Chương trình định canh định cư và dân di cư tự do.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 62 - 64)

- Nhược điểm:

3.4.7. Chương trình định canh định cư và dân di cư tự do.

- Du canh du cư và di dân tự do là một vấn đề lớn cần hết sức quan tâm trong chiến lược bảo vệ và phát triển rừng. Các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi đời sống gắn liền với du canh du cư, hơn nữa qua các cuộc chiến tranh với nhiều lần tái định cư đã tác động rất lớn đến nguồn tài nguyên rừng. Trong điều kiện rừng còn nhiều, dân số thấp thì canh tác nương rẫy đã tỏ ra bền vững trong môi trường sống của họ. Nhưng ngày nay, dưới áp lực của dân số, khai thác rừng trái phép, chặt rừng trồng cây công nghiệp.... đã làm cho hệ thống canh tác nương rẫy trở nên mất ổn định và đời sống người dân ở đây vẫn khó khăn. Do đó xu thế hiện nay là phát triển nông lâm kết hợp trên nền kiến thức bản địa của canh tác nương rẫy, nâng cao hiệu quả sử dụng và cải tạo đất, tạo ra sự phát triển bền vững, tránh phụ thuộc quá lớn vào quỹ đất lâm nghiệp còn rất hạn chế.

- Nhà nước đã có nhiều hỗ trợ cho các cộng đồng và dân di cư tự do định cư, định canh, phát triển cây trồng hàng hóa. Mục tiêu của chương trình là nhằm giảm hình thức canh tác phát và đốt nương làm rẫy, tăng mức sống của các dân tộc thiểu số ở miền núi. Phương pháp chủ yếu để tiến hành là cung cấp cho người dân tộc thiểu số đất để ổn định sản xuất nông nghiệp cùng các dịch

vụ về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất. Trong nhiều năm thực hiện chính sách này có thể thấy được những ưu và khuyết điểm của nó:

- Ưu điểm:

+ Qua thực hiện chương trình đã đạt được những kết quả: Đưa được một số cộng đồng dân tộc thiểu số định canh định cư, xây dựng được nhiều thôn buôn mới, khai hoang và quy hoạch vùng sản xuất. Nhiều cộng đồng đã được tiếp cận với nền sản xuất lúa nước, cây trồng hàng hóa. Nhiều thôn buôn phát triển cây công nghiệp có hiệu quả, phát triển nhiều mô hình nông lâm kết hợp. Đời sống của các cộng đồng đã từng bước ổn định giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng, hạn chế phá rừng làm nương rẫy.

+ Đã giao được một số diện tích rừng đầu nguồn cho đồng bào quản lý bảo vệ, xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học, trạm y tế, giếng nước sạch. Từ đó đã làm cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội ổn định ở nông thôn miền núi.

- Nhược điểm:

+ Trong quá trình triển khai định canh định cư, chưa tìm hiểu kỹ phong tục tập quán của cộng đồng nên chưa thu hút được người dân hưởng ứng. Do vậy vấn đề di dân và quy hoạch lại đất đai còn kém hiệu quả, tính thích ứng của nó đối với cộng đồng còn hạn chế.

+ Định cư chưa gắn liền định canh, trong thực hiện đã bộc lộ nhược điểm về quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với tập quán canh tác, nguyện vọng của cộng đồng tại chổ. Do đó có nguy cơ đất canh tác bị bán và các nông lâm trường quy hoạch phá vỡ quỹ đất đai canh tác của cộng đồng.

+ Vốn ít, chậm, thủ tục hành chính phức tạp nên triển khai thường không theo đúng kế hoạch.

+ Chính sách xã hội thường khó triển khai do trình độ dân trí thấp.

+ Chính sách đãi ngộ cho cán bộ định canh định cư chưa thoả đáng trong điều kiện công tác vùng sâu vùng xa.

- Để khắc phục được những hạn chế trên công tác định canh định cư cần quan tâm đến các vấn đề sau: (Bảo Huy, 1998)

+ Dựa trên các dự án cần tạo điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, kỹ thuật để đồng bào phát huy tri thức bản địa, xây dựng và phát triển được các phương thức canh tác bền vững, từng bước nâng cao đời sống.

+ Trong công tác định canh định cư cần xem xét đến văn hóa truyền thống của đồng bào.

+ Quan tâm đến canh tác nương rẫy bằng việc tìm kiếm một cơ chế quản lý tài nguyên ở cộng đồng là cần thiết, đồng thời kết hợp với tri thức bản địa với tri thức hiện đại trong nông lâm nghiệp là giải pháp thích hợp để phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Tăng cường công tác khuyến nông-lâm, tăng cường năng lực quản lý của cộng đồng để giúp các dân tộc thiểu số, nông thôn miền núi phát triển.

+ Giao đất giao rừng phải đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và bền vững. Chú trọng đến việc tổ chức sản xuất sau khi giao rừng, đảm bảo tính hiệu quả và hoạt động lâm nghiệp thực sự đóng góp vào việc cải thiện đời sống vật chất và văn hóa cho các cộng động, người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)