II. VIỆT NAM TRONG HAI THẾ KỶ XVII-X
3. Hãy nêu những nét khái quát về tình hình Đàng Ngoài và Đàng Trong trong hai thế
hình Đàng Ngoài và Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII-XVIII?
Tại Đàng Ngoài, sau khi thiết lập phủ chúa, Trịnh Tùng và 10 đời con cháu kế tiếp đã trở thành các chúa Trịnh, là người lãnh đạo có quyền lực lớn nhất ở đất Bắc Hà. Các chúa Trịnh như Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương là những người tài năng, dốc lòng trị nước. Những vị chúa đời sau như Trịnh Giang, Trịnh Sâm, Trịnh Khải không bằng được người trước, lại ăn chơi sa đọa nên triều chính ngày càng xuống dốc.
Về phía vua Lê, tính cả Lê Thế Tông là người chứng kiến ngày toàn thắng của cuộc chiến Lê - Mạc và cũng chứng kiến sự hình thành thể chế vua Lê - chúa Trịnh, nhà Lê còn truyền nối thêm được 12 đời trên tổng số 16 đời từ khi tái lập triều đại năm 1533. Tổ chức của triều đình vua Lê vẫn được duy trì, nhưng quyền lực rất hạn chế. Chúa Trịnh lập vương
nói là, họ Trịnh tuy lấn át nhà Lê, nhưng chưa từng xuống tay đổi triều soán vị. Vì sao lại như vậy?
Năm 1548, khi Hoàng đế Lê Trung Tông băng hà không có con nối dõi. Trịnh Kiểm lúc ấy cũng muốn thực sự thay thế nhà Lê, nhưng còn băn khoăn chưa quyết, bèn sai người đến vấn kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (là Trạng nguyên thời nhà Mạc, đã từ quan ở ẩn, nổi tiếng về tài tiên tri). Nguyễn Bỉnh Khiêm không trả lời thẳng mà nói hai câu hàm ý:
“Năm nay lúa không tốt, nên lấy thóc cũ mà gieo” và
“Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”. Trịnh Kiểm nghe báo lại, hiểu ý, bèn từ bỏ ý định, tìm một người dòng dõi họ Lê và đưa lên ngôi.
Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trịnh Kiểm đều rất am hiểu thế sự, nên chỉ cần những lời ẩn ngôn là đủ hiểu. Địa vị và quyền lực của Trịnh Kiểm đang có đều nhờ vào việc phù giúp nhà Lê, dựa vào ngọn cờ tư tưởng “phù Lê, diệt Mạc”. Nếu Trịnh Kiểm lật đổ nhà Lê, thì trong con mắt người đời, đó không khác gì hành động của Mạc Đăng Dung trước kia. Thay vào đó, nếu một lòng phò tá nhà Lê, thì Trịnh Kiểm và con cháu chỉ ở dưới một người mà trên muôn người. Hàm ý câu nói “gieo thóc cũ” và “giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” là như vậy.
Khi chiến tranh kết thúc, tàn quân của họ Mạc chỉ còn bám trụ tại Cao Bằng, không đủ sức uy hiếp quyền lực của họ Trịnh. Nhưng liền đó, chúa Trịnh phải đương đầu với họ Nguyễn ở phương Nam vẫn xem vua Lê là chính thống. Họ Nguyễn tồn tại là một đối trọng của họ Trịnh, đã gây áp lực chính trị khiến chúa Trịnh phải duy trì cơ nghiệp nhà Lê, lấy đó làm
chỗ dựa hiệu triệu Nhân dân và đủ chính danh để thảo phạt họ Nguyễn. Mặt khác, theo thời gian, sĩ dân Bắc Hà đã quen với thực tế “Hoàng gia giữ uy phúc, vương phủ giữ quyền bính”, xem chúa Trịnh là bầy tôi tận tụy của nhà Lê, nên càng không dễ dàng thay đổi một khi họ Trịnh thực sự ngồi lên ngai vàng. Trong dân gian thời này còn có câu “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong” để nói lên sự gắn kết chặt chẽ về quyền lợi giữa họ Lê và họ Trịnh.
Đó là những nguyên do chủ yếu về chính trị, quân sự và xã hội đã chi phối việc duy trì cục diện vua Lê - chúa Trịnh trong hai thế kỷ XVII - XVIII.
3. Hãy nêu những nét khái quát về tình hình Đàng Ngoài và Đàng Trong trong hai thế hình Đàng Ngoài và Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII-XVIII?
Tại Đàng Ngoài, sau khi thiết lập phủ chúa, Trịnh Tùng và 10 đời con cháu kế tiếp đã trở thành các chúa Trịnh, là người lãnh đạo có quyền lực lớn nhất ở đất Bắc Hà. Các chúa Trịnh như Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương là những người tài năng, dốc lòng trị nước. Những vị chúa đời sau như Trịnh Giang, Trịnh Sâm, Trịnh Khải không bằng được người trước, lại ăn chơi sa đọa nên triều chính ngày càng xuống dốc.
Về phía vua Lê, tính cả Lê Thế Tông là người chứng kiến ngày toàn thắng của cuộc chiến Lê - Mạc và cũng chứng kiến sự hình thành thể chế vua Lê - chúa Trịnh, nhà Lê còn truyền nối thêm được 12 đời trên tổng số 16 đời từ khi tái lập triều đại năm 1533. Tổ chức của triều đình vua Lê vẫn được duy trì, nhưng quyền lực rất hạn chế. Chúa Trịnh lập vương
phủ ở phía đông nam Hoàng thành Thăng Long, biệt lập với cung vua Lê. Chúa Trịnh lập ra bộ máy chính quyền riêng của phủ chúa, ấy là Ngũ phủ - Phủ liêu do các chức Chưởng Phủ sự, Thự Phủ sự (quan võ) và Tham tụng, Bồi tụng (quan văn) đứng đầu.
Nhìn chung, trong thế kỷ XVII và mấy chục năm đầu thế kỷ XVIII, các chúa Trịnh đều nỗ lực chăm lo đến mọi mặt của đất nước. Sử cũ còn ca ngợi giai đoạn 50 năm (1680-1729) dưới thời vua Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Căn, Trịnh Cương là thời gian thịnh trị nhất của nhà Lê Trung hưng (1533-1788).
Tuy nhiên, trong thế kỷ XVII, xung đột, nội chiến vẫn không giảm bớt. Chính quyền Lê - Trịnh phải động binh thường xuyên nhằm chống lại thế lực của con cháu nhà Mạc ở Cao Bằng (mãi đến năm 1677, chúa Trịnh mới tiêu diệt được thế lực này, thu hồi đất Cao Bằng) và chinh phạt họ Nguyễn ở phía Nam. Sự ổn định chính trị do vậy chỉ là tương đối.
Tại Đàng Trong, tính từ Nguyễn Hoàng, dòng họ Nguyễn có tất cả 9 đời chúa. Trừ vị chúa cuối cùng là Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, để gian thần lộng hành khiến triều chính suy đồi rồi sụp đổ, các vị chúa còn lại tuy có tính cách và năng lực khác nhau, nhưng đều là những nhà lãnh đạo biết cách trị nước an dân.
Các chúa Nguyễn đã dần thiết lập được một bộ máy chính quyền khá hoàn chỉnh trên khắp cõi, độc lập với Đàng Ngoài. Đô thành sau nhiều lần chuyển dịch được đặt ở Phú Xuân (Huế).
Thông qua bộ máy hành chính và quan lại dù còn cồng kềnh và chưa thực sự hoàn thiện, các chúa
Nguyễn đã giữ vững ổn định chính trị, xã hội trong một thời gian khá dài (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII), tạo điều kiện để xã hội Đàng Trong phát triển về mọi mặt và gặt hái được nhiều thành tựu về mở mang lãnh thổ cũng như kinh tế, văn hóa, xã hội...
4. Hãy cho biết đôi điều về cuộc đời và sự nghiệp của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê