Ảnh hưởng về mặt xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 53 - 55)

- Trong quá trình bị mất rừng, những lợi ích khác nhau có thể gây trở ngại cho nhau đưa tới những hành động về mặt xã hội. Dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất là những đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng và dựa vào rừng.

- Dân số là nhân tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự tác động của hệ xã hội lên hệ sinh thái. Mật độ dân số cao sẽ gây tác động đến môi trường lớn hơn mật độ dân số thấp. Sự phân bố dân số đặc biệt tỷ lệ dân số ngoài tuổi lao động (trẻ em và người già) là nhân tố quan trọng trong quan hệ hệ thống xã hội và môi trường. Tốc độ dân số tăng nhanh và tỉ lệ tử vong thấp làm cho tỷ lệ người ăn theo cao, vẫn gây nên tình trạng thiếu lao động. Từ những thông tin về dân số (tuổi, giới tính, phân bố, dân tộc, suất sinh trưởng,..) người ta có thể hiểu ra và đoán biết nhu cầu hiện tại và trong tương lai, cả trực tiếp lẫn gián tiếp về lâm sản, các loại hàng hoá và dịch vụ khác, hơn nữa sẽ nhận ra lao động nào là có thể dành cho trồng cây và quản lý rừng trên đất của hộ gia đình và cộng đồng. Dữ liệu về tỷ lệ tăng dân số giúp đoán trước ảnh hưởng của áp lực dân số đến cơ sở tài nguyên, dự đoán về mức độ thâm canh nông nghiệp, khai hoang đất mới cho nông nghiệp và cho nhu cầu về gỗ xây dựng...

- Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên người dân trong vùng đệm vẫn còn phát rừng làm nương rẫy. Đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn duy trì phương thức canh tác lạc hậu: chọc lỗ tỉa hạt và du canh, người kinh trong canh tác nương rẫy đã áp dụng phương thức canh tác hiện đại như cày, cuốc ,vun, xới, áp dụng giống mới và độc canh trên nương rẫy gây nên xói mòn trầm trọng, tàn phá tài nguyên thiên nhiên mạnh mẽ và nhanh chóng hơn. Mặt khác dân số tăng nhanh sẽ gia tăng về nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng như gỗ gia dụng và củi làm chất đốt. Khai thác mạnh, cường độ cao, không đúng quy trình, chọn lọc các loài cây con có giá trị trong thực tế hiện nay đã làm cho rừng khó phục hồi, giảm sút về chất lượng và mất đi sự ổn định về sinh thái. Làm cho thành phần và cấu trúc hệ sinh thái bị phá vở. Dẫn đến các loài động vật bị mất nơi sinh sống và cư trú.

- Để khắc phục được vấn đề trên, cần phải giải quyết một số vấn đề có liên quan đến khoa học kỹ thuật và kinh tế, chủ yếu là khắc phục quá trình xói mòn, thoái hóa đất. Phát triển các giải pháp cải tạo đất băng các mô hình cải tạo đất và chống xói mòn để sử dụng hiệu quả tài nguyên đất cho nông lâm nghiệp trong các quan hệ đất - nước - rừng sao cho hợp lý, thì cần có biện pháp giao đất, giao rừng ở khu dân cư (để người dân thực sự làm chủ rừng) hoặc giao khoán rừng để người dân có thu nhập từ rừng góp phần nâng cao đời sống kinh tế

- Đối với lĩnh vực thị trường: Để hoạt động tốt thị trường yêu cầu một số điều cơ bản nhất định như quyền sở hữu với mọi loại tài nguyên phải xác định rõ ràng và được đảm bảo. Tất cả tài nguyên khan hiếm phải được thị trường tích cực xác định đánh giá của chúng tùy theo mức cung cầu. Sự cạnh tranh phải là hiện tượng phổ biến, giảm đến mức thấp nhất những hàng hoá công cộng, hay hàng hoá tự do tiếp cận. Nếu các điều kiện trên không thoả mãn, thị trường tự do không thể phân bổ tài nguyên vào các mục đích sử dụng theo thời gian một cách hiệu quả. Người ta sẽ phung phí quá nhiều tài nguyên hiện tại và chỉ để lại một ít cho tương lai.

- Vì thế vấn đề sở hữu về rừng và đất rừng chưa được hoàn toàn đảm bảo về các mặt pháp lý cũng như về mặt xã hội, nên chúng rất có giá trị nhưng lại chưa có giá cả thị trường. Chính vì vậy, người dân chưa quý rừng và đất rừng, không có những đầu tư cần thiết để bảo vệ và phát triển chúng. Khi giá cả của rừng, đất rừng bằng không và không có thị trường để ghi nhận sự khan hiếm thì không ngạc nhiên gì khi các nguồn tài nguyên bị giảm ở tốc độ nhanh, bởi vì nhu cầu thì cao mà cung cấp thì ở giá cả bằng không.

- Tài nguyên rừng bị sử dụng không hiệu quả một phần còn do sự nhận thức lệch lạc và giá trị của chúng. Người ta thường chỉ quan niệm rừng là nguồn thu nhập của người dân ai đều cũng có quyền vào rừng khai thác lâm sản, canh tác nương rẫy. Từ những ý thức đó đã hướng người dân đến khai thác, sử dụng mà không đầu tư phát triển, tái tạo lại. Họ đã khai thác, sử dụng quá sức sinh trưởng của rừng, sử dụng cả vốn rừng hiện có, không để lại những yếu tố cần thiết cho sự phục hồi của rừng.

- Nếu tỷ lệ tăng dân số không giảm thì dân số trong vùng đệm vào năm 2010 sẽ là 29.868 người, với đa số phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Mặt khác canh tác nông nghiệp theo kiểu thuần nông và sự biến đổi khí hậu như hiện nay thì không có tính an toàn cao cho nhân dân vì canh tác nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Do vậy, nếu không có giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên rừng đúng đắn thì diện tích rừng và tài nguyên rừng sẽ bị giảm đi rất nhanh chóng. Do đó cần phải có những biện pháp phù hợp hơn để hạ thấp tỷ lệ tăng dân số đồng thời phải tăng thêm diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp và xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý hơn. Nhằm mục đích nâng cao đời sống kinh tế cho người dân sống trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar nhằm giảm áp lực tác động vào rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)