Hưng Đạo mãi được lưu truyền trong lịch sử?
Trần Hưng Đạo (1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn, con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi hoàng đế mở đầu triều Trần (Trần Thái Tông) bằng chú ruột. Ông được ban tước hiệu Hưng Đạo Vương nên còn được gọi là Trần Hưng Đạo.
Trần Quốc Tuấn có dung mạo anh tuấn, văn võ song toàn. Cha ông suốt đời không quên chuyện người vợ yêu đang có thai bị Thái sư Trần Thủ Độ ép phải bỏ chồng để lấy Trần Thái Tông, vì thế hận lây Trần Thái Tông. Trước khi chết, ông dặn dò Trần Quốc Tuấn phải giành lấy ngai vàng thì ông mới yên lòng nhắm mắt. Trần Quốc Tuấn nhớ kỹ nhưng không cho lời đó là phải.
Được phong tước Hưng Đạo Vương, ông càng hết sức giữ mình, tránh gây hiềm khích với quý tộc, quan lại trong triều. Khi giặc Mông Cổ xâm phạm bờ cõi năm 1258, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy các đạo quân bảo vệ biên giới. Ông đã góp công không nhỏ trong chiến thắng chung của quân dân ta năm ấy.
Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287-1288, Trần Hưng Đạo được triều đình tin cậy giao trọng trách thống lĩnh toàn quân. Ông là linh hồn của cả hai lần kháng chiến, là nhà chính trị và quân sự đại tài, đã tạo được khối đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ triều Trần và trực tiếp
đã thiết lập sẵn trận thế cho một trận quyết chiến chiến lược ngay tại cửa sông Bạch Đằng. Nhiều cọc nhọn được đóng xuống lòng sông, còn trên bờ, các đạo quân ta đã phục sẵn.
Quân Trần liên tục tập kích khiến Ô Mã Nhi rất vất vả mới đến được Bạch Đằng. Đúng như thời gian ta dự kiến, ngày 09/4/1288, quân ta cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua, nhử địch đuổi theo. Ô Mã Nhi thúc đại quân đuổi theo và rơi vào trận địa mai phục của ta. Đúng lúc ấy, thủy triều rút dần, các chiến thuyền của ta xông ra đánh quyết liệt. Quân Nguyên lúng túng vội rút ra biển. Lúc này thủy triều rút, bãi cọc nhọn nhô cao cản bước chúng. Nhiều thuyền giặc bị chọc thủng rồi vỡ, đắm. Quân Nguyên khiếp hãi chạy lên bờ và bị đại quân nhà Trần đón sẵn, tiêu diệt gọn. Đạo thủy binh của giặc tan tành. Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Trong khi Ô Mã Nhi đại bại, cánh quân Thoát Hoan cũng bị đánh cho tơi tả trên đường rút về hướng Lạng Sơn. Hắn cùng đám bại quân phải chật vật lắm mới thoát được.
Ngày 18/4/1288, nhà Trần làm lễ mừng chiến thắng. Nhà Nguyên từ đấy không dám xâm lược nước ta nữa.
Ba mươi năm (1258-1288), ba lần đương đầu với thế lực xâm lược hùng mạnh nhưng quân và dân ta thời Trần vẫn vững vàng vượt qua. Đế chế Mông - Nguyên hung bạo bất khả chiến bại trên thế giới đã bị nước Đại Việt bé nhỏ đẩy lui đến ba lần. Các thắng lợi này là thắng lợi của khối đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo tài giỏi của vương triều Trần đang
lúc cường thịnh, trong đó không thể không nhắc đến vai trò chỉ huy thiên tài của bậc đại danh tướng, anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
5. Vì sao danh tiếng của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo mãi được lưu truyền trong lịch sử? Hưng Đạo mãi được lưu truyền trong lịch sử?
Trần Hưng Đạo (1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn, con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi hoàng đế mở đầu triều Trần (Trần Thái Tông) bằng chú ruột. Ông được ban tước hiệu Hưng Đạo Vương nên còn được gọi là Trần Hưng Đạo.
Trần Quốc Tuấn có dung mạo anh tuấn, văn võ song toàn. Cha ông suốt đời không quên chuyện người vợ yêu đang có thai bị Thái sư Trần Thủ Độ ép phải bỏ chồng để lấy Trần Thái Tông, vì thế hận lây Trần Thái Tông. Trước khi chết, ông dặn dò Trần Quốc Tuấn phải giành lấy ngai vàng thì ông mới yên lòng nhắm mắt. Trần Quốc Tuấn nhớ kỹ nhưng không cho lời đó là phải.
Được phong tước Hưng Đạo Vương, ông càng hết sức giữ mình, tránh gây hiềm khích với quý tộc, quan lại trong triều. Khi giặc Mông Cổ xâm phạm bờ cõi năm 1258, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy các đạo quân bảo vệ biên giới. Ông đã góp công không nhỏ trong chiến thắng chung của quân dân ta năm ấy.
Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287-1288, Trần Hưng Đạo được triều đình tin cậy giao trọng trách thống lĩnh toàn quân. Ông là linh hồn của cả hai lần kháng chiến, là nhà chính trị và quân sự đại tài, đã tạo được khối đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ triều Trần và trực tiếp
hoạch định sách lược đánh địch. Các chiến thắng lẫy lừng của quân dân triều Trần đều có dấu ấn đậm nét của ông.
Trần Hưng Đạo hai lần đại phá quân Nguyên nên được triều đình đặc biệt trọng thị. Nhà Trần từng lập đền thờ ông ngay khi ông còn sống.
Ông được hoàng đế ban đặc quyền muốn phong tước cho ai thì phong nhưng chưa từng sử dụng để tránh sự vượt quyền triều đình. Ông là cha đẻ của tư tưởng “phụ tử chi binh”, xem binh lính như người nhà nên được tướng sĩ dưới quyền hết mực trung thành và quý trọng. Ông lại biết chiêu hiền đãi sĩ nên quy tụ được nhiều nhân tài cả văn lẫn võ dưới trướng. Mãnh tướng như Phạm Ngũ Lão, văn thần lão luyện như Trương Hán Siêu vốn là môn khách của ông. Bốn con trai của ông và cả các gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng đều trở thành các dũng tướng của triều đình.
Trần Hưng Đạo là tác giả của áng thiên cổ hùng văn Hịch tướng sĩ. Ông còn tổng kết kinh nghiệm chiến tranh các đời để viết nên bộ binh thư lừng danh là Binh thư yếu lược.
Ông nhận thức sâu sắc về sức mạnh to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trước khi lâm chung, ông đã dặn dò cháu ngoại là Hoàng đế Trần Anh Tông rằng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”1. Di ngôn kết tinh tư tưởng chính trị của ông về vai trò của Nhân dân và sự trường tồn của quốc gia đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.79. thư, Sđd, t.2, tr.79.
Sau khi mất, ông được triều đình và Nhân dân phụng thờ. Trong tâm khảm của dân ta, ông đã trở thành một vị thánh - Đức Thánh Trần - luôn phù trì cho dân tộc và đất nước. Tên tuổi của ông mãi được lưu truyền trong lịch sử.
6. Quốc giáo Phật giáo thời Lý - Trần có những đặc trưng cơ bản nào?
Phật giáo là tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Từ các thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo được truyền vào nước ta theo cả hai hướng: Nam truyền và Bắc truyền. Nam truyền là trực tiếp truyền từ Ấn Độ đến các quốc gia Phù Nam, Chămpa. Bắc truyền là truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc rồi từ Trung Quốc vào nước ta trong thời Bắc thuộc. Các thế hệ người Việt trong thời Bắc thuộc đã từng bước tiếp nhận và sùng kính Phật giáo. Đạo Phật ăn sâu trong xã hội nước ta và ngày càng phát triển khi đất nước giành độc lập hoàn toàn (đầu thế kỷ X).
Các triều đại phong kiến từ Ngô tới Trần đều đề cao Phật giáo, xem đây là công cụ tư tưởng quan trọng để củng cố quyền lực và ổn định xã hội. Dưới thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIV), Phật giáo được nâng lên thành quốc giáo, có ảnh hưởng sâu rộng từ triều đình đến bách tính.
Phật giáo thời Lý - Trần chủ yếu là Thiền tông, ngoài ra còn có Mật tông và Tịnh độ tông. Các dòng Thiền tông nổi tiếng có từ thời Bắc thuộc là Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông phát triển mạnh vào thời kỳ này. Một số thiền phái mới xuất hiện, do người Việt sáng lập như Thiền phái Thảo Đường (thời Lý), Thiền
hoạch định sách lược đánh địch. Các chiến thắng lẫy lừng của quân dân triều Trần đều có dấu ấn đậm nét của ông.
Trần Hưng Đạo hai lần đại phá quân Nguyên nên được triều đình đặc biệt trọng thị. Nhà Trần từng lập đền thờ ông ngay khi ông còn sống.
Ông được hoàng đế ban đặc quyền muốn phong tước cho ai thì phong nhưng chưa từng sử dụng để tránh sự vượt quyền triều đình. Ông là cha đẻ của tư tưởng “phụ tử chi binh”, xem binh lính như người nhà nên được tướng sĩ dưới quyền hết mực trung thành và quý trọng. Ông lại biết chiêu hiền đãi sĩ nên quy tụ được nhiều nhân tài cả văn lẫn võ dưới trướng. Mãnh tướng như Phạm Ngũ Lão, văn thần lão luyện như Trương Hán Siêu vốn là môn khách của ông. Bốn con trai của ông và cả các gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng đều trở thành các dũng tướng của triều đình.
Trần Hưng Đạo là tác giả của áng thiên cổ hùng văn Hịch tướng sĩ. Ông còn tổng kết kinh nghiệm chiến tranh các đời để viết nên bộ binh thư lừng danh là Binh thư yếu lược.
Ông nhận thức sâu sắc về sức mạnh to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trước khi lâm chung, ông đã dặn dò cháu ngoại là Hoàng đế Trần Anh Tông rằng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”1. Di ngôn kết tinh tư tưởng chính trị của ông về vai trò của Nhân dân và sự trường tồn của quốc gia đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.79. thư, Sđd, t.2, tr.79.
Sau khi mất, ông được triều đình và Nhân dân phụng thờ. Trong tâm khảm của dân ta, ông đã trở thành một vị thánh - Đức Thánh Trần - luôn phù trì cho dân tộc và đất nước. Tên tuổi của ông mãi được lưu truyền trong lịch sử.
6. Quốc giáo Phật giáo thời Lý - Trần có những đặc trưng cơ bản nào?
Phật giáo là tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Từ các thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo được truyền vào nước ta theo cả hai hướng: Nam truyền và Bắc truyền. Nam truyền là trực tiếp truyền từ Ấn Độ đến các quốc gia Phù Nam, Chămpa. Bắc truyền là truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc rồi từ Trung Quốc vào nước ta trong thời Bắc thuộc. Các thế hệ người Việt trong thời Bắc thuộc đã từng bước tiếp nhận và sùng kính Phật giáo. Đạo Phật ăn sâu trong xã hội nước ta và ngày càng phát triển khi đất nước giành độc lập hoàn toàn (đầu thế kỷ X).
Các triều đại phong kiến từ Ngô tới Trần đều đề cao Phật giáo, xem đây là công cụ tư tưởng quan trọng để củng cố quyền lực và ổn định xã hội. Dưới thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIV), Phật giáo được nâng lên thành quốc giáo, có ảnh hưởng sâu rộng từ triều đình đến bách tính.
Phật giáo thời Lý - Trần chủ yếu là Thiền tông, ngoài ra còn có Mật tông và Tịnh độ tông. Các dòng Thiền tông nổi tiếng có từ thời Bắc thuộc là Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông phát triển mạnh vào thời kỳ này. Một số thiền phái mới xuất hiện, do người Việt sáng lập như Thiền phái Thảo Đường (thời Lý), Thiền
phái Trúc Lâm (thời Trần). Thiền phái Trúc Lâm thời Trần đã thống nhất hầu hết các thiền phái trong nước để tiến tới hình thành một giáo hội Phật giáo toàn quốc (tuy còn sơ khai). Người có công đưa Thiền phái Trúc Lâm phát triển đến đỉnh cao là Hoàng đế Trần Nhân Tông, bấy giờ đã xuất gia, được xem là Tổ thứ nhất và được đời sau xưng tụng là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Nhà Lý tôn nhiều vị sư làm quốc sư như Vạn Hạnh, Minh Không, Từ Đạo Hạnh... Triều đình thời Lý - Trần đặt ra các chức vụ chuyên quản lý Phật giáo. Các kỳ thi Phật giáo được tổ chức. Nhiều hoàng đế, vương hầu, quý tộc và quan lại xuất gia đi tu. Số người dân đi tu nhiều vô kể.
Chùa tháp được dựng lên ở nhiều nơi. Từ kinh thành đến thôn quê, đâu đâu cũng có chùa chiền, cũng dựng tượng, đúc chuông. Năm 1031, Hoàng đế Lý Thái Tông cho xây một lúc 950 chùa, quán ở các nơi. Thái hậu Ỷ Lan (mẹ Hoàng đế Lý Nhân Tông) từng cho xây dựng hơn 100 ngôi chùa. Năm 1256, Hoàng đế Trần Thái Tông cho đúc cùng lúc 330 quả chuông...
Nhà chùa bấy giờ được nhà nước ban cấp, được quý tộc và Nhân dân cúng tiến rất nhiều ruộng đất. Chẳng hạn dưới thời Trần, chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) được ban cấp, cúng tiến hơn 2.000 mẫu ruộng cùng hàng ngàn gia nô.
Phật giáo thời Lý - Trần là tôn giáo quốc gia, phát triển mạnh mẽ và liên tục, nhưng chưa bao giờ trở thành một lực lượng chính trị và kinh tế chi phối toàn xã hội. Từ nửa sau thế kỷ XIV, Phật giáo bị Nho giáo, bấy giờ đang lên, lấn át và dần trở nên yếu thế trong triều đình, quay về bám rễ trong dân gian.