KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 100 - 102)

- Qui trình hướng dẫn sản xuất cây con

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận.

4.1. Kết luận.

Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar được thành lập theo quyết định số: 182/QĐ/KL ngày 13/5/1991 với tổng diện tích là 24.555ha. Nơi đây không chỉ là nơi có giá trị về mặt đa dạng sinh học mà còn có giá trị lớn về mặt xã hội. Tuy nhiên do đời sống của người dân sống trong vùng đệm còn khó khăn, người dân sống nhờ vào rừng còn nhiều, nên tài nguyên rừng ngày càng suy giảm. Một trong những nguyên nhân tồn tại trên là chưa có những giải pháp quản lý rừng phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững.

- Có thể nói điều kiện tự nhiên trong khu vực nghiên cứu thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, địa hình bị phân cắt nhiều gây nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất làm cho đất nhanh chóng bị bạc màu và năng suất cây trồng thấp, do đó cần xác định cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với ĐKTN.

- Tài nguyên rừng khá phong phú và có tính đa dạng sinh học cao (diện tích rừng tự nhiên còn nhiều, trữ lượng gỗ lớn, thành phần loài động thực vật đa dạng). Đây thực sự là tiềm năng quan trong để quản lý rừng bền vững.

Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững.

- Các nhu cầu cần thiết của cuộc sống là lương thực, gỗ và củi đốt là 3 nguyên nhân kinh tế trực tiếp quyết định tới các hình thức tác động của các cộng đồng địa phương tới tài nguyên rừng. Ngoài ra nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế là những yếu tố quan trọng chi phối tới việc lựa chọn loài cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm khác khai thác trong rừng.

- Các nguyên nhân xã hội là nguyên nhân gián tiếp chi phối sự tác động của cộng đồng địa phương tới tài nguyên rừng trong vùng đệm. Đó là các yếu tố chính về chính sách vùng đệm, công tác quản lý bảo vệ rừng của địa phương và khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, cơ hội sinh kế, tổ chức và thể chế cộng đồng, nhận thức của người dân và phong tục tập quán. Trong các yếu tố xã hội này chính sách vùng đệm và cơ hội sinh kế là hai yếu tố quan trọng nhất chi phối các yếu tố khác, vì vậy cần thiết phải có những chính sách thích hợp

nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng đệm. Từ đó giảm sức ép đáng kể đến tài nguyên rừng vùng lõi

Mô hình thử nghiệm về QLTNR có sự tham gia bước đầu đã đạt được kết quả.

- Mô hình QLTNR có sự tham gia với diện tích mô hình 349 ha với sự tham gia của người dân, các nhà khoa học, các cơ quan liên quan đã bước đầu hình thành. Việc phát triển kỹ thuật có sự tham gia đã được người dân hưởng ứng và thực hiện tốt.

- Mô hình sử dụng đất hợp lý bước đầu một số cây trồng sinh trưởng tốt.

- Sự tham gia của người dân, phát triển nâng cao năng lực, làm giàu rừng, phân chia lợi ích qua các hoạt động, là một yếu tố rất cần thiết cho thực hiện mô hình.

- Hệ thống quản lý tài nguyên rừng còn có những bất cập chồng chéo.

- Mô hình này đáp ứng cho người dân trong vùng đệm có kinh nghiệm và kỹ thuật là tiềm đề cho bước tiếp theo để phát triển trồng rừng trong thời gian tới.

Các giải pháp: Với điều kiện cụ thể của vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, qua phân tích các tác động điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội dẫn tới sự tác động của người dân tới tài nguyên rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên. Nhằm hạn chế những tác động đến tài nguyên rừng, đề tài đã nghiên cứu đề xuất các số giải pháp sau:

Giải pháp về kinh tế cho quản lý rừng.

- Chính sách hỗ trợ vốn cho hộ gia đình phát triển lâm nghiệp. - Phát triển thị trường lâm sản ổn định.

- Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng.

Giải pháp về xã hội cho quản lý rừng.

- Nâng cao năng lực quản lý rừng cho cán bộ và người dân địa phương. - Phát triển dịch vụ lâm nghiệp để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương và gắng với bảo tồn tài nguyên rừng.

- Hình thành những quy chế chia sẻ lợi ích để khuyến khích sự hợp tác trong hoạt động quản lý rừng.

- Vận động thực hiện chính sách dân tộc, tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất giao rừng.

- Thực hiện việc thưởng phạt thích đáng đối với các hành vi làm lợi hoặc làm tổn hại đến tài nguyên rừng.

- Phát triển các tổ chức cộng đồng liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng.

Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình về kinh doanh rừng có hiệu quả cao. - Xây dựng cơ sở cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp

- Những biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng. - Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm

- Phổ biến kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. - Đãi ngộ thích hợp với cán bộ khoa học và công nghệ ở cấp cơ sở. - Tăng mức đầu tư cho khoa học công nghệ phục vụ phát triển rừng.

4.2. Tồn tại.

- Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện thực hiện, đề tài chỉ tập trung phân tích và tìm hiểu một số yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, nhân văn quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng và các mô hình thử nghiệm về quả lý tài nguyên rừng có sự tham gia và sử dụng đất bền vững. Đề tài chưa nghiên cứu sâu được tổng thể các lĩnh vực như việc quy hoạch, kỹ thuật lâm sinh, lĩnh vực môi trường sinh thái, văn hóa du lịch…

- Các giải pháp đề xuất chỉ được ứng dụng cho các trong phạm vị vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar trên địa bàn huyện Lăk.

4.3. Kiến nghị.

- Cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lí tác động đến các hệ sinh thái rừng.

- Cần nghiên cứu đánh giá hiệu quả sinh thái môi trường trên các mô hình canh tác cụ thể.

- Nghiên cứu cụ thể hoá và thử nghiệm các giải pháp được đề xuất trong đề tài này trước khi áp dụng vào thực tiễn.

- Đánh giá đầy đủ hiệu quả tác động của các chính sách kinh tế xã hội đã áp dụng đến quản lý tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên môi trường.

- Để tiếp tục phát triển mô hình quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia cần: + Tiếp tục xúc tiến để các thủ tục pháp lý sớm đi đến kết quả cuối cùng tạo cơ hội cho các bên liên quan tham gia yên tâm.

+ Tiếp tục theo dõi tình hình sinh trưởng của các cây trồng trong mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)