II. VIỆT NAM TRONG HAI THẾ KỶ XVII-X
9. Phong trào khởi nghĩa nông dân trong thế kỷ XVIII diễn ra mạnh mẽ như thế nào?
thế kỷ XVIII diễn ra mạnh mẽ như thế nào?
Ở Đàng Ngoài, từ những năm 30 của thế kỷ XVIII và ở Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, chính quyền họ Trịnh và họ Nguyễn ngày càng mục nát. Đời sống của Nhân dân trở nên cơ cực. Điều này khiến cho các tầng lớp nhân dân, chủ yếu và đông đảo nhất là nông dân, không còn con đường nào khác ngoài nổi dậy giành quyền sống. Cho đến trước khi khởi nghĩa Tây Sơn - “cơn bão lửa” lớn nhất thế kỷ bùng nổ năm 1771, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra khắp nơi trong cả nước, đặc biệt tại Đàng Ngoài. Thế kỷ XVIII do vậy còn được các nhà sử học gọi là thế kỷ của khởi nghĩa nông dân.
Tại Đàng Ngoài, từ năm 1739 trở đi, phong trào khởi nghĩa lan rộng khắp các trấn. Lớn nhất là 4 cuộc khởi nghĩa dưới đây:
Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770)
Lê Duy Mật là tôn thất nhà Lê. Năm 1738, ông tổ chức cuộc chính biến nhằm lật đổ họ Trịnh và giành lại quyền lực cho họ Lê, nhưng thất bại. Ông chạy khỏi kinh thành rồi hô hào dân chúng nổi dậy. Lê Duy Mật lấy miền Tây Thanh Hóa làm địa bàn hoạt động chủ yếu. Về sau, ông chuyển căn cứ vào Trình Quang (Nghệ An) và mở rộng hoạt động ra khắp Thanh Hóa và miền Tây Nghệ An.
thơ khuyết danh viết bằng chữ Nôm đã ra đời như
Trê cóc, Trinh thử, Phan Trần, Nhị Độ Mai, Phạm Công - Cúc Hoa, Tống Trân - Cúc Hoa, Thạch Sanh... Trong thơ ca chữ Nôm, hai thể thơ dân tộc là lục bát và song thất lục bát được sử dụng phổ biến. Những truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn là tiếng nói chế giễu sâu cay của Nhân dân đối với bọn vua chúa, quan lại tham lam nhưng bất tài.
Các công trình kiến trúc và điêu khắc dân gian cũng nở rộ. Bấy giờ có câu “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” để nói lên nét đặc sắc về kiến trúc của các vùng quanh kinh thành Thăng Long. Xứ Sơn Nam (Nam) nổi tiếng về các cây cầu đá bắc qua những dòng sông, kênh; xứ Kinh Bắc nức danh về các chùa tháp lớn nhỏ; xứ Sơn Tây (Đoài) có rất nhiều đình làng.
Nhiều đình, chùa và các công trình kiến trúc được xây dựng lúc bấy giờ đến nay còn giữ được các tác phẩm điêu khắc gỗ miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường ở thôn quê như chèo thuyền, đánh cờ, đấu vật, đi cày... với nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát. Nghệ thuật tạc tượng có nhiều nét độc đáo, tiêu biểu là tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) và các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội).
Các loại hình sân khấu, âm nhạc và giải trí dân gian như chèo, tuồng, quan họ, hát xoan, trống quân, hát ả đào... được đông đảo Nhân dân say mê. Hát xướng được tổ chức ở các buổi hội hè, đình đám, các bữa tiệc lớn trong gia đình.
Bên cạnh đó, nền hội họa dân gian cũng có nhiều chuyển biến. Nhiều bức tranh thờ, tranh chân dung vẽ trên giấy hoặc lụa có giá trị nghệ thuật cao như
chân dung Nguyễn Quý Đức, chân dung Lê Đình Kiên, bức tranh Võ quan vinh quy đồ, Văn quan vinh quy đồ, Giảng học đồ... Các sản phẩm của dòng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) và tranh làng Sình (Huế) được người dân đặc biệt ưa chuộng.
9. Phong trào khởi nghĩa nông dân trong thế kỷ XVIII diễn ra mạnh mẽ như thế nào? thế kỷ XVIII diễn ra mạnh mẽ như thế nào?
Ở Đàng Ngoài, từ những năm 30 của thế kỷ XVIII và ở Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, chính quyền họ Trịnh và họ Nguyễn ngày càng mục nát. Đời sống của Nhân dân trở nên cơ cực. Điều này khiến cho các tầng lớp nhân dân, chủ yếu và đông đảo nhất là nông dân, không còn con đường nào khác ngoài nổi dậy giành quyền sống. Cho đến trước khi khởi nghĩa Tây Sơn - “cơn bão lửa” lớn nhất thế kỷ bùng nổ năm 1771, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra khắp nơi trong cả nước, đặc biệt tại Đàng Ngoài. Thế kỷ XVIII do vậy còn được các nhà sử học gọi là thế kỷ của khởi nghĩa nông dân.
Tại Đàng Ngoài, từ năm 1739 trở đi, phong trào khởi nghĩa lan rộng khắp các trấn. Lớn nhất là 4 cuộc khởi nghĩa dưới đây:
Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770)
Lê Duy Mật là tôn thất nhà Lê. Năm 1738, ông tổ chức cuộc chính biến nhằm lật đổ họ Trịnh và giành lại quyền lực cho họ Lê, nhưng thất bại. Ông chạy khỏi kinh thành rồi hô hào dân chúng nổi dậy. Lê Duy Mật lấy miền Tây Thanh Hóa làm địa bàn hoạt động chủ yếu. Về sau, ông chuyển căn cứ vào Trình Quang (Nghệ An) và mở rộng hoạt động ra khắp Thanh Hóa và miền Tây Nghệ An.
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1740-1751)
Nguyễn Hữu Cầu còn được gọi là Quận He, sinh trưởng tại trấn Hải Dương (Hải Dương và Hải Phòng hiện nay). Ông từng tham gia cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ lãnh đạo và trở thành con rể của Nguyễn Tuyển.
Năm 1740, khởi nghĩa Nguyễn Tuyển bị đàn áp. Nguyễn Hữu Cầu liền tổ chức một cuộc dấy nghĩa mới do ông đứng đầu. Ông lấy Đồ Sơn (Hải Phòng) làm căn cứ, từng mở rộng phạm vi hoạt động đến các trấn Kinh Bắc, Sơn Nam và đã hai lần tiến đánh kinh thành Thăng Long, nhưng bất thành. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu được xem là cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở Đàng Ngoài.
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751)
Nguyễn Danh Phương còn được gọi là Quận Hẻo, là lãnh tụ phong trào nông dân ở trấn Sơn Tây (Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Tây cũ). Ông xây dựng căn cứ kiên cố ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Từ Tam Đảo, Nguyễn Danh Phương dần kiểm soát một địa bàn rộng thuộc hai trấn Sơn Tây và Tuyên Quang, xây dựng một chính quyền riêng và được xem là “một địch quốc của triều đình”. Năm 1751, ông bị bắt rồi bị xử tử cùng ngày với Nguyễn Hữu Cầu.
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769)
Hoàng Công Chất là thủ lĩnh phong trào nông dân trấn Sơn Nam (Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Về sau, để tránh các cuộc đàn áp của quân Trịnh, ông chuyển lên miền Tây Bắc. Ông đóng tại Mường Thanh và xây thành Bản Phủ làm nơi trú đóng lâu dài.
Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ dân cư miền biên giới trước các cuộc quấy phá của giặc cướp và thu hồi được một số vùng đất bị bọn quan lại nhà Thanh (Trung Quốc) lấn chiếm.
Sau khi ông mất, con trai là Hoàng Công Toản nối nghiệp. Năm 1769, quân Trịnh mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Bản Phủ. Hoàng Công Toản chống đỡ không nổi nên nghĩa quân tan vỡ.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Đàng Trong
Tại Đàng Trong, từ giữa thế kỷ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa cũng đã liên tiếp nổ ra. Tiêu biểu là khởi nghĩa của Lía ở Bình Định, khởi nghĩa của người H’rê ở miền núi Quảng Ngãi, khởi nghĩa của người Chăm ở Thuận Thành (Bình Thuận), khởi nghĩa của thương nhân và thợ thủ công ở Đông Phố (Đồng Nai).
Các cuộc đấu tranh của Nhân dân Đàng Trong đều bị dập tắt nhanh chóng và không mạnh mẽ như Đàng Ngoài, nhưng đã chứng tỏ tinh thần phản kháng quyết liệt của người dân đối với chính quyền họ Nguyễn đang mục ruỗng, tạo tiền đề cho sự bùng phát của phong trào nông dân Tây Sơn sau này.