Tình hình phát triển kinh tế Sản xuất nông nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 38 - 41)

hoa màu khác, góp phần phát triển giao lưu hàng hóa, mở rộng thành phần kinh tế dịch vụ, mua bán, trao đổi trong toàn vùng.

3.1.5.4. Tình hình phát triển kinh tế. Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp:

+ Cây hàng năm: Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của nhân dân địa phương vùng đệm, trong đó cây lúa và cây màu vẫn là cây trồng chủ yếu trong

vùng. Mặc dù diện tích trồng lúa nước trong vùng đệm phần lớn là lúa nước 02 vụ và các loại hoa màu khác như: Ngô, đậu các loại... diện tích lúa nước chủ yếu tập trung ở 02 xã: Buôn Triết và Buôn Tría nơi có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển loại cây nông nghiệp này.

Do đặc thù về điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu trong vùng khá thuận lợi, đặc biệt là hệ thống sông, suối, ao hồ. Do đó, việc sản xuất cây nông nghiệp hàng năm ở đây đạt kết quả khá cao, nhất là sản lượng lúa nước. Tuy nhiên do áp lực về dân số, nhu cầu lương thực ngày càng tăng nên người dân địa phương vẫn còn tiếp tục khai phá diện tích trồng lúa, hoa màu bằng đốt nương làm rẫy, hàng năm diện tích rừng bị đốt làm nương rẫy có chiều hướng gia tăng, nhất là tại xã Đăk Nuê (huyện Lăk).

+ Cây lâu năm: Cây lâu năm chủ yếu là các loại cây: Cà phê, điều, ... tuy nhiên do điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu không thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê nên diện tích nhân dân canh tác trong vùng ít, năng suất thấp, kém hiệu quả. Diện tích cà phê 49,2ha, diện tích điều ghép 228,7ha trồng chủ yếu ở các xã: Buôn Triết, Buôn Tría, Đăk Nuê được trồng từ năm 2004 đến nay loại giống chủ yếu là các dòng điều cao sản. Nhìn chung cây điều sinh trưởng phát triển tốt một số diện tích trồng năm 2004 nay đã cho sản phẩm.

Thực trạng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở biểu 3.7 dưới đây:

Biểu 3.7: Diện tích canh tác đất sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Ha Tên huyện Tên xã Diện tích Lúa nước Cây CN Nương rẫy Krông Ana Quảng Điền 80,1 74,8 - 5,3

Bình Hòa 391,3 258,0 27,6 105,7 Lăk Buôn Triết 600,5 314,3 213,7 72,5 Buôn Tría 64,8 38,2 11,6 15 Đăk Nuê 317,3 19,9 25 272,4 Tổng cộng 1.454 705,2 277,9 470,9

Nguồn: BQL khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar

- Chăn nuôi: Việc phát triển chăn nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số mang tính chất hàng hóa đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân nên chăn nuôi chủ yếu tập trung vào một số loại vật nuôi chính như: Trâu, bò, dê, gà vịt, số lượng từng loại vật nuôi được thống kê tại biểu số 3.8.

Biểu 3.8: Số lượng vật nuôi trong khu vực

ĐVT: Con Tên huyện Tên xã Trâu Bò Dê Lợn Gia cầm Krông Ana Quảng Điền 56 454 100 7.548 10.523

Bình Hòa 54 466 200 6.451 7.567 Lăk Buôn Triết 96 292 235 48.290 20.720 Buôn Tría 14 189 85 1.177 12.970 Đăk Nuê 44 732 420 13.384 8.725 Tổng cộng 264 2.133 1.030 76.850 60.505

Nguồn: Số liệu thống kê từ các xã

- Số lượng vật nuôi trâu, bò, vật nuôi trong các hộ gia đình là tương đối lớn, tuy nhiên các loại vật nuôi chủ yếu là giống địa phương nên chậm lớn, năng suất không cao. Nguồn thức ăn của trâu bò chủ yếu là nhờ vào thiên nhiên, người dân chưa chủ động trồng cỏ cung cấp thức ăn xanh cho gia súc.

- Dịch vụ thú y, chuồng, trại còn chưa được chú ý đúng mức nên chăn nuôi còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Điều kiện tự nhiên, đất đai và khả năng tạo nguồn thức ăn ở đây rất thuận lợi nếu được quy hoạch đầu tư, hỗ trợ vốn, giống, chăn nuôi của đồng bào chắc chắn sẽ phát triển mạnh và cho phép phát triển ổn định.

Lâm nghiệp:

- Hoạt động quản lý bảo vệ rừng ở đây diễn ra khá phức tạp do điều kiện địa hình khó khăn, địa bàn rộng lớn, dân cư tập trung ở các xã vùng đệm đông đúc, nhu cầu về củi đốt, xây dựng nhà cửa, các công trình phục vụ sinh hoạt ngày càng tăng, do đó hoạt động khai thác gỗ, củi, các loại lâm sản khác diễn ra thường xuyên ở hầu hết các thôn buôn trong vùng. Tuy nhiên các hiện tượng khai thác gỗ, lâm sản nhằm mục đích thương mại dần dần đã giảm đáng kể.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar sau khi được thành lập Ban quản lý đã phối hợp với chính quyền các cấp, các thôn buôn tổ chức cho làm các hương ước và các cam kết tham gia bảo vệ rừng, không đốt nương làm rẫy, không săn bắt, đặt bẫy các loại động vật hoang dã, không thu hái lâm sản làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar đã góp phần bảo vệ và ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác lâm sản trái phép, xâm lấn đất rừng làm nương rẫy của đồng bào các dân tộc trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)