Đất chưa sử dụng: 246,9ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 32 - 35)

(Chi tiết hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất xem phụ biểu 1)

Đất sản xuất nông nghiệp:

- Diện tích: 1.454ha; phân bố hầu hết các xã trong vùng đệm.

- Đất trồng cà phê, điều 277,9 ha; phân bố ở 04 xã trong vùng đệm. - Đất nương rẫy: Diện tích 470,9ha; phân bố hầu hết các xã trong vùng. Đây là diện tích đất do nhân dân trong vùng chặt phá rừng làm nương rẫy trong thời gian dài, cần phải có biện pháp trồng lại rừng bằng việc sản xuất nông lâm kết hợp.

- Lúa nước: Diện tích 705,2ha. Tập trung các xã Quảng Điền, Bình Hòa, Buôn Triết, Buôn Tría và Đăk Nuê, do điều kiện địa hình, khí hậu nhất là công tác thủy lợi nên diện tích ruộng lúa ở đây canh tác được 1- 2 vụ.

Đất có rừng diện tích 4.311,2ha:

Rừng gỗ: Diện tích 670,4ha chiếm 15,55% diện tích đất có rừng, bao gồm các trạng thái sau:

- Rừng thường xanh trung bình (IIIA2): Diện tích 121,5 ha phân bố duy nhất tại xã Buôn Triết (huyện Lăk), đây là kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa

ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới, phần lớn rừng ở đây đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt, cấu trúc rừng ổn định. Đặc trưng của kiểu rừng này là đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây đại bộ phận có đường kính từ 20 - 30 cm, rừng hai tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây tầng giữa trước kia, rải rác còn một số cây to khác vượt tán của tầng cũ để lại. Loài cây của kiểu rừng này chủ yếu là: Sao, Hương, Kơ nia, giẻ, trâm, trám,...

Qua tính toán ô đo đếm cho thấy mật độ cây tái sinh dưới tán rừng tương đối tốt, đạt từ 4.000 - 5.000 cây/ha, tỷ lệ cây có triển vọng đạt 30%, điều này cho thấy khả năng tái tạo rừng rất tốt, nếu được khoanh nuôi bảo vệ.

Kết quả điều tra cho thấy M/ha = 165m3; đường kính trung bình (D = 31cm); H = 20,3cm; mật độ cây N/ha = 213 cây/ha.

- Rừng thường xanh nghèo (IIIA1): Diện tích 282,7 ha, phân bố rãi rác hầu hết các xã trong vùng đệm. Đây là kiểu rừng bị khai thác kiệt quệ, tán rừng đã bị phá vỡ từng mảng lớn, tầng trên còn sót lại một số cây cao, to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Loài cây chủ yếu: Sao, Kơ nia, giẻ, trâm, trám...

Kết quả điều tra cho thấy M/ha = 78m3; đường kính trung bình (D = 24cm); H = 18,9m; mật độ cây N/ha = 205 cây/ha.

- Trạng thái rừng non (IIA, IIB): Diện tích 266,2ha, phân bố rãi rác ở hầu hết các xã trong vùng. Đây là kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy, cây tiên phong có đường kính nhỏ, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, đều tuổi, một tầng. Phần lớn kiểu rừng này bao gồm những quần thụ non với những loài cây ưa sáng, thành phần loài phức tạp, độ ưu thế không rõ ràng. Loài cây chủ yếu: Thành nhạnh, thầu tấu, trâm, trám,...

Kết quả điều tra cho thấy các chỉ tiêu lâm học của kiểu rừng này M/ha = 41m3; đường kính trung bình (D = 17cm); H = 14m; mật độ cây N/ha = 295 cây/ha.

Rừng hỗn giao (gỗ xen le, lồ ô, tre nứa):

Diện tích 2.881ha chiếm 66,83% diện tích đất có rừng phân bố hầu hết các xã trong vùng đệm với diện tích lớn, tập trung liền dải.

- Đây là kiểu rừng thường xanh lá rộng mọc xem với lồ ô, le, tre nứa, kiểu rừng này tầng trên là tầng gỗ không đều, bao gồm các loài cây có đường kính D> 30cm mọc vượt tán, tầng dưới là các loài cây gỗ nhỏ mọc xen kẻ với lồ ô, le, tre nứa. Bao gồm các trạng thái IIIA2 + L1 + N1; IIIA1 + L1 + N1; IIA + L1 + N1; IIB + L1 + N1.

-Kết quả điều tra cho thấy các chỉ tiêu lâm học chủ yếu kiểu rừng này là: + IIIA2 + L1 + N1: M/ha = 152m3; đường kính trung bình (D = 30cm); H = 20,3m; mật độ cây gỗ Ngỗ/ha = 191cây/ha, mật độ lồ ô, nứa 1.020 cây/ha.

+ IIIA1 + L1 + N1: M/ha = 77m3; đường kính trung bình (D = 26cm); H = 18,9m; mật độ cây gỗ Ngỗ/ha = 160 cây/ha, mật độ lồ ô, nứa 1.120 cây/ha.

+ IIA + L1 + N1: M/ha = 31m3; đường kính trung bình (D = 16cm); H = 13,7m; mật độ cây gỗ Ngỗ/ha = 241 cây/ha, mật độ lồ ô, nứa 1.620 cây/ha.

+ IIB + L1 + N1: M/ha = 44m3; đường kính trung bình (D = 18cm); H = 14,3m; mật độ cây gỗ Ngỗ/ha = 278 cây/ha, mật độ lồ ô, nứa 1.480 cây/ha.

Rừng lồ ô - nứa tép - le thuần loài:

- Diện tích 150,9ha chiếm 3,50% diện tích đất có rừng. Đây là diện tích rừng lồ ô, le, nứa tép mọc thuần loài phân bố hầu hết ở các xã trong vùng, trên địa hình sườn đồi và dọc theo các khe suối chủ yếu là rừng lồ ô, nứa tép phục hồi sau nương rẫy, phẩm chất đất xấu, đường kính nhỏ mật độ cây N/ha đạt từ 5.000 - 6.500 cây. Do điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai không thuận lợi do đó khả năng tạo rừng, tăng độ che phủ cho toàn khu vực không cao, vì vậy cần phải có giải pháp trồng lại rừng trên diện tích này.

Rừng trồng: 608,6 ha chiếm 14,12% diện tích đất có rừng. Những diện tích này được trồng ở xã Đăk Nuê loài cây chủ yếu là: Keo lá tràm, Xoan, mật độ cây N/ha 1.666 cây diện tích trên chủ yếu là Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Kar liên kết với các Công ty trong tỉnh Đăk Lăk triển khai trồng năm 2006. Diện tích dân trồng 15,6ha (năm 2005-2006) tập trung ở Buôn PaipiJơl.

Đất không có rừng: Diện tích 880,9ha, bao gồm các loại đất sau:

- Đất trống trảng cỏ (Ia): Kiểu này được đặc trưng bởi là lớp thực bì là cỏ lau lách, diện tích 85 ha, phân bố ở xã Đăk Nuê (huyện Lăk).

- Đất trống cây bụi (Ib): Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì là cây bụi, cũng có cây gỗ, tre, le, nứa mọc rãi rác. Diện tích 688,5 ha; phân bồ hầu hết các xã trong vùng.

- Đất trống cây gỗ rãi rác (Ic): Diện tích: 107,4ha; phân bố ở các xã Quảng Điền, Đăk Nuê.

Kiểu này được đặc trưng bởi cây thân gỗ tái sinh với số lượng đáng kể, số lượng cây tái sinh mục đích phát triển thấp <300 cây/ha, loài cây chủ yếu là cây thân mền, phi mục đích, ưa sáng mọc nhanh, giái trị kinh tế thấp, khả năng tạo thành rừng không cao, do phân bố trên điều kiện địa hình, đất đai không thuận lợi.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích 407ha chiếm 5,58% diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất ở nông thôn 98,2ha, đất chuyên dùng đất 308,8ha trong đó, đất có mục đích công cộng 127,1ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 13,4ha, đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 168,3 ha là diện tích các hồ và đầm sình lầy, suối ở các xã trong vùng đệm trên địa bàn huyện Lăk.

Đất chưa sử dụng: gồm có đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở các xã trong vùng đệm. Diện tích 246,9ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)