Chương trình 132, 134, 304 giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt và thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 64 - 65)

- Nhược điểm:

3.4.8. Chương trình 132, 134, 304 giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt và thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia

ở, nước sinh hoạt và thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên: được hưởng các chính sách đã quy định trong các Quyết định này, cụ thể như sau:

- Hỗ trợ 5 triệu đồng/ hộ để làm nhà ở.

- Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để khai hoang diện tích đất SXNN. - Hỗ trợ 400.000 đồng/ hộ để xây dựng bể chứa nước sinh hoạt. - Được hưởng tiền khoán bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha /năm.

- Được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng s ản xuất (nếu có nhu cầu trồng rừng, làm giàu rừng nhận khoán) và hỗ trợ SXNN theo chính sách khuyến lâm, khuyến nông của Nhà nước.

- Nếu là hộ nghèo đang thiếu đói thì được trợ cấp 10 kg gạo/khẩu/tháng để cứu đói trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

- Ưu điểm:

+ Chương trình 132 – 134 - 304 nhằm tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó

tập trung ưu tiên giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên nói chung và huyện Lăk nói riêng và một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

+ Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và huyện Lăk nói riêng một cách bền vững. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hóa nghề rừng để rừng và đất rừng phải có chủ thực sự.

- Nhược điểm:

+ Tiến độ giải quyết đất sản xuất cho đồng bào còn chậm so với quy định, dẫn đến người dân lợi dụng các chương trình này vào rừng phát nương làm rẫy không theo quy hoạch. Khi lực lượng kiểm lâm phát hiện và bắt giữ thì họ lại biện chứng là thiếu đất sản xuất.

+ Việc giao đất cho người dân, nhưng lại chưa tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, vay vốn, tiêu thụ sản phẩm,... nên đời sống của người dân đồng bào chưa ổn định cuộc sống.

+ Nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình là quá thấp nên trong quá trình triển khai do vật giá biến động lớn nên khó thực hiện. Trong khi đó việc khai hoang đất sản xuất, làm nhà thì phải thực hiện đúng trình tự, đúng quy định theo đầu tư xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)