Trần Hưng Đạo: Dụ chư tì tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) Bản dịch in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 52 - 56)

Bản dịch in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), Sđd, t.1, tr.79.

Cuộc kháng chiến lần thứ hai (năm 1285)

- Những năm trước cuộc chiến

Bị đánh bật khỏi Đại Việt khiến quân Mông Cổ rất tức tối. Tuy nhiên, chúng chưa thể lập tức đem quân báo thù vì nội bộ xảy ra tranh chấp quyền lực, rồi lại phải hoàn thành cuộc xâm lăng Trung Quốc. Năm 1271, Mông Cổ đổi quốc hiệu thành Đại Nguyên. Sau khi diệt được Nam Tống (1279), chúng liền xúc tiến việc bành trướng xuống phương Nam.

Nhà Nguyên nhiều lần sai sứ sang nước ta hạch sách đủ điều: Khi thì đòi nộp sổ sách, lương thảo, nộp người, khi thì đặt chức quan theo dõi hoạt động của ta, lúc lại đòi hoàng đế nhà Trần phải sang trình diện. Bọn sứ giả nghênh ngang đi lại ngoài đường, hống hách không kiêng sợ ai.

Vua tôi nhà Trần một mặt cố gắng tránh va chạm, tiếp đãi sứ giả nhà Nguyên chu đáo, nộp cống đều đặn. Bản thân Trần Quốc Tuấn có lần tiếp sứ bị chúng lấy mũi tên đâm vào đầu, nhưng ông vẫn nín nhịn. Mặt khác, nhà Trần dùng mọi lý lẽ để từ chối các yêu sách của giặc và từng bước chuẩn bị cho cuộc chiến biết chắc là không thể tránh khỏi.

Mùa xuân năm 1283, quân Nguyên do Toa Đô cầm đầu được lệnh đánh xuống Chiêm Thành, nước láng giềng phía Nam Đại Việt. Chúng âm mưu tiêu diệt nhanh Chiêm Thành rồi đánh thẳng lên nước ta. Quân dân Chiêm Thành chống trả kịch liệt khiến Toa Đô tiến quân rất khó khăn.

Trước đó, nhận thấy nguy cơ ngoại xâm đang gần kề, nhà Trần đã tổ chức hội nghị vương hầu và

bách quan tại Bình Than (Hải Dương) vào mùa đông năm 1282. Hội nghị bàn kế đánh, phòng bị và chia quân đóng giữ các nơi hiểm yếu. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản mới 15 tuổi nên không được vào dự. Đứng ở ngoài nghe, Quốc Toản căm tức quân giặc đến nỗi tay cầm quả cam vua ban mà bóp nát lúc nào không hay. Quốc Toản về nhà, tự tập hợp được một đội quân hơn 1.000 người, giương cao lá cờ đề 6 chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chờ ngày đọ sức với địch.

Mùa đông năm 1284, nhà Trần mở cuộc tập trận quy mô lớn, giao cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo) chức tổng chỉ huy toàn quân. Trong những tháng ngày sục sôi rèn luyện quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã viết bài Hịch tướng sĩ nổi tiếng, khích lệ quân sĩ xông lên cứu nước, diệt thù.

Bài hịch có đoạn: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ... Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”1.

Đầu năm 1285, hoàng đế nhà Trần triệu tập các bô lão trong cả nước về dự hội nghị tại điện Diên Hồng. Trả lời câu hỏi của hoàng đế: “Thế giặc mạnh

1. Trần Hưng Đạo: Dụ chư tì tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ). Bản dịch in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học Bản dịch in trong Bùi Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), Sđd, t.1, tr.79.

ta nên đánh hay hàng?”, muôn người đồng thanh hô: “Đánh”1. Tiếng hô của các bô lão thể hiện tinh thần bất khuất, quyết tâm giữ nước của toàn dân.

- Kháng chiến bùng nổ

Cuối tháng 01/1285, 50 vạn quân Nguyên do con trai vua Nguyên là Thoát Hoan thống lĩnh đã ồ ạt tràn vào nước ta. Phòng tuyến biên giới của ta bị chọc thủng. Quân nhà Trần theo lệnh Trần Hưng Đạo lui về lập phòng tuyến mới tại Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

Tại Vạn Kiếp, trả lời nỗi băn khoăn của hoàng đế về việc có nên hàng để cứu muôn dân, Trần Hưng Đạo đã nói một câu bất hủ: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”2.

Quân Nguyên đánh mạnh vào Vạn Kiếp. Phòng tuyến này cũng không giữ được. Quân Trần tập kết về Thăng Long rồi như lần trước, quyết định dùng kế “vườn không nhà trống” để tạm tránh thế giặc mạnh. Nhân dân Thăng Long tản cư về các miền quê trong khi quân chủ lực rút về Nam.

Thoát Hoan chiếm được kinh thành nhưng khiếp sợ trước cảnh phố phường vắng lặng nên phải đóng trại ở bờ bắc sông Hồng. Hắn lệnh cho Toa Đô đang ở Chiêm Thành lập tức từ phía Nam đánh ra. Tướng trấn giữ Nghệ An là quý tộc họ Trần đem quân hàng giặc. Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải vào cứu Nghệ An nhưng không thành. Toa Đô tiếp tục tiến ra Thanh Hóa.

1, 2. Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.50, 81. toàn thư, Sđd, t.2, tr.50, 81.

Thoát Hoan lệnh cho Toa Đô tiến nhanh hơn nữa. Bản thân Thoát Hoan cũng dẫn quân tấn công mạnh vào chủ lực quân Trần. Chúng âm mưu tạo thành hai gọng kìm bóp nát đầu não kháng chiến của ta.

Tình thế vô cùng gian nguy. Trần Ích Tắc là chú vua cũng hàng giặc. Trần Hưng Đạo tổ chức các trận đánh kìm chân giặc rồi đưa triều đình rút về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình). Quân Nguyên đánh ập vào. Trần Hưng Đạo mưu trí đánh lạc hướng giặc, rút ra miền Đông Bắc rồi theo đường biển chuyển vào Nam, chiếm lại Thanh Hóa và củng cố lực lượng tại đây. Chiến lược hai gọng kìm của địch bị bẻ gãy. Toa Đô không thể hội quân với Thoát Hoan.

Trong trận chiến giữ chân giặc tại bãi Thiên Mạc (Hà Nam), tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt. Chúng dụ dỗ ông nếu hàng phục sẽ được phong tước vương. Ông đã quát vào mặt chúng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” rồi hiên ngang chịu chết.

Thoát Hoan phải rải quân chốt giữ nhiều nơi. Nhưng quân Nguyên càng đóng lâu thì càng thiếu lương thực. Tình hình dần chuyển biến có lợi cho ta. Vị tổng chỉ huy Trần Hưng Đạo nhận định thời cơ đang đến nên ra sức chuẩn bị tổng phản công.

Tháng 5/1285, theo kế hoạch của Trần Hưng Đạo, cả nước được lệnh “nổi lên đánh lớn”. Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái đại thắng tại trận Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên). Trần Nhật Duật đánh bại giặc ở Hàm Tử (Hưng Yên). Trần Quang Khải giáng đòn sấm sét vào giặc tại bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) rồi tiến về giải phóng Thăng Long. Thoát Hoan

ta nên đánh hay hàng?”, muôn người đồng thanh hô: “Đánh”1. Tiếng hô của các bô lão thể hiện tinh thần bất khuất, quyết tâm giữ nước của toàn dân.

- Kháng chiến bùng nổ

Cuối tháng 01/1285, 50 vạn quân Nguyên do con trai vua Nguyên là Thoát Hoan thống lĩnh đã ồ ạt tràn vào nước ta. Phòng tuyến biên giới của ta bị chọc thủng. Quân nhà Trần theo lệnh Trần Hưng Đạo lui về lập phòng tuyến mới tại Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

Tại Vạn Kiếp, trả lời nỗi băn khoăn của hoàng đế về việc có nên hàng để cứu muôn dân, Trần Hưng Đạo đã nói một câu bất hủ: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”2.

Quân Nguyên đánh mạnh vào Vạn Kiếp. Phòng tuyến này cũng không giữ được. Quân Trần tập kết về Thăng Long rồi như lần trước, quyết định dùng kế “vườn không nhà trống” để tạm tránh thế giặc mạnh. Nhân dân Thăng Long tản cư về các miền quê trong khi quân chủ lực rút về Nam.

Thoát Hoan chiếm được kinh thành nhưng khiếp sợ trước cảnh phố phường vắng lặng nên phải đóng trại ở bờ bắc sông Hồng. Hắn lệnh cho Toa Đô đang ở Chiêm Thành lập tức từ phía Nam đánh ra. Tướng trấn giữ Nghệ An là quý tộc họ Trần đem quân hàng giặc. Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải vào cứu Nghệ An nhưng không thành. Toa Đô tiếp tục tiến ra Thanh Hóa.

1, 2. Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.50, 81. toàn thư, Sđd, t.2, tr.50, 81.

Thoát Hoan lệnh cho Toa Đô tiến nhanh hơn nữa. Bản thân Thoát Hoan cũng dẫn quân tấn công mạnh vào chủ lực quân Trần. Chúng âm mưu tạo thành hai gọng kìm bóp nát đầu não kháng chiến của ta.

Tình thế vô cùng gian nguy. Trần Ích Tắc là chú vua cũng hàng giặc. Trần Hưng Đạo tổ chức các trận đánh kìm chân giặc rồi đưa triều đình rút về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình). Quân Nguyên đánh ập vào. Trần Hưng Đạo mưu trí đánh lạc hướng giặc, rút ra miền Đông Bắc rồi theo đường biển chuyển vào Nam, chiếm lại Thanh Hóa và củng cố lực lượng tại đây. Chiến lược hai gọng kìm của địch bị bẻ gãy. Toa Đô không thể hội quân với Thoát Hoan.

Trong trận chiến giữ chân giặc tại bãi Thiên Mạc (Hà Nam), tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt. Chúng dụ dỗ ông nếu hàng phục sẽ được phong tước vương. Ông đã quát vào mặt chúng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” rồi hiên ngang chịu chết.

Thoát Hoan phải rải quân chốt giữ nhiều nơi. Nhưng quân Nguyên càng đóng lâu thì càng thiếu lương thực. Tình hình dần chuyển biến có lợi cho ta. Vị tổng chỉ huy Trần Hưng Đạo nhận định thời cơ đang đến nên ra sức chuẩn bị tổng phản công.

Tháng 5/1285, theo kế hoạch của Trần Hưng Đạo, cả nước được lệnh “nổi lên đánh lớn”. Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái đại thắng tại trận Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên). Trần Nhật Duật đánh bại giặc ở Hàm Tử (Hưng Yên). Trần Quang Khải giáng đòn sấm sét vào giặc tại bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) rồi tiến về giải phóng Thăng Long. Thoát Hoan

sợ hãi bỏ Thăng Long. Đến vùng Vạn Kiếp, chúng rơi vào trận địa do Trần Hưng Đạo bố trí sẵn. Trong cơn nguy khốn, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rồi bắt lính khiêng chạy về nước.

Vào lúc này, Toa Đô từ mạn Thanh Hóa kéo quân ra Thăng Long, định hội quân với Thoát Hoan. Hoàng đế Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông trực tiếp điều khiển tướng sĩ chặn đánh giặc tại Tây Kết. Quân Nguyên tan vỡ. Toa Đô bị chém đầu.

Sau 6 tháng chiến đấu, quân và dân nhà Trần đã đánh tan hơn nửa triệu quân xâm lược. Trong niềm xúc động và tự hào về những chiến thắng vừa qua, Thượng tướng Thái sư, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh mang đầy khí phách:

“Bến Chương Dương cướp giáo Cửa Hàm Tử bắt thù

Thái bình nên gắng sức Non nước cũ ngàn thu”1.

Cuộc kháng chiến lần thứ ba (1287-1288)

Thất bại năm 1285 khiến hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt vô cùng tức tối. Năm 1287, hắn giao cho Thoát Hoan thống lĩnh 30 vạn quân2 sửa soạn sang đánh Đại Việt báo thù. Rút kinh nghiệm hai lần trước, Hốt Tất Liệt chuẩn bị sẵn một lượng lớn quân lương, giao cho Trương Văn Hổ bảo vệ và theo đường biển tiến sang.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi: Phần 1 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)