Ảnh hưởng của kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 49 - 53)

Mất rừng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Rừng không chỉ sản xuất gỗ mà còn cung cấp hàng loạt các sản phẩm có giá trị cần thiết, trước hết cho những ai sống ở rừng. Nhiều cộng đồng dân tộc, về kinh tế phụ thuộc vào rừng và những sản vật của nó (thực phẩm, vật liệu xây dựng, công cụ, dược thảo...). Đối với những cộng đồng như thế, mất rừng có nghĩa là mất cơ sở kinh tế. Những cộng đồng sống bên ngoài rừng cũng lợi dụng những lâm sản ngoài gỗ như mây, tre, nhựa, dầu, mật ong, nấm... phụ nữ nông thôn đã có thu nhập từ hàng thủ công với nguyên liệu từ rừng (đan mây tre). Lợi ích kinh tế của rừng là quan trọng so với lợi ích nông nghiệp ở những nơi không còn rừng.Vấn đề phá rừng chuyển thành đất nông nghiệp để trồng trọt. Tuy nhiên, việc sản xuất càng tăng là dựa chủ yếu vào hệ thống canh tác rất dễ bị tổn thương về mặt sinh thái, canh tác thường xuyên với cây hàng năm ở đất khô. Lợi ích hiện nay có thể là tạm thời do chi phí cho môi trường ngày

càng tăng đều đều, mất tầng đất mặt, tổn hại do lũ lụt tăng lên, hồ chứa nước bị lắng đọng phù sa, nước bị nhiễm bẩn...

Ảnh hưởng của cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Các loại cây trồng trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là ( Ngô, Lúa, Cà phê, Sắn, Khoai, Điều…) các loại cây trồng khá phong phú, đa dạng, dễ chăm sóc, tất cả các lực lượng lao động đều tham gia. Góp phần giải quyết công việc làm cho xã hội. Nhưng hầu hết các loại cây được trồng ở trên đều được canh tác theo mùa vụ và diện tích trồng cây điều, cây lâm nghiệp chưa phát triển mạnh. Do đó nó không thu hút được lao động đồng đều trong năm mà chỉ tập trung vào mùa mưa đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 9. Do vậy các tháng còn lại lực lượng lao động trong nhân dân còn dư thừa. Đây là khoảng thời gian mà người dân tác động vào rừng nhằm mục tiêu kiếm sống. Đặc biệt là những hộ nghèo, thiếu đất sản xuất và thiếu vốn đầu tư. Trong thực tế thì diện tích cây công nghiệp trong khu vực vùng đệm là rất thấp, chủng loại cây trồng có khả năng cải tạo đất và giữ nước chưa được phát triển trên diện rộng. Sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung vào những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là canh tác trên đất dốc đã gây nên ảnh hưởng xấu về môi trường: xói mòn, rửa trôi đất, mất đi lớp thảm thực vật che phủ, mực nước ngầm bị tụt sâu, khả năng giữ nước trong đất kém. Qua những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định rằng tập đoàn cây trồng chưa đảm bảo tính bền vững (hiệu quả kinh tế thấp, chưa thực sự thu hút lao động, tác động xấu đến môi trường). Vì vậy, cần chọn cơ cấu cây trồng hợp lý cho khu vực nhằm đưa quá trình sản xuất nông nghiệp đi vào ổn định, tăng thu nhập cho người dân, thu hút lao động, góp phần cải tạo môi trường sinh thái. Góp phần quản lý rừng bền vững. Với khả năng đầu tư và kỹ thuật canh tác hiện nay năng suất cây trồng đạt được kết quả như sau:

Biểu 3.11: Năng suất bình quân một số loại cây trồng chủ yếu hiện nay

Loài cây

Năng suất Cà phê Điều Ngô Khoai Sắn Lúa Toàn huyện (tạ/ha) 17,82 0,99 50,7 249 375 42,34 Khu vực nghiên cứu (tạ/ha) 15,50 1,05 56,6 235 340 54,32

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, theo chúng tôi thì năng suất cây trồng thấp là do:

- Đất đai xấu.

- Bố trí cây trồng chưa hợp lí. - Kỹ thuật canh tác chưa cao.

- Giống cây trồng có năng suất thấp. (ở những diện tích đồng bào dân tộc canh tác).

- Cơ cấu cây trồng chưa hợp lý.

- Dựa vào thực trạng trong lĩnh vực chăn nuôi, gồm các loại vật nuôi ở các hộ gia đình là khá đa dạng, phong phú đã tăng thêm thu nhập cho người dân và cải thiện cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chỉ tập trung hủ yếu vào các loài: Trâu, Bò, Lợn, gia cầm. Việc chăn nuôi không chuồng trại, thả rông vào rừng của đồng bào dân tộc thiểu số và một số hộ dân sống gần rừng gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lí rừng bền vững.

Cơ cấu kinh tế.

- Để đánh giá cơ cấu kinh tế và hiệu quả kinh tế hộ gia đình trong các xã của vùng đệm chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên một xã điển hình. Đó là xã Đăk Nuê. Để đánh giá kinh tế hộ gia đình, thông qua phỏng vấn chúng tôi tiến hành phân loại kinh tế với 3 mức : Khá, trung bình, nghèo. Thông qua các tiêu chí tiềm năng đất đai, vốn đầu tư, thu nhập, lao động và kiến thức (thông qua kinh nghiệm) bằng phương pháp họp dân bình xét cho điểm và xếp loại (ở trang 14 phương pháp PRA).

Biểu 3.12: Tổng hợp kết quả phân chia nhóm hộ.

ĐVT: Vốn, thu nhập: 1000đ; Lao động; Người Nhóm hộ

Tiêu chí

Khá Trung bình Nghèo Tổng BQ/hộ Tổng BQ/hộ Tổng BQ/hộ

Tổng số hộ 5 5 13 13 32 32

Lao động/ nhân khẩu 23/30 4,6/6 42/65 3,23/5 70/193 2,19/6 Diện tích 11,75ha 2,35ha 15,34ha 1,18ha 18,24 ha 0,57ha Vốn đầu tư 75.000 15.000 136.500 10.500 150.416 4.700,5 Thu nhập 162.250 32.450 237.250 18.250 384.000 12.000

Nhận xét :

- Nhóm hộ khá : Có 5 hộ chiếm 10,0% trong tổng số 50 hộ phỏng vấn diện tích canh tác bình quân là 2,35ha/hộ, có thu nhập bình quân là 32.450.000đ /hộ/năm.

- Nhóm hộ trung bình có 13 hộ chiếm 26,0% trong tổng số 50 hộ phỏng vấn diện tích canh tác bình quân: 1,18 ha/hộ, thu nhập bình quân đạt 18.250.000 đồng/hộ/năm.

- Nhìn chung hai nhóm hộ này có đời sống tạm ổn vì thế việc tác động kiếm sống từ rừng là hạn chế.

- Nhóm hộ thuộc loại nghèo có 32 hộ chiếm 64% trong tổng số 50 hộ phỏng vấn, diện tích canh tác bình quân 0,57 ha/hộ thu nhập bình quân đạt: 12.000.000đồng/hộ/năm.

- Với mức thu nhập này chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sống tối thiểu hiện tại của người dân, thực tế họ thường xuyên thiếu đói giáp hạt trong năm (3-4 tháng/năm). Vì vậy họ phải tìm kiếm mọi cách để tồn tại trong cuộc sống. Một trong những cách đó là tác động vào rừng: Săn bắn bẫy thú rừng, khai thác gỗ để bán lấy tiền mặt, phát rừng làm nương rẫy... Những tác động đó gây ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý rừng bền vững.

- Tình hình thu nhập của bà con nông dân trong vùng đệm chủ yếu là nhờ thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi còn thu nhập từ lâm nghiệp và ngành nghề khác chưa được chú trọng.

- Vấn đề canh tác nông nghiệp đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân nó đã góp phần tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu trong mỗi người dân và mỗi cộng đồng dân tộc. Trong thực tế diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân cho mỗi hộ còn thấp, cây trồng chủ yếu là các cây nông nghiệp ngắn ngày. Hệ thống cây lâm nghiệp và cây trồng lâu năm (điều) chưa phát triển với quy mô diện tích lớn. Do đó cần phải quy hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp để người dân có đất sản xuất đồng thời phải có phương pháp lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Tóm lại: Tổng thu nhập kinh tế đạt thấp trong khi điều kiện thâm canh, chưa đáp ứng. Để tồn tại trong cuộc sống người dân nơi đây đã và sẽ tác động vào rừng với mục đích giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống: lương thực, gỗ

gia dụng, thực phẩm, tiền mặt,... . Do vậy cần phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao mức sống cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)