Phát triển các tổ chức cộng đồng liên quan đến QLBVR và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 94 - 95)

- Qui trình hướng dẫn sản xuất cây con

3.7.3.8. Phát triển các tổ chức cộng đồng liên quan đến QLBVR và phát triển rừng.

phát triển rừng.

- Các tổ chức xã hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Đội công tác v.v... có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển.

- Đối với nông thôn miền núi hoạt động bảo vệ phát triển rừng có liên quan chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng. Cộng đồng tích cực tham gia quản lý các nguồn tài nguyên khi có các giải pháp thích hợp thì cộng đồng chính là lực lượng động viên hỗ trợ, giám sát và thậm chí cưỡng chế các thành viên thực hiện những chính sách Nhà nước về quản lý tài nguyên. Ngược lại khi những giải pháp, những chính sách quản lý tài nguyên không thích hợp thì họ trở thành lực lượng cản trở, thậm chí đối lập với Nhà nước trong các hoạt động quản lý tài nguyên. Vì vậy, các giải pháp quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng cần phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất được lợi ích người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động phát triển rừng.

- Giao cho cộng đồng quản lý những khu rừng có lợi ích chung, phát huy truyền thống, bản sắc, tập quán quản lý rừng cộng đồng trước đây, nó có ý nghĩa đặc biệt với đời sống cộng đồng của người M'nông, Êđê, vì cuộc sống của họ xưa nay gắng bó với rừng. Như vậy hoàn toàn có thể giao cho cộng đồng quản lý cả những khu rừng sản xuất vì lợi ích chung của công tác QLR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)