Tình hình quản lý sử dụng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 42 - 46)

- Huyện Lăk (hiện nay) được thành lập trước ngày Miền nam hoàn toàn giải phòng (trước giải phóng là quận Lạc Thiện) Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất giai đoạn này diện tích rừng còn nhiều và chất lượng rừng rất tốt, trữ lượng cao. Bên cạnh đó là công tác quản lý chưa chặt chẽ đồng thời với phương thức du canh du cư, nên diện tích và chất lượng rừng có chiều hướng

giảm sút theo thời gian. Tài nguyên rừng cả tài nguyên động vật, thực vật, đất rừng bị khai thác xâm chiếm tự do, mọi người đều có thể tự do khai thác các loại lâm sản và phát nương làm rẫy theo phương thức du canh du cư. Đến năm 1990 công tác quản lý bảo vệ rừng của huyện cũng được tăng cường hơn trước. - Sau năm 1991 Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar được thành lập, đồng thời với nó là tăng số lượng cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng. Công tác bảo vệ và tuyên truyền đặc biệt được chú trọng.

- Công tác bảo vệ rừng được gắn liền với quần chúng nhân dân thông qua việc khoán quản lý bảo vệ. Người dân hiểu sâu sắc hơn về vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. Tuy nhiên không tránh khỏi tình trạng khai thác trái phép, đặc biệt là những loài động thực vật quý hiếm.

- Tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra ở hầu hết các nơi có địa hình bằng và nơi có độ dốc thấp. Đặc biệt là người dân ý thức được rằng: không canh tác hoa màu ở những nơi có độ dốc >300, bên cạnh đó vẫn còn tập quán canh tác nương rẫy cao của một số đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ như : Êđê, M’nông. Nhìn chung rừng được bảo vệ ngày một tốt hơn. Tuy nhiên với lực lượng cán bộ chuyên trách còn hạn chế về nhân lực và chuyên môn như hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Điều này sẽ gây nên nhiều áp lực vào rừng trong tương lai là điều không thể tránh khỏi. Với việc di cư ồ ạt từ năm 1990 đến 2000 của các đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc đến huyện Lăk họ khai thác tài nguyên rừng với nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt là săn bắn và nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái rừng mà trong đó là thành phần động vật rừng.

- Nhìn chung trong những năm qua lực lượng cán bộ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng cùng với các cơ quan hữu quan chỉ dừng lại ở mức độ ngăn chặn vi phạm chứ chưa tiến hành các công trình nghiêm cứu những biện pháp hữu hiệu có tính chất lâu dài trong việc bảo tồn và phát triển những nguồn động, thực vật hoang dã nói chung và những loài quý hiếm như: Gấu, Hổ, các loài khỉ, rắn Hổ mang, Cà te, Giáng hương, Cẩm lai, ...

- Nếu chấm dứt việc khai thác trái phép, chiếm đất rừng không theo quy hoạch thì tạo sẽ điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quản lý rừng bền vững.

Biểu 3.9: Kết quả hoạt động quản lý bảo vệ rừng ở khu BTTN Nam Kar

STT Hạng mục ĐVT 2004 2005 2006 Tổng 1 Cam kết không vi phạm lâm luật Bản 2.100 2.134 3.600 7.834 2 Khoán QLBVR ha 3.450 4.700 6.500 6.500 3 Khoanh nuôi ha 650 650 650 300 4 Tuần tra rừng S.lần 105 167 253 525 5 Số vụ vi phạm phát hiện Vụ 65 74 63 202 6 Số bẫy thú đã thu từ trong rừng Cái 650 745 1.097 2.492

7 Số súng săn Cây 5 11 14 20

8 Đ.vật hoang dã thả lại rừng Con 25 20 30 75 9 Số buổi họp dân tuyên truyền Buổi 22 32 40 94

Nguồn: BQL khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar

3.2.1. Thuận lợi .

- Đội ngũ cán bộ quản lý bảo vệ rừng và nhân viên kiểm lâm trên địa bàn huyện Lăk có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và hết lòng đam mê nghề nghiệp. Đây được xem là một trong những thế mạnh của việc quản lý rừng. Đồng thời ở các xã đều được thành lập ban lâm nghiệp xã. Cùng với cán bộ quản lý bảo vệ rừng trên từng xã và xử lý kịp thời những vụ vi phạm lâm luật.

- Trong những năm gần đây người dân đã được tuyên truyền pháp luật quản lý bảo vệ rừng và các loại văn bản có liên quan đến rừng. Do đó một phần nào người dân cũng có ý thức tốt hơn về công tác bảo vệ rừng.

- Địa hình tương đối phức tạp hệ thống giao thông đi lại khó khăn. Do đó một phần làm hạn chế vấn đề khai thác và vận chuyển gỗ trái phép. Nhưng nếu hệ thống giao thông phát triển sẽ giúp cho phát triển kinh tế xã hội trong địa bàn tốt hơn và sẽ hạn chế tác động đến rừng rất nhiều.

- Đa số người dân là người địa phương nên họ có ý thức đến vấn đề bảo vệ rừng. Họ là những người cung cấp thông tin nhanh nhất về các hành vi vi phạm lâm luật.

- Dưới sự hướng dẫn các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Trạm khuyến nông và phòng Kinh tế huyện Lăk thì những người đồng bào dân tộc thiếu số đã có một số kiến thức về canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn chưa sử dụng tối đa tiềm năng sản xuất của đất.

- Đã có hệ thống các chính sách đến vấn đề bảo vệ, phát triển rừng nói chung và đối với người dân sống ở vùng Tây Nguyên.

3.2.2. Khó khăn.

- Đời sống kinh tế của người dân sống trong vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar có đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khá cao 1,82% đồng thời vấn đề di dân tự do ở các tỉnh phía bắc vào huyện Lăk mà cụ thể là các xã (Đăk Nuê) thuộc vùng đệm kéo theo những nhu cầu về cuộc sống. Do đó áp lực tác động vào rừng rất lớn là vấn đề không thể tránh khỏi.

- Mặt khác điều kiện tự nhiên gặp nhiều khắc nghiệt lũ lụt thiên tai xảy ra, đất đai kém màu mỡ dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, năng suất sản lượng cây trồng thấp, do đó thu nhập của người dân không cao.

- Qua điều tra nhu cầu về gỗ gia dụng của người dân sống trong vùng đệm như sau :

- Thông qua điều tra 50 hộ dân ở xã Đăk Nuê thì có 27 hộ chưa có nhà cửa ổn định (chiếm 54%), nhu cầu về bàn ghế giường tủ thì chỉ có 13 hộ đã có tiện nghi sinh hoạt (26%)

Chỉ tiêu Trong 50 hộ Cần có Tỷ lệ Gỗ làm nhà hiện tại 27 54% Tiện nghi sinh hoạt 37 74%

Nhu cầu củi đốt 50 100%

Đa số những hộ là đồng bào tại chỗ ở các xã vùng đệm hầu như chưa có nhà cửa ổn định chủ yếu là nhà lợp tranh, tôn vách le hoặc nhà sàn bằng tre nứa, nhu cầu làm nhà của họ là rất cao. Các vật dụng tiện nghi sinh hoạt rất tạm bợ, họ rất muốn có nhu cầu sử dụng tiện nghi mới đồ dùng bằng gỗ. Qua điều tra về nhu cầu gỗ cho từng hộ gia đình thì mỗi gia đình đều cần 10m3 gỗ để làm nhà (nhà 50 m2,tường nhà đóng ván) và 0,8m3 để làm tiện nghi sinh hoạt (kể cả những nhà đã có một số ít tiện nghi đơn giản) và 15kg củi các loại/ngày (dùng cho nấu ăn, đun nước, chăn nuôi). Số lượng trường hợp tham gia đăng ký kết hôn (tính trung bình trong 2 năm) trong 5 xã vùng đệm là 125 trường hợp. Do đó họ cũng cần có nhu cầu làm nhà và các nhu cầu khác. Tổng lượng gỗ theo nhu cầu của người dân trong vùng đệm được tổng kết như sau:

Biểu 3.10 : Nhu cầu gỗ củi của người dân trong vùng đệm

Nhu cầu Số hộ cần Bình quân m3 Tổng m3

Làm nhà 2.305 10 23.050

Tiện nghi trong gia đình 2.650 0,8 2.120 Của 125 gia đình mới 125 10,8 1.350

Tổng lượng gỗ 26.520

Gỗ củi (kg) 5.763 15 86.445kg

Nguồn: Nhu cầu và số hộ từ điều tra NNNT 2006 của phòng thống kê

Qua bảng trên cho thấy nhu cầu gỗ làm nhà là rất cao nếu để họ tự do khai thác hoặc cung cấp đủ lượng gỗ nói trên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quản lý bảo vệ rừng. Nhu cầu nhiên liệu là khá cao, qua tính toán của chúng tôi thì cứ 1.000kg củi mà người dân sử dụng thì có thể tích tương đương với 0,3m3 gỗ đặc, như vậy lượng củi nói trên tương đương với 259,34 m3 gỗ. Tuy nhiên qua canh tác trồng cây công nghiệp lâu năm, với diện tích rừng le, lồ ô khá lớn nên cung cấp đủ lượng nhiên liệu cần thiết cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)