Vì sao Lê Quý Đôn được xem là nhà bác học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 92 - 94)

II. VIỆT NAM TRONG HAI THẾ KỶ XVII-X

5. Vì sao Lê Quý Đôn được xem là nhà bác học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ

học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII?

Lê Quý Đôn (1726-1784) tên thật Lê Danh Phương, hiệu là Quế Đường, người làng Diên Hà, huyện Diên Hà (nay thuộc tỉnh Thái Bình). Năm 12 tuổi, ông đã tinh thông các sách kinh, truyện, sách sử cùng sách của bách gia chư tử.

Lê Quý Đôn từng đỗ đầu cả ba kỳ thi là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong kỳ thi Đình năm 1752, do triều đình không lấy Trạng nguyên, nên Lê Quý Đôn dù đỗ đầu cũng chỉ được công nhận là Bảng nhãn (thấp hơn Trạng nguyên một bậc).

Lê Quý Đôn sau đó được bổ nhiệm làm quan. Năm 1760, ông được cử làm Phó sứ, đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Tài văn chương ứng đáp của ông đã khiến sĩ phu Trung Hoa và sứ thần Triều Tiên phải khâm phục. Về nước, ông xin từ chức vì lẽ vợ mới mất, con còn nhỏ dại. Mãi đến năm 1767, được chúa Trịnh tuyên triệu, ông mới trở lại quan trường.

Lê Quý Đôn được chúa Trịnh Sâm tin dùng, từng kinh qua các chức vụ thuộc cả hai ngạch văn, võ. Ông được thăng dần đến chức Bồi tụng (như Phó Tể tướng) với tước hiệu Dĩnh Thành Hầu. Khi mất, ông được triều đình truy tặng chức Đô Ngự sử, Công Bộ Thượng thư, tước Dĩnh Quận Công.

Sự nghiệp làm quan của Lê Quý Đôn có lúc thăng lúc trầm, nhưng ở chức vụ nào, ông cũng dốc sức vì triều đình, một lòng vì Nhân dân. Tên tuổi Lê Quý Đôn còn nổi bật trong lịch sử bởi tài năng hiếm có cùng quá trình lao động trí óc không ngừng nghỉ. Ông

am hiểu hầu hết các tri thức khoa học mà người Việt Nam lúc đó có được. Nhà sử học Phan Huy Chú (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) từng viết:

“Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người mà giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng ở trên đời”1.

Ông đã để lại cho đời sau một kho tàng trước tác khổng lồ, trải rộng trên khắp các lĩnh vực.

- Về sử học: Lê Quý Đôn là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Bắc sứ thông lục, Lê triều công thần liệt truyện... Trong đó, Đại Việt thông sử được viết xong năm ông 33 tuổi, tái hiện lịch sử đất nước thế kỷ XV-XVI. Phủ biên tạp lục hoàn thiện trong thời gian vài tháng khi ông được lệnh cùng trấn giữ đất Thuận Hóa (lúc ấy đã được chúa Trịnh thu hồi từ chúa Nguyễn), ghi chép lại nhiều thông tin quan trọng về tình hình của xứ Đàng Trong.

- Về sưu tầm và khảo cứu văn học: Lê Quý Đôn là tác giả của công trình đồ sộ mang tên Toàn Việt thi lục - tập hợp thơ văn của các tác giả từ thời Lý đến thời đại của ông.

- Về khảo cứu kinh điển Nho giáo: Lê Quý Đôn đã để lại một loạt tác phẩm như Xuân thu lược luận, Thi thuyết, Lễ thuyết, Thư kinh diễn nghĩa, Quần thư khảo biện...

1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t.1, tr.467. tr.467.

5. Vì sao Lê Quý Đôn được xem là nhà bác học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII?

Lê Quý Đôn (1726-1784) tên thật Lê Danh Phương, hiệu là Quế Đường, người làng Diên Hà, huyện Diên Hà (nay thuộc tỉnh Thái Bình). Năm 12 tuổi, ông đã tinh thông các sách kinh, truyện, sách sử cùng sách của bách gia chư tử.

Lê Quý Đôn từng đỗ đầu cả ba kỳ thi là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong kỳ thi Đình năm 1752, do triều đình không lấy Trạng nguyên, nên Lê Quý Đôn dù đỗ đầu cũng chỉ được công nhận là Bảng nhãn (thấp hơn Trạng nguyên một bậc).

Lê Quý Đôn sau đó được bổ nhiệm làm quan. Năm 1760, ông được cử làm Phó sứ, đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Tài văn chương ứng đáp của ông đã khiến sĩ phu Trung Hoa và sứ thần Triều Tiên phải khâm phục. Về nước, ông xin từ chức vì lẽ vợ mới mất, con còn nhỏ dại. Mãi đến năm 1767, được chúa Trịnh tuyên triệu, ông mới trở lại quan trường.

Lê Quý Đôn được chúa Trịnh Sâm tin dùng, từng kinh qua các chức vụ thuộc cả hai ngạch văn, võ. Ông được thăng dần đến chức Bồi tụng (như Phó Tể tướng) với tước hiệu Dĩnh Thành Hầu. Khi mất, ông được triều đình truy tặng chức Đô Ngự sử, Công Bộ Thượng thư, tước Dĩnh Quận Công.

Sự nghiệp làm quan của Lê Quý Đôn có lúc thăng lúc trầm, nhưng ở chức vụ nào, ông cũng dốc sức vì triều đình, một lòng vì Nhân dân. Tên tuổi Lê Quý Đôn còn nổi bật trong lịch sử bởi tài năng hiếm có cùng quá trình lao động trí óc không ngừng nghỉ. Ông

am hiểu hầu hết các tri thức khoa học mà người Việt Nam lúc đó có được. Nhà sử học Phan Huy Chú (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) từng viết:

“Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người mà giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng ở trên đời”1.

Ông đã để lại cho đời sau một kho tàng trước tác khổng lồ, trải rộng trên khắp các lĩnh vực.

- Về sử học: Lê Quý Đôn là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Bắc sứ thông lục, Lê triều công thần liệt truyện... Trong đó, Đại Việt thông sử được viết xong năm ông 33 tuổi, tái hiện lịch sử đất nước thế kỷ XV-XVI. Phủ biên tạp lục hoàn thiện trong thời gian vài tháng khi ông được lệnh cùng trấn giữ đất Thuận Hóa (lúc ấy đã được chúa Trịnh thu hồi từ chúa Nguyễn), ghi chép lại nhiều thông tin quan trọng về tình hình của xứ Đàng Trong.

- Về sưu tầm và khảo cứu văn học: Lê Quý Đôn là tác giả của công trình đồ sộ mang tên Toàn Việt thi lục - tập hợp thơ văn của các tác giả từ thời Lý đến thời đại của ông.

- Về khảo cứu kinh điển Nho giáo: Lê Quý Đôn đã để lại một loạt tác phẩm như Xuân thu lược luận, Thi thuyết, Lễ thuyết, Thư kinh diễn nghĩa, Quần thư khảo biện...

1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t.1, tr.467. tr.467.

- Về nghiên cứu Phật giáo và Đạo giáo: Ông là tác giả của một số công trình như Kim cương kinh chú giải, Đạo đức kinh diễn thuyết...

- Về kiến thức bách khoa: Ông đã để lại bộ bách khoa toàn thư mang tên Vân đài loại ngữ. Vân đài loại ngữ là bộ sách tổng hợp và hệ thống hóa tri thức về nhiều ngành khoa học và nghệ thuật đương thời, từ triết học, ngôn ngữ học, lý luận văn học, dân tộc học, địa lý học, nông học đến mỹ thuật, kỹ thuật...

- Về sáng tác văn học: Ông có các tác phẩm tiêu biểu như Quế Đường thi tập (thơ), Quế Đường văn tập (văn)...

Lê Quý Đôn còn là một trong những người Việt đầu tiên tiếp xúc với các kiến thức về địa lý, thiên văn và khoa học tự nhiên của phương Tây thông qua bản dịch tiếng Trung Quốc.

Với những đóng góp lớn lao cho đất nước, ông xứng đáng được người đời xưng tụng là bậc đại danh Nho, một nhà chính trị nổi tiếng, nhà bác học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)