Ảnh hưởng của mất rừng đến môi trườn g sinh thái Mất rừng ảnh hưởng đến môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 55 - 56)

Mất rừng ảnh hưởng đến môi trường.

- Diện tích đất có rừng tự nhiên nếu được bảo vệ tốt nó sẽ góp phần tăng độ che phủ trên mặt đất, bảo vệ nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó nó còn có khả năng đóng góp cho môi trường phát triển bền vững thông qua tác dụng bảo vệ đất điều tiết nguồn nước, giảm nhẹ các tác hại về lũ lụt, hạn hán điều hoà khí hậu cải thiện môi trường sinh thái...

- Tuy nhiên do tình trạng phá rừng làm nương rẫy đồng thời canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày trên đất dốc không có đai rừng phòng hộ đã gây nên hiện tượng xói mòn đất, mực nước ngầm bị tụt (cụ thể là ở các hệ thống sông suối đã xảy ra hiện tượng bồi lấp dòng sông suối, mực nước giếng bị tụt sâu trong thời gian gần đây) trong toàn khu vực vùng đệm.

- Bên cạnh đó là phương thức canh tác theo kiểu độc canh cây nông nghiệp. Kiểu canh tác này nhanh chóng gây nên hiện tượng xói mòn rửa trôi đất, làm mất đi kết cấu của đất.

Mất rừng ảnh hưởng đến sinh thái.

Chức năng sinh thái của rừng hiển nhiên là ảnh hưởng đến lưu vực và điều tiết dòng chảy, giảm xói mòn, hạn chế đến mức thấp nhất sự bồi lắng ở sông, hồ trữ nước, rút ngắn biên độ giao động nhiệt độ ngày đêm, tạo nơi thuận lợi cho hệ thực vật và hệ động vật cực kỳ đa dạng và do đó bảo vệ được nguồn gen giàu có hữu ích cho nhiều hoạt động trồng trọt chăn nuôi. Thực vậy, sự

hủy diệt lớp phủ thực vật, dù chỉ là nhất thời như trường hợp du canh, khai thác rừng cũng đưa đến kết quả không tránh khỏi là làm tổn hại đến nguồn lực di truyền. Mất rừng làm giảm khả năng giữ nước, thấm nước của đất, tăng tốc độ dòng chảy trên mặt đất và cùng với xói mòn làm tăng lắng đọng phù sa, tần số xuất hiện lụt cao hơn và làm giảm chất lượng nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)