Những thuận lợi và khó khăn trong QLR bền vững 1 Thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 65 - 66)

- Nhược điểm:

3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong QLR bền vững 1 Thuận lợi.

3.5.1. Thuận lợi.

- Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý phù hợp với việc phát triển nông lâm nghiệp.

- Tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú. - Địa hình rừng núi phân cắt mạnh.

- Quỹ đất sản xuất còn nhiều nên việc quy hoạch mở rộng diện tích đất sản xuất trong tương lai là tương đối thuận lợi

- Lực lượng lao động hiện tại dồi dào thích hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

- Cộng đồng các dân tộc địa phương đoàn kết, không chia rẽ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất.

- Đã có nhiều cơ quan lâm nghiệp đóng trên dịa bàn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức quản lý và bảo vệ.

- Sự quan tâm của các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan: Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, Hạt kiểm lâm, Phòng Kinh tế , Trạm khuyến nông huyện đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận một số chính sách, văn bản có liên quan đến lâm nghiệp và một số kiến thức trong sản xuất nông lâm nghiệp.

- Đã có trục giao thông quốc lộ 27 và tỉnh lộ 867 xuyên qua các xã vùng đệm đã được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá.

- Y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được chú trọng.

3.5.2. Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi như trên còn có một số khó khăn như sau: - Cơ sở hạ tầng kém phát triển: Hệ thống đường giao thông nông thôn (thôn buôn) có nhưng chất lượng kém nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá và thường bị các tư thương ép giá các mặt hàng nông sản, hệ thống các trường học chưa phát triển và nâng cấp.

- Tỷ lệ tăng dân số còn cao.

- Công tác quản lý đất đai và tài nguyên rừng chưa chặt chẽ, nạn phá rừng khai thác gỗ trái phép vẫn còn diễn ra.

- Sản xuất lâm nghiệp chưa phát triển mà cụ thể là trồng rừng.

- Sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn: Thiếu đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư, thiếu giống có năng suất cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, kỹ thuật canh tác còn hạn chế.

- Phong tục tập quán và trình độ dân trí của các cộng đồng dân tộc địa phương còn nhiều hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật.

- Các công trình thủy lợi chưa được quan tâm đầu tư nên đã xuống cấp trầm trọng, tình trạng thiếu nước canh tác lúa nước vào mùa khô hầu như năm nào cũng xảy ra.

- Lực lượng cán bộ quản lý bảo vệ rừng còn thiếu về nhân lực và yếu về chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)