Hãy cho biết đôi nét về danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 72 - 74)

III. NHÀ LÊ SƠ DIỆT GIẶC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

4. Hãy cho biết đôi nét về danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi?

hóa thế giới Nguyễn Trãi?

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Cha ông là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh cuối thời Trần.

Ông sớm đã nổi tiếng về tài văn chương, kinh sử cùng binh thư thao lược đều am hiểu. Năm 20 tuổi (1400), Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta. Vua tôi triều Hồ bị bắt đưa về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc cha. Nghe lời cha khuyên, ông trở

ruộng được nhận của mỗi đối tượng (gọi là ruộng khẩu phần) có sự phân biệt tùy theo địa vị và thân phận. Những người được chia ruộng chỉ có quyền sử dụng chứ không được quyền sở hữu.

Trên lĩnh vực giáo dục và khoa cử, vương triều Lê sơ đã học hỏi kinh nghiệm của Trung Hoa và đặt ra nhiều điển lệ làm quy chuẩn cho các triều đại về sau. Đó là định lệ chặt chẽ về các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, quy định cứ 3 năm tổ chức một kỳ thi Hội. Đó là việc khắc tên những người thi đỗ trong mỗi kỳ thi vào bia đá rồi đặt trang trọng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám... Thời Lê Thánh Tông được xem là thời cực thịnh của chế độ giáo dục và thi cử của lịch sử Việt Nam trung đại; trong 38 năm đã tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 9 trạng nguyên trên tổng số 46 trạng nguyên suốt toàn bộ nền khoa cử Nho học Việt Nam.

Thời Lê sơ còn ghi dấu trong lịch sử với việc xuất hiện nhiều công trình văn học và khoa học đồ sộ. Về văn học, nổi tiếng nhất là áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), kế đó là Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc ngữ thi tập (đều của Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông)... Về khoa học, có Đại Việt sử ký toàn thư (bộ quốc sử lớn nhất thời phong kiến), Dư địa chí (địa lý học - Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ (địa lý và bản đồ học), Quốc triều hình luật (hay luật Hồng Đức, bộ luật hoàn bị nhất thời phong kiến), Thiên Nam dư hạ tập (công trình điển chương pháp chế lớn nhất thế kỷ XV), Đại thành toán pháp (toán học - Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (toán học - Vũ Hữu), Bản thảo thực vật toát yếu (y học - Phan Phu Tiên)...

Một đặc điểm nổi bật nữa của thời Lê sơ là việc

lãnh thổ được mở rộng về phía tây và phía nam. Dưới thời Lê Nhân Tông (1442-1459), tù trưởng đất Bồn Man (Lào) xin dâng đất và theo về với nhà Lê. Triều Lê đã đổi vùng đất ấy thành châu Quy Hợp. Đến thời Lê Thánh Tông thì đổi thành Trấn Ninh. Vùng đất này tương ứng với một phần phía Tây Nghệ An và một phần Đông Bắc của Lào ngày nay.

Năm 1471, Lê Thánh Tông chinh phạt Chămpa và sáp nhập một bộ phận đất đai Chămpa vào Đại Việt. Từ đó, biên giới nước nhà mở rộng được đến đèo Cù Mông, tức ranh giới tự nhiên giữa Bình Định - Phú Yên ngày nay.

Với gần 100 năm trị nước, nhà Lê sơ đã khiến nước Đại Việt được phục hưng trên mọi phương diện, trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á đương thời.

4. Hãy cho biết đôi nét về danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi? hóa thế giới Nguyễn Trãi?

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Cha ông là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh cuối thời Trần.

Ông sớm đã nổi tiếng về tài văn chương, kinh sử cùng binh thư thao lược đều am hiểu. Năm 20 tuổi (1400), Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta. Vua tôi triều Hồ bị bắt đưa về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc cha. Nghe lời cha khuyên, ông trở

về, nhưng bị quân Minh bắt giữ ở thành Đông Quan. Thoát khỏi tay giặc, ông tìm đường vào Lam Sơn (Thanh Hóa) để phò tá Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.

Nguyễn Trãi là một trong những người tham dự Hội thề Lũng Nhai năm 1416, là người viết Bình Ngô sách dâng lên Lê Lợi, trong đó xác định rõ mục tiêu và phương hướng của cuộc khởi nghĩa. Khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, ông không những sát cánh với chủ tướng Lê Lợi để bàn mưu tính kế mà còn trực tiếp viết thư gửi tướng tá nhà Minh, đấu trí với chúng, vận động chúng quy hàng. Ông trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa bên cạnh lãnh tụ tối cao Lê Lợi.

Tháng 4/1428, nhà Hậu Lê được dựng lên sau khi quét sạch quân giặc. Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần và là một trong các trụ cột của triều đình. Sau một thời gian làm quan, ông xin trí sĩ, chọn đất Côn Sơn (Hải Dương) làm nơi ở ẩn. Đó là vào những năm 1438-1440.

Năm 1440, Hoàng đế Lê Thái Tông mời ông về triều và giao cho nhiều chức vụ quan trọng. Mọi việc đang tốt đẹp thì xảy ra chuyện Lê Thái Tông đột ngột băng hà khi tuần du qua Lệ Chi Viên (Bắc Ninh). Nhân cơ hội này, bọn gian thần đã vu cho Nguyễn Trãi chủ mưu giết vua rồi khép ông vào trọng tội phải tru di ba họ. Nguyễn Trãi cùng gia quyến và họ hàng thân thích bị xử tử vào ngày 19/9/1442.

Nỗi oan ấy, mãi đến năm 1464, Hoàng đế Lê Thánh Tông mới hóa giải và bổ dụng người con còn sống sót của Nguyễn Trãi làm quan.

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc có công giải phóng đất nước, thành lập vương triều Hậu Lê. Ông luôn quan niệm “dân là gốc”, mọi sự thành bại của đất

nước đều xuất phát từ việc người cầm quyền được dân ủng hộ hay đánh mất lòng dân.

Ông còn là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn hóa, nhà văn và nhà thơ kiệt xuất. Ông để lại cho đời nhiều danh tác đó là: Bình Ngô đại cáo - được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của đất nước (sau bài thơ Nam quốc sơn hà thời Lý); Quân trung từ mệnh tập - tập hợp các văn kiện đấu tranh ngoại giao của ông thời Lam Sơn khởi nghĩa; Lam Sơn thực lục - công trình sử học đầu tiên ghi chép một cách hệ thống về quá trình diễn biến và thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn; Dư địa chí - công trình ghi chép tương đối đầy đủ về địa lý và sản vật của đất nước đương thời; là các tập thơ Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập cùng một loạt sáng tác văn học khác... Công lao và tài đức của ông mãi lưu danh trong sử sách, được hậu thế nể trọng và đánh giá rất cao.

Năm 1980, tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục (UNESCO) của Liên hợp quốc đã kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, xếp ông vào hàng các danh nhân văn hóa lừng danh của thế giới. Sự tôn vinh đó là xứng đáng với các đóng góp to lớn của ông cho Nhân dân, đất nước Việt Nam cùng sự lan tỏa các giá trị văn hóa, tư tưởng của ông trên phạm vi toàn nhân loại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)