Kết quả thảo luận về vấn đề lựa chọn mô hình QLTNR có sự tham gia ở Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 69 - 70)

- Các thủ tục hành chính phức tạp.

3.6.3. Kết quả thảo luận về vấn đề lựa chọn mô hình QLTNR có sự tham gia ở Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê.

tham gia ở Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê.

Quản lý rừng có tham gia ở khu vực huyện Lăk là một hình thức chưa phổ biến bởi vậy cái mới bước đầu thường khó được chấp nhận. Vấn đề phải được cộng đồng chấp nhận. Có 3 phương án được đưa ra thảo luận:

Phương án 1: Giao toàn bộ diện tích cho cộng đồng để thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng chung. Hình thức này người dân vẫn được hưởng lợi ích trên mảnh đất được giao và cũng được hưởng lợi ích từ dự án cũng như các dịch vụ tư vấn kỹ thuật. Tuy nhiên những lợi ích này là của chung cộng đồng.

Phương án 2: Giao đất cho từng hộ nông dân quản lý. Hình thức này giống như giao cho các hộ đã nhận theo Nghị định 163. Nếu người dân nhận theo hình thức này thì không được hưởng mọi lợi ích từ dự án cũng như những dịch vụ tư vấn kỹ thuật từ huyện và Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Kar.

Phương án 3:Giao đất cho từng hộ dân và dòng họ theo hình thức khoán bảo vệ nhưng vẫn được hưởng mọi quyền lợi trên diện tích được giao, ngoài ra còn được hưởng các dịch vụ kỹ thuật. Việc bảo vệ tài nguyên rừng trên diện tích của mỗi hộ dân còn được giám sát bởi Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Karvà các ban ngành liên quan. Nếu hộ nào không làm tốt sẽ có ý kiến từ phía dân và sau một thời gian sẽ bị thu hồi diện tích được giao.

Kết quả thảo luận cho thấy:

Phương án 1: Không có hộ nào đồng ý vì các lý do sau: các hộ đều có lợi qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên, điều này dẫn đến tình trạng các hộ gia đình càng khai thác nhiều sản phẩm từ rừng. Khi không có quyền sở hữu cụ thể thì không có hộ nào kiểm soát tình trạng khai thác tài nguyên cũng như không có hộ nào chịu trách nhiệm trước tình trạng rừng không được bảo vệ tốt, dẫn đến việc khai thác quá mức.Trong phạm vi cộng đồng sẽ không tránh khỏi có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau, vì vậy sẽ có những cá nhân

không thể hợp tác được trong một kế hoạch quản lý chung có khả năng đem lại lợi ích cho tất cả.

Phương án 2: Có 20/96 hộ đồng ý giao rừng cho hộ gia đình cấp thẻ đỏ với những lý do sau.

Việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sẽ làm tăng khả năng quản lý rừng của các hộ, việc cấp giấy tức là đất có chủ điều này tạo động lực cho người dân có trách nhiệm cao trong bảo vệ phần đất của mình, khuyến khích họ đầu tư và tăng sức sản xuất. Người dân quan tâm đến quyền thừa kế, sau một thời gian thì con cháu có thể được thừa kế mảnh đất được giao.

Phương án 3: Thì 76/96 hộ đồng ý vì có nhiều ưu điểm vì rừng giữ được và sẽ cải thiện được chất lượng rừng vì thông qua được sự phối hợp giữa người dân và đơn vị chủ rừng, người dân sẽ được nhận nhiều hơn qua các dịch vụ nghiên cứu và các dự án kêu gọi hỗ trợ. Tuy nhiên cũng còn có những lo lắng chủ quyền trên mảnh đất được giao, cơ sở pháp lý của các hộ nhận đất.

Qui mô của mô hình và qui trình chọn hộ tham gia theo tiêu chí thống nhất.

Mô hình liên kết về quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của các bên mang tên mô hình “Mô hình quản lý tài nguyên rừng tương trợ phát triển nông lâm nghiệp”. Với tổng diện tích tự nhiên bao gồm 349 ha, với 76 hộ gia đình tham gia. Khu vực giao là thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên nam Kar, gồm các kiểu rừng: Rừng hỗn giao (cây gỗ xen lồ ô-le), rừng lồ ô-le và đất tróng lâm nghiệp. Tiêu chí chọn hộ phải hoàn toàn tự nguyện, có lực lượng, là phải được giới thiệu của cộng đồng buôn và có sự tham gia của xã.

3.6.3.1. Hình thành, hoạt động của các nhóm tương hỗ trong QLBVR ở Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)