Vì sao chiến tranh Trịnh Nguyễn nổ ra? Kết cục thế nào?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 82 - 84)

II. VIỆT NAM TRONG HAI THẾ KỶ XVII-X

1. Vì sao chiến tranh Trịnh Nguyễn nổ ra? Kết cục thế nào?

Kết cục thế nào?

Khi mới tái lập nhà Lê, Nguyễn Kim là công thần hàng đầu, được vua tin tưởng, tướng sĩ phục tùng. Năm 1545, Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết. Quyền lực rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm đã tìm cách giết con trưởng của Nguyễn Kim để trừ hậu họa. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vì thế lo sợ không yên.

Nhà Mạc là một vương triều chính thống trong lịch sử Việt Nam trung đại, đã có những đóng góp tích cực cho quốc gia dân tộc trong hai thế kỷ XVI-XVII.

2. Chiến tranh Lê - Mạc diễn ra thế nào và để lại hậu quả gì?

Việc nhà Mạc được dựng lên đã khiến một số cựu thần nhà Lê rất căm giận. Một tướng lĩnh cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim đã chạy vào Thanh Hóa, tìm một người thuộc dòng dõi Lê Thánh Tông để đưa lên ngôi, tái lập nhà Lê vào năm 1533. Nhà Mạc nhiều lần đem quân trấn áp nhưng không được.

Từ năm 1545, lực lượng nhà Lê hoàn toàn làm chủ vùng Thanh Hóa, Nghệ An và từng bước kiểm soát các vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Lãnh thổ đất nước thực tế đã bị chia hai. Nhà Mạc chiếm giữ nửa phía Bắc Đại Việt, nên còn gọi là Bắc triều; nhà Lê chiếm giữ nửa phía Nam, được gọi là Nam triều. Cũng từ năm 1545, cuộc tranh hùng Lê - Mạc, còn gọi là chiến tranh Nam - Bắc triều, chính thức bùng nổ.

Chiến tranh Lê - Mạc diễn biến theo ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu, từ năm 1545 đến năm 1569: Hai bên ở thế giằng co quyết liệt nhưng không bên nào giành thắng lợi. Về phía nhà Mạc, người thống lĩnh toàn quân là Khiêm Vương kiêm Phụ chính Mạc Kính Điển. Phía nhà Lê, Lượng Quốc Công Trịnh Kiểm thay thế Nguyễn Kim trở thành tướng lĩnh cao cấp nhất.

Giai đoạn hai, từ năm 1570 đến năm 1583: Ưu thế thuộc về Bắc triều. Hầu như năm nào quân Mạc cũng tấn công vào vùng quân Lê kiểm soát. Bên phía nhà Mạc, Khiêm Vương kiêm Phụ chính Mạc Kính Điển

vẫn là người thống lĩnh toàn quân. Ở phía Nam triều, sau khi Trịnh Kiểm mất năm 1569, con trai thứ là Trịnh Tùng thay cha nắm giữ binh quyền.

Giai đoạn cuối, từ năm 1583 đến năm 1592: Mạc Kính Điển qua đời, nhà Mạc mất đi chỗ dựa vững chắc nhất nên dần thất thế trên chiến trường. Quân Lê do họ Trịnh chỉ huy đã đánh thắng nhiều trận và ở trận quyết định năm 1592, đã tiêu diệt chủ lực quân Mạc, bắt giết vua Mạc. Lực lượng còn lại của họ Mạc phải chạy lên Cao Bằng. Chiến tranh Nam - Bắc triều chấm dứt.

Trong gần 50 năm chiến tranh, hai bên đụng độ 38 trận lớn, nhỏ. Vùng Ninh Bình, Thanh Hóa là chiến trường chính. Chiến tranh đã gây biết bao tang thương, chết chóc cho Nhân dân, khiến mùa màng ở những vùng chiến địa bị tàn phá nặng nề. Chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc nội chiến giữa hai thế lực phong kiến, đã phá vỡ nền thống nhất quốc gia, gây ra mầm mống của sự chia cắt đất nước kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII.

II. VIỆT NAM TRONG HAI THẾ KỶ XVII - XVIII

1. Vì sao chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra? Kết cục thế nào? Kết cục thế nào?

Khi mới tái lập nhà Lê, Nguyễn Kim là công thần hàng đầu, được vua tin tưởng, tướng sĩ phục tùng. Năm 1545, Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết. Quyền lực rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm đã tìm cách giết con trưởng của Nguyễn Kim để trừ hậu họa. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vì thế lo sợ không yên.

Mâu thuẫn giữa hai họ Nguyễn và Trịnh nhen nhóm kể từ đó.

Năm 1558, Nguyễn Hoàng, với sự trợ giúp của chị gái (vợ Trịnh Kiểm), đã được Trịnh Kiểm chấp thuận cho vào trấn thủ vùng Thuận Hóa (dải đất miền Trung từ phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân) - một nơi “rừng thiêng nước độc”, quân Mạc vẫn luôn nhòm ngó. Nguyễn Hoàng là người cơ mưu và tài trí, khi đến đã từng bước thu phục nhân tâm, phát triển lực lượng, chăm lo cuộc sống nhân dân, dần biến nơi đây thành cứ địa của họ Nguyễn. Năm 1570, Nguyễn Hoàng được kiêm quản vùng Quảng Nam (dải đất miền Trung từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông).

Cho đến cuối thế kỷ XVI, Nguyễn Hoàng một mặt ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng, nhưng mặt khác vẫn tỏ ra thần phục họ Trịnh. Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời, trước khi mất, ông dặn dò người nối nghiệp là Nguyễn Phúc Nguyên phải quyết giữ đất đai, chống lại họ Trịnh, mở mang cơ đồ.

Nối chí cha, Nguyễn Phúc Nguyên cho xây dựng Lũy Thầy ở Quảng Bình, chỉnh đốn binh mã, lập chính quyền riêng, dần cắt đứt quan hệ với họ Trịnh. Những động thái của họ Nguyễn đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn sau đó. Năm 1627, quân Trịnh dưới danh nghĩa nhà Lê đã lần đầu tiên tấn công quân Nguyễn. Từ đó đến năm 1672, hai bên đã đánh nhau tất cả 7 lần, biến vùng Nghệ An và Quảng Bình thành chiến trường ác liệt. Trong 7 lần thì có đến 6 lần quân Trịnh chủ động tấn công, chỉ một lần quân Nguyễn xuất binh trước.

Năm 1672, cả hai bên nhận thấy không bên nào có thể giành chiến thắng nên đã ngưng chiến, lấy sông

Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến phân chia đất nước. Vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc thuộc về họ Trịnh, còn gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà; vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam thuộc về họ Nguyễn, còn gọi là Đàng Trong hay Nam Hà. Cục diện Đàng Ngoài - Đàng Trong kéo dài mãi đến cuối thế kỷ XVIII. Sông Gianh và Lũy Thầy là ranh giới ngăn đôi đất nước:

Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”

(Ca dao)

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã khiến đất nước ta một lần nữa bị chia cắt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)