Cơ sở hạ tầng Giáo dục y tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 41 - 42)

Giáo dục - y tế:

- Hầu hết các xã vùng đệm được hình thành từ lâu, cuộc sống của nhân dân trong vùng đã ổn định. Bên cạnh đó các chương trình hỗ trợ của Nhà nước về cơ sở vật chất cho các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được phát huy, do đó công tác giáo dục và y tế trong vùng thời gian qua đã được sự quan tâm nhiều của chính quyền các cấp và đã đạt được những thành tựu đáng kể, 100% số xã trong vùng đều có trường cấp I, II, các xã đều có trạm y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong vùng. Các trường học hàng năm đều được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp. Số con em đồng bào các dân tộc đến trường ngày một đông, giảm tỷ lệ các cháu trong độ tuổi không được đến trường, mặc dù có nhiều khó khăn và thiếu thốn về điều kiện học tập, sách vở nhưng nhìn chung các trường đã khắc phục được tình trạng học ca 3. Ngoài ra các xã đều có trường mẫu giáo, có phân hiệu trường cấp I tại các thôn buôn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu đến trường.

- Cùng với sự tiến bộ của ngành y tế trong toàn vùng Tây Nguyên và tỉnh Đăk Lăk trong thời gian 5 năm trở lại đây công tác y tế và chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong các xã ngày càng tiến bộ, các xã trong vùng đệm mỗi xã đều có 1 trạm y tế, các trạm y tế đều có 2 đến 5 cán bộ làm việc, bên cạnh đó các trạm đều có mạng lưới y tế thôn buôn, đây là lực lượng cán bộ y tế hết sức quan trọng vì họ sinh sống gần gũi với cộng đồng địa phương, trực tiếp thực hiện sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân.

- Tuy nhiên, hầu hết các trạm y tế đều có nhà bán kiên cố, một số trạm đã xuống cấp, cơ số thuốc chỉ đảm bảo chữa trị các bệnh thông thường hoặc chỉ đủ sơ cứu ban đầu, gây khó khăn trong quá trình điều trị và thực hiện các công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Giao thông:

- Nhìn chung giao thông trong vùng đệm thuận lợi, hiện nay hầu hết các xã đều có đường liên xã, liên thôn buôn, chất lượng đường khá tốt, một số xã

đã có đường bê tông nhựa như: Buôn Triết, Buôn Tría, Bình Hòa, Đăk Nuê, Quảng Điền. Tuy nhiên chưa được nhựa hóa 100% tuyến đường đi lại, hệ thống đường kiên thôn buôn được cải tạo nâng cấp nhưng việc đi lại vẫn còn khó khăn trong mùa mưa.

- Bên cạnh đó các xã đều nằm trên các trục đường quan trọng như xã Đăk Nuê có tuyến quốc lộ 27 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc giao thông đi lại, giao lưu hàng hóa, dịch vụ trong vùng góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Điện - nước sạch:

- Hiện nay hầu hết các xã đều có điện thấp sáng, đã được triển khai đưa về các thôn buôn xa xôi trong vùng. Điện chỉ mới phục vụ sử dụng cho sinh hoạt, các hoạt động cho sản xuất, các hoạt động công nghiệp khác còn hạn chế. - Do được đầu tư đúng mức và nhằm ổn định cuộc sống cũng như đảm bảo sức khỏe cộng đồng, hầu hết nhân dân các xã trong vùng đều được sử dụng nước sạch nông thôn, các Buôn đồng bào dân tộc tại chỗ của xã Đăk Nuê, Buôn Triết và Buôn Tría (huyện Lăk) người dân đều được sử dụng nước sạch do các tổ chức DaNiDa tài trợ đầu tư xây dựng công trình, không còn hiện tượng sử dụng nước sông, suối, ao hồ vào sinh hoạt hàng ngày.

Bưu chính viễn thông:

Hiện nay 5/5 xã trong vùng đệm đều có bưu điện văn hóa xã, ngoài công tác phục vụ nhân dân trong việc liên lạc thông tin bưu điện mà đây còn là nơi đọc sách, báo giúp cho nhân dân trong việc liên lạc trao đổi thông tin, phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng đối với các vùng lân cận.

Chợ: Hầu hết các xã trong vùng đều có chợ, tuy mới là chỉ chợ tạm thời, nhưng đã góp phần quan trọng trong việc mua bán lương thực, thực phẩm và trao đổi hàng hóa tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)