Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội 1 Dân số, dân tộc và lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 35 - 37)

3.1.5.1. Dân số, dân tộc và lao động.

Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar nằm trên 5 xã thuộc 2 huyện, đây là những xã đông dân cư, ngoài đồng bào dân tộc tại chỗ, hầu hết các dân cư ở những xã này là dân kinh tế mới định cư theo chủ trương của Nhà nước những năm trước đây ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Miền Trung.

Biểu 3.4: Dân số, lao động trong vùng đệm.

ĐVT: Người TT Tên huyện Tên xã Tổng

số hộ Tổng số khẩu Nam Nữ Lao động 1

Krông Ana Quảng Điền 1.315 6.575 2.960 3.615 3.616 2 Bình Hòa 1.549 7.746 3.823 3.923 4.260 3 Lăk Buôn Triết 1.335 6.212 3.149 3.063 1.516 4 Buôn Tría 691 3.057 1.521 1.536 998 5 Đăk Nuê 873 4.199 2.151 2.048 2.107 6 Tổng 5.763 27.789 13.604 14.185 12.497

- Tổng số lao động các xã thuộc vùng đệm là khá cao 12.497 người chiếm gần 45% dân số trong toàn vùng, cho thấy tiềm năng lao động lớn, tuy nhiên lực lượng lao động chủ yếu là lao động làm nông lâm nghiệp, chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ người lao động chuyên môn và lao động có trình độ cao còn ít.

- Phân bố dân cư: Nhìn chung dân cư trong toàn vùng sống tập trung theo các xã, thôn buôn, dọc các trục đường quốc lộ 27, các trục đường chính liên xã, liên thôn, buôn do được xây dựng ổn định từ lâu, do đó tình hình an ninh trật tự đảm bảo, đời sống nhân dân trong vùng khá ổn định.

- Tỷ lệ lao động chính trong khu vực nghiên cứu là 45% Điều đó chứng tỏ tiềm năng từ sức lao động là rất lớn, chưa kể số lao động phụ. Qua bảng trên ta thấy lực lượng lao động chính ở đây khá dồi dào chiếm 45% so với tổng số nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua những năm gần đây có hướng giảm nhưng còn quá cao.

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ lệ 2,16 2,17 2,06 2,05 1,82

Nguồn: Số liệu phòng thống kê

- Tỷ lệ tăng tự nhiên = tỷ lệ sinh – tỷ lệ tử.

- Mặt dù đã được tuyên truyền từ chương trình kế hoạch hóa gia đình và áp dụng nhiều biện pháp giảm tỷ lệ tăng dân số nhưng đạt hiệu quả chưa cao bởi vì đối với những vùng sâu vùng xa về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch rất nặng nề, họ vẫn còn quan điểm “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”. Với lượng dân số hiện tại quá cao đồng thời với tỷ lệ tăng dân số như hiện nay thì dân số trong khu vực nghiên cứu trong đến năm 2010 sẽ là:

Dự báo dân số đến năm 2010 áp dụng công thức: (2-5)

Ta có: 1,82 Nt= 27.789 ( 1 + ) 4 = 29.868 người 100 Năm 2006 2010 Dân số (Người) 27.789 29.868

Dự báo số hộ gia đình đến năm 2010 áp dụng công thức (2-6) 29.868 H t = * 5.763 = 6.194 hộ 27.789 Năm 2006 2010 Số hộ 5.763 6.194

Như vậy ở hiện tại chúng ta thấy với số lượng dân số khá đông nhưng đa số họ làm nông nghiệp. Trong khi diện tích đất nông nghiệp canh tác ít. Do đó việc thiếu lương thực là điều không thể tránh khỏi đồng thời kéo theo nhiều nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt đời sống hằng ngày, tất cả chỉ trông chờ vào nguồn thu từ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)