Vị trí địa lí và địa hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 47 - 48)

- Toàn bộ vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar phần lớp diện tích thuộc kiểu địa hình núi thấp (độ cao <900m), tập trung chủ yếu ở phía nam khu vực, địa hình chia cắt bởi nhiều khe suối dày đặc trong vùng tạo nên nhiều thung lũng nhỏ, hẹp với hiện trạng về vị trí địa lí và địa hình, chúng tôi nhận thấy: khu vực nghiên cứu nằm cách xa trung tâm Buôn Ma Thuột nên nó hạn chế về vấn đề trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật và trao đổi hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến năng suất và giá trị kinh tế của quá trình sản xuất nông lâm nghiệp.

- Với điều kiện địa hình phân cắt tạo nên mặt bằng canh tác nông nghiệp trên đất dốc như hiện nay thì không thể canh tác độc canh với cây nông nghiệp ngắn ngày, rất dễ gây xói mòn rửa trôi đất. Vì vậy, chúng ta cần phải bố trí cơ cấu đất đai và cây trồng sao cho hợp lý, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, đồng thời nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

- Địa hình rừng núi trong khu vực nghiên cứu có độ phân cắt lớn nhưng do thiếu đất sản xuất người dân phát rừng làm nương rẫy địa hình đất dốc là không lớn mà đa số là làm nương rẫy trên những sườn dông có độ dốc <30o. Tuy nhiên vẫn còn một số tập tục canh tác trên đất dốc cao dưới rừng cây gỗ lớn có hàm lượng mùn cao của một số cộng đồng người dân bản xứ, vấn đề này tạo điều kiện

cho xói mòn rửa trôi. Với địa hình bị phân cách mạnh, thì vấn đề bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng trồng trong khu vực nghiên cứu là rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn, nhằm hạn chế sự suy thoái độ phì đất, hạn chế các trường hợp thiên tai xảy ra góp phần điều tiết khí hậu trong vùng, bảo vệ đất và bảo vệ tính tính đa dạng sinh học của vùng đệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)