người sai khiến”1. Ông đã bí mật chiêu tập lực lượng, kết giao hào kiệt để chờ ngày nổi dậy tuy bề ngoài vẫn tỏ ra nhũn nhặn với quân Minh.
Đầu năm 1416, Lê Lợi và 18 người thân tín tổ chức cắt máu ăn thề tại cánh rừng Lũng Nhai, quyết đánh giặc, cứu nước.
Dựng cờ khởi nghĩa
Ngày mùng 2 Tết năm Mậu Tuất (tức ngày 07/02/1418), Lê Lợi đã long trọng làm lễ tế cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Chỉ 10 ngày sau khi phất cờ khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã giành thắng lợi đầu tiên. Nhưng khi đó, giặc Minh còn mạnh nên đã tổ chức các cuộc đàn áp đẫm máu. Nghĩa quân Lam Sơn phải ba lần rút lên núi Chí Linh vào các năm 1418, 1419, 1423. Trong lần rút lên núi năm 1419, bị bao vây ngặt nghèo, tướng Lê Lai phải cải trang thành Lê Lợi dẫn đội quân cảm tử xông ra. Lê Lai cùng các nghĩa sĩ cảm tử đã anh dũng hy sinh, Lê Lợi và những người còn lại nhờ đó mới thoát được.
Tháng 5/1423, Lê Lợi quyết định giảng hòa với quân Minh để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng. Quân Minh sau mấy năm không tiêu diệt hẳn được nghĩa quân Lam Sơn thì cũng muốn tìm cách thu phục, nên chấp nhận đề nghị này. Quân Minh rút lui và nghĩa quân quay trở lại Lam Sơn.
1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.240. thư, Sđd, t.2, tr.240.
Lật ngược thế trận
Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Lê Lợi và các nghĩa binh ngày đêm luyện tập, sản xuất và tích trữ lương thực, sắm sửa vũ khí, mở rộng lực lượng... Tiềm lực của nghĩa quân Lam Sơn nhanh chóng phục hồi và đủ sức bước vào cuộc chiến lâu dài với quân Minh.
Tháng 10/1424, Lê Lợi quyết định tấn công quân Minh, chấm dứt thời kỳ hòa hoãn. Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, nghĩa quân Lam Sơn rời bỏ vùng núi rừng phía tây Thanh Hóa và đánh vào Nghệ An để tìm chỗ đứng chân. Kế hoạch này thường được gọi là “Chiến lược Nguyễn Chích”.
Trong thời gian ngắn, nghĩa quân đã giải phóng vùng đồng bằng Nghệ An và thừa thắng tiến ra Bắc giải phóng Diễn Châu, Thanh Hóa; tiến vào Nam giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
Cho đến trước tháng 9/1426, một vùng đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam đã được giải phóng. Từ đây, tương quan thế và lực giữa nghĩa quân Lam Sơn với quân Minh đã hoàn toàn thay đổi. Cuộc khởi nghĩa vươn lên trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Thẳng tiến ra Bắc, vây hãm Đông Quan
Tháng 9/1426, Lê Lợi lệnh cho 9.000 quân chia làm ba đạo, cùng tiến ra Bắc. Trong vòng một tháng, các đạo quân được Nhân dân các nơi nhiệt liệt hưởng ứng và đã đánh thắng ba trận lớn, buộc một loạt tướng lĩnh cao cấp của quân Minh phải co về cố thủ trong thành Đông Quan.
Tháng 11/1426, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang cứu nguy. Quân Lam Sơn đã
đánh trận quyết chiến chiến lược với Vương Thông ở Tốt Động - Chúc Động (Hà Nội). Quân Minh thua to. Vương Thông may mắn chạy thoát thân, cố thủ trong thành Đông Quan và liên tục cầu viện triều đình nhà Minh.
Sau trận đánh có quy mô rất lớn đó, Lê Lợi và bộ chỉ huy từ Thanh Hóa tiến ra Bắc, trực tiếp chỉ huy cuộc vây hãm Đông Quan và điều hành các hoạt động khác của nghĩa quân.
Ca khúc khải hoàn
Tháng 10/1427, 15 vạn viện binh của nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh cầm đầu, chia làm hai đường kéo sang tiếp viện cho Vương Thông.
Từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 11/1427, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức hàng loạt trận đánh với đạo binh gồm 10 vạn tên do Liễu Thăng chỉ huy. Liễu Thăng bị giết chết trong trận Chi Lăng (Lạng Sơn). Nhiều tướng lĩnh cao cấp khác của địch cũng lần lượt bị giết chết. Trong trận quyết chiến chiến lược tại cánh đồng Xương Giang (Bắc Giang), một lần nữa quân Lam Sơn đại thắng.
Tin đại bại của Liễu Thăng khiến Mộc Thạnh rất kinh sợ. Hắn vội vàng tháo chạy khỏi ải Lê Hoa (Cao Bằng). Quân Lam Sơn đã ráo riết truy kích khiến đạo quân gồm 5 vạn tên này bị diệt đến quá nửa.
Thảm bại của hai đạo quân viện binh đã làm cho Vương Thông mất hết tinh thần. Hắn phải xin hòa và rút tàn quân về nước. Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân đã tổ chức Hội thề Đông Quan để giao ước giữa đôi bên, đồng thời tạo điều kiện cho quân giặc rút về. Ngày 03/01/1428, đội quân cuối cùng của Vương Thông rời
Lật ngược thế trận
Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Lê Lợi và các nghĩa binh ngày đêm luyện tập, sản xuất và tích trữ lương thực, sắm sửa vũ khí, mở rộng lực lượng... Tiềm lực của nghĩa quân Lam Sơn nhanh chóng phục hồi và đủ sức bước vào cuộc chiến lâu dài với quân Minh.
Tháng 10/1424, Lê Lợi quyết định tấn công quân Minh, chấm dứt thời kỳ hòa hoãn. Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, nghĩa quân Lam Sơn rời bỏ vùng núi rừng phía tây Thanh Hóa và đánh vào Nghệ An để tìm chỗ đứng chân. Kế hoạch này thường được gọi là “Chiến lược Nguyễn Chích”.
Trong thời gian ngắn, nghĩa quân đã giải phóng vùng đồng bằng Nghệ An và thừa thắng tiến ra Bắc giải phóng Diễn Châu, Thanh Hóa; tiến vào Nam giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
Cho đến trước tháng 9/1426, một vùng đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam đã được giải phóng. Từ đây, tương quan thế và lực giữa nghĩa quân Lam Sơn với quân Minh đã hoàn toàn thay đổi. Cuộc khởi nghĩa vươn lên trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Thẳng tiến ra Bắc, vây hãm Đông Quan
Tháng 9/1426, Lê Lợi lệnh cho 9.000 quân chia làm ba đạo, cùng tiến ra Bắc. Trong vòng một tháng, các đạo quân được Nhân dân các nơi nhiệt liệt hưởng ứng và đã đánh thắng ba trận lớn, buộc một loạt tướng lĩnh cao cấp của quân Minh phải co về cố thủ trong thành Đông Quan.
Tháng 11/1426, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang cứu nguy. Quân Lam Sơn đã
đánh trận quyết chiến chiến lược với Vương Thông ở Tốt Động - Chúc Động (Hà Nội). Quân Minh thua to. Vương Thông may mắn chạy thoát thân, cố thủ trong thành Đông Quan và liên tục cầu viện triều đình nhà Minh.
Sau trận đánh có quy mô rất lớn đó, Lê Lợi và bộ chỉ huy từ Thanh Hóa tiến ra Bắc, trực tiếp chỉ huy cuộc vây hãm Đông Quan và điều hành các hoạt động khác của nghĩa quân.
Ca khúc khải hoàn
Tháng 10/1427, 15 vạn viện binh của nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh cầm đầu, chia làm hai đường kéo sang tiếp viện cho Vương Thông.
Từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 11/1427, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức hàng loạt trận đánh với đạo binh gồm 10 vạn tên do Liễu Thăng chỉ huy. Liễu Thăng bị giết chết trong trận Chi Lăng (Lạng Sơn). Nhiều tướng lĩnh cao cấp khác của địch cũng lần lượt bị giết chết. Trong trận quyết chiến chiến lược tại cánh đồng Xương Giang (Bắc Giang), một lần nữa quân Lam Sơn đại thắng.
Tin đại bại của Liễu Thăng khiến Mộc Thạnh rất kinh sợ. Hắn vội vàng tháo chạy khỏi ải Lê Hoa (Cao Bằng). Quân Lam Sơn đã ráo riết truy kích khiến đạo quân gồm 5 vạn tên này bị diệt đến quá nửa.
Thảm bại của hai đạo quân viện binh đã làm cho Vương Thông mất hết tinh thần. Hắn phải xin hòa và rút tàn quân về nước. Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân đã tổ chức Hội thề Đông Quan để giao ước giữa đôi bên, đồng thời tạo điều kiện cho quân giặc rút về. Ngày 03/01/1428, đội quân cuối cùng của Vương Thông rời
khỏi nước ta. Cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc ta đã kết thúc toàn thắng. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã trịnh trọng tuyên bố:
“Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Kiền khôn bĩ mà lại thái Nhật nguyệt hối mà lại minh Muôn thuở nền thái bình vững chắc Ngàn thu nỗi nhục nhã sạch làu”1.
Sau ngày toàn thắng, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Ông chọn Thăng Long làm kinh đô, khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Vương triều mà Lê Lợi tạo dựng được gọi là nhà Hậu Lê để phân biệt với nhà Tiền Lê do Lê Hoàn tạo dựng ở thế kỷ X.