gia đình, tổ chức sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
Chính sách giao đất giao rừng được cụ thể hóa bằng các văn bản như quyết định 661/QĐ-TTg, Nghị định số 02/CP và nghị định số 163/CP, quyết định 304/QĐ-TTg… Các văn bản này ngày càng phù hợp với thực tế, có nhiều điểm mới phù hợp và thuận lợi cho việc thử nghiệm kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng dựa vào người dân và cộng đồng.
- Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng đã có những ưu điểm sau: + Nhà nước đã tiến hành quy hoạch lâm phần của từng địa phương, phân chia rừng theo mục đích sử dụng làm cơ sở cho việc giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp.
+ Đã tiến hành giao đất, khoán rừng cho tất cả cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp nhằm cố gắng thiết lập hệ thống chủ rừng trong phạm vi cả nước và từng loại rừng. Từng bước thực hiện mỗi mãnh đất, khu rừng đều có chủ cụ thể và tiến tới xã hội hóa nghề rừng.
+ Giao đất, khoán rừng cùng với các biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài đã tạo ra cơ sở cho sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình sở hữu rừng, đã xuất hiện nhiều mô hình vườn rừng, trang trại nông lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, hạn chế hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, rừng được bảo vệ tốt hơn.
+ Chính sách giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp đã cho phép các tổ chức kinh tế Nhà nước được giao khoán rừng, đất rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng nhằm thu hút mọi nguồn lực để cùng kinh doanh có hiệu quả rừng và đất rừng của Nhà nước.
- Trong quá trình thực hiện các chính sách đã bộc lộ những tồn tại, khó khăn và những vấn đề đặt ra là:
+ Chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thu hút mọi lực lượng lao động đặc biệt người dân và cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.
+ Về công tác quy hoạch và tổ chức: Chưa xác định được ranh giới các loại rừng trên thực địa.
+ Giao đất sau 3 - 4 năm vẫn chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không làm đầy đủ các khế ước giao rừng theo quy định làm cho người nhận đất không yên tâm, đồng thời cũng không rõ trách nhiệm của mình đối với tài nguyên rừng có sẵn trên đất được giao.
+ Do việc xác minh ranh giới của từng loại rừng chưa rõ ràng nên chưa phân định rõ diện tích nào giao cho hộ quản lý, diện tích nào giao ổn định lâu dài, diện tích nào giao khoán.
+ Chưa xác định được tập đoàn cây trồng thích hợp cho từng khu vực, từng vùng sinh thái.
+ Quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình chưa được tận dụng, các hộ hầu như không được quyền chủ động lựa chọn cây trồng, lựa chọn phương thức sử dụng đất của mình.
+ Các quy chế về quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán, giao khoán về bảo vệ rừng chưa cụ thể.
+ Khoán trồng rừng theo đơn giá cứng nhắc, chưa có quy định thống nhất cụ thể về việc cho phép người dân nhận khoán được sử dụng đất đai để phát triển sản xuất nông lâm kết hợp và các lợi ích khác từ rừng.