Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 30 - 32)

thư, Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, t.1, tr.203.

Nội ngày nay). Khi trưởng thành, ông theo Dương Đình Nghệ và góp công không nhỏ vào thắng lợi của cuộc tiến công tiêu diệt quân Nam Hán năm 931. Khi nghe tin Dương Đình Nghệ bị giết hại, Ngô Quyền quyết định đem quân ra hỏi tội tên phản bội Kiều Công Tiễn.

Ở Đại La, nghe tin Ngô Quyền đang kéo quân ra, Kiều Công Tiễn vô cùng sợ hãi. Hắn đã cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán được lời như bắt được vàng, liền sai con trai là Hoằng Tháo dẫn thủy quân tiến sang. Với việc cầu viện Nam Hán, Kiều Công Tiễn đã lộ rõ hắn không chỉ là kẻ bất nghĩa mà còn là kẻ hại dân hại nước, cam tâm “cõng rắn cắn gà nhà”.

Ngô Quyền hay tin, liền quyết định gấp rút hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn khi quân Nam Hán chưa kịp đến nơi, sau đó sẽ tính kế sách chống ngoại xâm. Mùa đông năm 938, Hoằng Tháo tiến sát hải phận nước ta nhưng kẻ tiếp ứng là Kiều Công Tiễn đã bị giết nên hắn gặp phải khá nhiều khó khăn.

Ngô Quyền đoán biết Hoằng Tháo sẽ theo đường sông Bạch Đằng (chảy qua địa phận tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay) để vào nước ta, nên đã bố trí sẵn một trận địa mai phục.

“Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn

đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”. Định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển”1.

Đúng như dự liệu, đoàn thuyền của Hoằng Tháo rơi vào ổ phục kích, bị cọc đâm thủng, chìm đắm gần hết. Quân sĩ của Ngô Quyền mai phục hai bên bờ nhất tề tấn công. Quân Nam Hán nhanh chóng đại bại. Hoằng Tháo bị giết chết.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nước ta của nhà Nam Hán, khẳng định vững chắc nền độc lập tự chủ mà họ Khúc và họ Dương đã dày công giành giữ, kết thúc hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập và tự chủ lâu dài cho đất nước.

1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb. thư, Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, t.1, tr.203.

Chương II

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)