Cơ sở của XDMH QLTNR có sự tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 67 - 68)

- Nhược điểm:

3.6.1. Cơ sở của XDMH QLTNR có sự tham gia.

- Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi khác điểm nổi bật trong nghiên cứu nông lâm nghiệp và công tác khuyến nông lâm là việc phổ biến các “Mô hình”. Việc làm này đôi khi thành công nhưng cũng có khi không thành công. Chúng ta cần suy nghĩ thận trọng về nguyên nhân tại sao không thực hiện hoặc tốt ở nơi này nhưng lại không tốt ở nơi khác. Mục tiêu của việc xây dựng mô hình là thuyết phục số đông làm theo. Các nhà khoa học thì cho rằng mô hình là cách "hợp lý nhất" để sử dụng tài nguyên. Vấn đề quan trọng là khi nhân rộng mô hình thì điều kiện áp dụng như thế nào và có phù hợp với điều kiện của mô hình đã thực thi hay không cần xem xét kỹ.

- Theo quan điểm của Neil Jamieson vấn đề quan trọng nhất là phải có sự tham gia, và bước đi phải phù hợp với điều kiện của mỗi vùng, khu vực, năng lực của chính họ và bước đi phải theo thứ bậc từ thấp đến cao thì mô hình mới gặt hái được những thành công.

3.6.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong mô hình QLTNR có sự tham gia ở Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê. hình QLTNR có sự tham gia ở Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê.

- Trong quá trình phát triển, mục tiêu lâu dài đặt ra là diện tích rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên phải được giữ vững cả về số lượng và chất lượng. Muốn vậy phải giữ vững và ổn định vùng đệm. Như vậy vấn đề ranh giới giữa vùng đệm và các xã phải được thiết lập rõ ràng đồng thời quan hệ giữa khu bảo tồn thiên và các bên liên quan trong khu vực vùng đệm cũng phải quan tâm và xác định rõ trách nhiệm. Ngoài ra còn có các tổ chức liên quan khác nằm ngoài khu vực hành chính như các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác. Liên quan đến mô hình quản lý có sự tham gia có rất nhiều bên: Buôn PaipiJơl, UBDN xã, Hạt Kiểm lâm huyện Lăk, Phòng Kinh tế, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức chúng ta thấy:

Điểm mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)