III. NHÀ LÊ SƠ DIỆT GIẶC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
1. Thảm họa mất nước hơn 20 năm đầu thế kỷ XV xảy ra như thế nào?
kỷ XV xảy ra như thế nào?
Trước hành động cướp ngôi của Hồ Quý Ly, một số quý tộc và quan lại của nhà Trần đã ngấm ngầm sang Trung Quốc cầu cứu sự giúp đỡ của nhà Minh. Vốn sẵn dã tâm xâm lược, nhà Minh bèn viện cớ “Phù Trần diệt Hồ” và chuẩn bị đại binh kéo sang nước ta.
Quân Minh tràn vào lãnh thổ Đại Ngu, nhà Hồ đã kiên quyết kháng chiến, nhưng do chiến lược sai lầm, lại không đoàn kết được toàn dân nên đã thất bại nhanh chóng. Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly cùng tập đoàn nhà Hồ bị bắt, cuộc kháng chiến thất bại hoàn toàn.
Đánh bại được nhà Hồ và chiếm được Đại Ngu, quân Minh bèn vứt bỏ chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” và nhanh chóng thiết lập bộ máy cai trị của chúng.
Nước Đại Ngu bị đổi thành quận Giao Chỉ, coi như một bộ phận lãnh thổ của nhà Minh. Nhà Minh đã đề ra nhiều chính sách nhằm tận thu đến cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta. Bốn hình thức bóc lột được chúng tiến hành lâu dài và ổn định là chế độ thuế khóa nặng nề, chính sách độc quyền về muối, chính sách vơ vét tài nguyên và chính sách cướp đoạt ruộng đất.
Quân Minh đã tịch thu sách vở và phá hủy nhiều công trình văn hóa của Nhân dân ta. Hoàng đế nhà Minh là Minh Thành Tổ từng hai lần lệnh cho bọn quan quân đô hộ phải triệt để hủy hoại nền văn hóa Việt, trong đó mọi giấy tờ, sách vở (trừ các sách bói toán) cùng bia đá, chuông đồng... đều phải đốt hoặc phá bỏ cho bằng hết.
được phép sở hữu quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng đất thừa ra phải nộp cho Nhà nước.
Năm 1398, ông cải tổ một bước việc học, thi cử, đề cao chữ Nôm, loại bớt các sư tăng không đủ tiêu chuẩn.
Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu từ Đại Việt thành Đại Ngu (nghĩa là “niềm an vui lớn”). Sau khi lên ngôi, ông cùng người kế vị là Hồ Hán Thương tiếp tục cải cách đất nước. Ông ban hành chính sách hạn nô, quy định mỗi hạng người chỉ được phép có một số nô tì nhất định. Ông điều chỉnh phép đánh thuế: Với thuế ruộng thì thu 5 quan tiền mỗi mẫu so với 3 quan/mẫu thời Trần; hạng thuyền buôn được chia làm ba loại để thu thuế...
Hồ Quý Ly và triều đình kiên quyết chống lại các hành vi khiêu khích của nhà Minh (Trung Quốc). Ông tuyển thêm quân, huy động dân xây đắp các công trình phòng thủ quốc gia.
Hồ Quý Ly là một nhà cải cách kiên quyết và táo bạo. Các cải cách của ông và triều Hồ đã làm suy yếu sức mạnh chính trị và kinh tế của quý tộc, tôn thất họ Trần, tập trung ruộng đất vào tay nhà nước, làm tăng thêm nguồn thu nhập cho quốc gia. Tuy nhiên, cuộc cải cách vẫn không giải quyết được các yêu cầu bức thiết về cuộc sống, về quyền tự do của Nhân dân. Nông nô, nô tì từ phụ thuộc tư nhân thành phụ thuộc nhà nước và vẫn chưa được giải phóng. Nhân dân phải nộp tô thuế nhiều hơn trong khi nền kinh tế tiếp tục sa sút. Tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ cũng bị chính sách hạn điền làm cho điêu đứng, nên không thể trở thành chỗ dựa mới của nhà nước... Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối thời Trần vẫn chưa thể giải quyết triệt để.
III. NHÀ LÊ SƠ DIỆT GIẶC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
1. Thảm họa mất nước hơn 20 năm đầu thế kỷ XV xảy ra như thế nào? kỷ XV xảy ra như thế nào?
Trước hành động cướp ngôi của Hồ Quý Ly, một số quý tộc và quan lại của nhà Trần đã ngấm ngầm sang Trung Quốc cầu cứu sự giúp đỡ của nhà Minh. Vốn sẵn dã tâm xâm lược, nhà Minh bèn viện cớ “Phù Trần diệt Hồ” và chuẩn bị đại binh kéo sang nước ta.
Quân Minh tràn vào lãnh thổ Đại Ngu, nhà Hồ đã kiên quyết kháng chiến, nhưng do chiến lược sai lầm, lại không đoàn kết được toàn dân nên đã thất bại nhanh chóng. Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly cùng tập đoàn nhà Hồ bị bắt, cuộc kháng chiến thất bại hoàn toàn.
Đánh bại được nhà Hồ và chiếm được Đại Ngu, quân Minh bèn vứt bỏ chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” và nhanh chóng thiết lập bộ máy cai trị của chúng.
Nước Đại Ngu bị đổi thành quận Giao Chỉ, coi như một bộ phận lãnh thổ của nhà Minh. Nhà Minh đã đề ra nhiều chính sách nhằm tận thu đến cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta. Bốn hình thức bóc lột được chúng tiến hành lâu dài và ổn định là chế độ thuế khóa nặng nề, chính sách độc quyền về muối, chính sách vơ vét tài nguyên và chính sách cướp đoạt ruộng đất.
Quân Minh đã tịch thu sách vở và phá hủy nhiều công trình văn hóa của Nhân dân ta. Hoàng đế nhà Minh là Minh Thành Tổ từng hai lần lệnh cho bọn quan quân đô hộ phải triệt để hủy hoại nền văn hóa Việt, trong đó mọi giấy tờ, sách vở (trừ các sách bói toán) cùng bia đá, chuông đồng... đều phải đốt hoặc phá bỏ cho bằng hết.
Cùng với đó là quá trình đồng hóa văn hóa với thủ đoạn chính là bắt dân ta từ bỏ phong tục cũ để theo phong tục, lễ nghi của Trung Quốc. Chế độ giáo dục và thi cử ngu dân cũng được áp đặt.
Đối phó với các cuộc khởi nghĩa của Nhân dân ta, quân Minh không ngần ngại dùng những thủ đoạn khủng bố man rợ nhất. Miêu tả tội ác của chúng, Nguyễn Trãi đã viết:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế Gây binh, kết oán trải hai mươi năm”1.
Hai mươi năm dưới sự đô hộ của nhà Minh (1407- 1427), đất nước bị giày xéo, xã hội bị kìm hãm, cuộc sống và nhân phẩm con người bị chà đạp. Toàn thể dân tộc đứng trước thử thách mới vô cùng hiểm nghèo.