Hoạt động nhóm QLR liên kết ở Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê Hoạt động tuần tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 71 - 83)

- Các thủ tục hành chính phức tạp.

3.6.3.2. Hoạt động nhóm QLR liên kết ở Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê Hoạt động tuần tra.

Hoạt động tuần tra.

Để hình thành mô hình quản lý rừng có sự tham gia và liên kết của các nhà quản lý và khoa học, các bên liên quan tham gia như UBND xã Đăk Nuê và Hạt kiểm lâm tham gia. Mô hình quản lý rừng có sự tham gia đã khơi dậy được trách nhiệm của cá nhân, bước đầu đã khơi dậy được ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng. Hàng tháng sẽ thay nhau cắt cử tuần tra, phát hiện những trường hợp khai thác phát rừng để lấy đất sản xuất và báo cáo với cán bộ lâm nghiệp xã lập biên bản xử lý. Trong thời gian qua đã phát hiện 4 vụ lấn chiếm đất rừng và đã báo cho Ban lâm nghiệp xã, phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện để lập biên bản đình chỉ.

Liên kết xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.

(1) Những căn cứ để xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng.

- Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

- Căn cứ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;

- Căn cứ Thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL ngày 30 tháng 3 năm 1999 hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp (gọi chung là thôn, bản);

- Quyết định số 49/2006/QĐ-UBND, ngày 06/11/2006 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc ban hành quy định mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân cộng đồng thôn, buôn được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001.

- Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ, cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Căn cứ quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc ban hành bản hướng dẫn rừng cộng đồng dân cư thôn.

- Căn cứ kết quả thảo luận và họp của toàn thể các gia đình tại Buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê.

Theo yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và tình hình sản xuất nông nghiệp trong khu vực;

(2) Quy định chung của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

- Nhà nước thống nhất quản lý rừng và đất rừng. Nhà nước giao rừng và đất rừng cho tổ chức, cá nhân (gọi là chủ rừng) để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. (Điều 6-7 - Luật BVPTR).

- Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.(Điều 36 - Luật BVPTR).

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng. (Điều 36 - Luật BVPTR).

- Nghiêm cấm mọi hành vi chặt phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đất trồng rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái với quy định của pháp luật (Điều 12 - Luật BVPTR)

(3)Những quy định của buôn về công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Cấm chặt phá cây cối trong các khu rừng trồng, rừng tự nhiên trên địa bàn để sản xuất và sử dụng cho các mục đích khác.

- Cấm khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép và các loại lâm sản trên địa bàn.

- Cấm săn, bắn, bẫy, bắt, sử dụng các loài động vật hoang dã quý hiếm. - Cấm phát nương làm rẫy ở những nơi không có quy hoạch nương rẫy và chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Cấm thực hiện trồng rừng không đúng các quy trình, quy phạm của ngành chủ quản và địa phương đề ra.

- Cấm lấn chiếm đất trồng rừng trái phép, xâm chiếm đất đai lẫn nhau để xảy ra tranh chấp gây mất đoàn kết trong nội bộ cộng đồng.

- Cấm dùng lửa tùy tiện trong rừng và những nơi đã có quy định cấm gây ra cháy rừng như đốt tổ ong, đốt cây lấy củi, đốt than,... dưới mọi hình thức.

- Cấm chăn thả gia súc vào các khu vực rừng trồng chưa thành rừng, rừng tự nhiên hoặc những nơi có quy định cấm chăn thả.

- Cấm nổ mìn để khai thác đất, đá gây sạt lở, làm hủy hoại đất đai.

Những việc khuyến khích nhân dân làm.

- Chấp hành tốt các Chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

- Tham gia vào phong trào nhận đất trồng rừng, phát triển vốn rừng trên địa bàn buôn, xã, nhận đất để sản xuất nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc dưới tán rừng đúng quy định, đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những sáng kiến kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nâng cao năng suất cây trồng.

- Thành lập tổ đổi công, vay công, tổ chức dịch vụ sản xuất cho mượn vốn để giúp nhau sản xuất, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong những lúc khó khăn về vốn đầu tư và nhân lực lao động.

- Tổ chức hòa giải, thương lượng, giải quyết bằng tình cảm trong từng cụm dân cư khi có xảy ra tranh chấp, những nỗi bất hòa trong nhân dân.

- Tích cực tham gia phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), thực hiện nghiêm túc các quy định về PCCCR, giáo dục các con em trong gia đình không dùng lửa và đốt rừng tùy tiện. Các hộ gia đình là chủ rừng phải có biện pháp để

bảo vệ rừng như phân công nhau trực PCCCR, bàn bạc nhau để thi công công trình PCCCR tại các khu vực trọng điểm.

- Thành lập các tổ, đội xung kích bảo vệ rừng của buôn, lực lượng nòng cốt là thành viên trong buôn đều có trách nhiệm tham gia PCCCR, phải thông báo cho mọi người trong buôn và các cơ quan chức năng biết khi xảy ra cháy.

- Phát hiện sâu bệnh hại rừng phải báo cho chủ rừng và báo các cơ quan chức năng biết, có trách nhiệm cùng với các chủ rừng tham gia diệt trừ sâu bệnh hại rừng nếu có yêu cầu.

- Có trách nhiệm bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm.

- Phối hợp với nhân dân các buôn, vùng lân cận tổ chức tham gia bảo vệ rừng trong khu vực. Khi phát hiện những tác nhân xâm hại đến rừng, các đối tượng từ địa phương khác đến để hoạt động phá rừng thì phải báo ngay cho Buôn trưởng, Kiểm lâm địa bàn hoặc UBND xã kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Đối với hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, đầu tư thâm canh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; tạo các mô hình điểm về trồng rừng để các hộ trong buôn học tập kinh nghiệm.

- Khảo sát và tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học về các loài cây bản địa để tổ chức gieo ươm, gây trồng trên địa bàn buôn.

- Tận dụng đất trống xung quanh vườn nhà để trồng cây xanh cải tạo môi trường và lấy củi làm chất đốt. Toàn dân thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác” tạo môi trường, cảnh quan của buôn xanh, sạch, đẹp.

- Toàn dân trong buôn hưởng ứng chấp hành đúng các quy định đã nêu trong bản quy ước này.

(4) Biện pháp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.

Thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng của buôn PaipiJơl xã Đăk Nuê.

- Tổ quản lý bảo vệ rừng của buôn là tổ chức giúp cho chính quyền buôn PaipiJơl xử lý các vụ việc có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

Thành phần tổ quản lý bảo vệ gồm có 32 người được chia làm 02 tổ, 1 tổ/16người:

Buôn Trưởng A Ma Niên Tổ trưởng tổ 1

Bà: H Loan Buôn Krông chi hội phụ nữ Buôn làm thành viên

A Ma Nhân đại diện công an Buôn và các thành viên khác làm tổ viên. + Tổ 2:

Buôn phó: A Ma Hối Tổ trưởng tổ 2

Bà H Dung Buôn Krông đại diện của hội đồng nhân dân buôn khu vực dân cư trong buôn làm tổ viên.

A Ma Hiên đại diện mặt trận Buôn và các thành viên khác làm tổ viên. - Tổ quản lý bảo vệ rừng Buôn PaipiJơl chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền Buôn PaipiJơl, sự chỉ đạo của UBND xã Đăk Nuê và sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Hạt kiểm lâm huyện, Phòng Kinh tế huyện, Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Kar, Dự án phát triển nông thôn Đăk Lăk.

Trách nhiệm của tổ quản lý bảo vệ rừng.

- Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, phổ biến rộng rãi cho các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các nội dung quy ước, thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Bàn bạc và phối hợp với các buôn khác cùng tham gia bảo vệ rừng và phòng chống các hành vi phá rừng tái phép để đảm bảo quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả.

- Tổ chức hòa giải, giải quyết các trường hợp tranh chấp, các đối tượng vi phạm quy ước bảo vệ và phát triển rừng của buôn.

- Phát hiện các vụ việc vi phạm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cũng như gương người tốt trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Quyền hạn của tổ quản lý bảo vệ rừng

- Tổ chức ngăn chặn, lập biên bản các vụ việc vi phạm quy ước bảo vệ phát triển rừng, Luật bảo vệ phát triển rừng để báo cáo và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Tham mưu cho chính quyền Buôn PaipiJơl, UBND xã Đăk Nuê và sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Hạt kiểm lâm huyện, Phòng Kinh tế huyện, Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Kar và Dự án phát triển nông thôn Đăk Lăk trong việc xét đề nghị cho hộ gia đình tham gia vào các chương trình,

Dự án do Nhà nước và các tổ chức quốc tế đầu tư cho Buôn (dựa trên khả năng và nguyện vọng của từng hộ gia đình trong việc tham gia vào các chương trình và dự án đó).

- Giúp chính quyền Buôn PaipiJơl, phòng Kinh tế huyện và Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Kar tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá tình hình thực hiện quy ước, phê bình, kiểm điểm những đối tượng vi phạm quy ước.

Kiến nghị: Buôn đề nghị cấp có thẩm quyền giao cho khu vực đồi rừng của Buôn làm rừng cộng đồng để tiến hành trồng cây, chăm sóc và bảo vệ rừng hàng năm thông qua các đợt phát động phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ", trồng cây lưu niệm nhân dịp lễ hội truyền thống của Buôn, làng, tiến tới "Lập vườn hạnh phúc" để mỗi đôi nam nữ khi cưới nhau phải tự trồng 10 cây trước khi tiến hành đăng ký kết hôn, trồng cây hai bên Buôn.

(5) Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.

Quyền lợi

- Các hộ gia đình trong Buôn đã cam kết tham gia "mô hình quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng và các nhà khoa học" sẽ được nhận rừng và đất rừng theo hình thức khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng đối với diện tích rừng và đất rừng đã giao cho dân.

- Các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ sẽ được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao.

- Được hưởng lợi ích từ dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp của Phòng Kinh tế huyện, Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Kar và các ngành liên quan.

- Tùy theo mức độ và thành quả lao động, Buôn sẽ đề xuất với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem xét khen thưởng đối với những hộ gia đình, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Được đền bù, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng được giao theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng trong trường hợp thu hồi rừng, đất trồng rừng theo quy định của pháp luật.

- Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được các tổ chức Nhà nước khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng (theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 và quyết định số 49/2006/QĐ-UBND ngày 06/11/2006 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc ban hành quy định mức hưởng lợi của hộ gia đình cá nhân, cộng đồng thôn, buôn được giao nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo quyết định 178).

Mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn, buôn được giao rừng tự nhiên là rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh [37]

- Được cấp kinh phí để thực hiện việc quản lý, khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Được thu hái lâm sản phụ, khai thác cây sâu bệnh, cong queo, đổ ngã trong quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phê duyệt, cấp phép khai thác và được hưởng 100% giá trị thu được từ các sản phẩm trên sau khi nộp thuế.

- Được khai thác tre, nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đảm bảo độ che phủ trên 80% diện tích theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phê duyệt, cấp giấy phép khai thác và được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi nộp thuế.

- Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng đủ điều kiện khai thác, được hưởng lợi trên giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế. Tỷ lệ hưởng lợi tùy theo trạng thái rừng khi giao. Cụ thể phân chia như sau:

+ Rừng có trữ lượng <76m3/ha được hưởng 90%, nộp ngân sách Nhà nước 10%.

+ Rừng có trữ lượng 76 – 100m3/ha được hưởng 87%, nộp ngân sách Nhà nước 13%.

+ Rừng có trữ lượng trên 100m3/ha được hưởng 85%, nộp ngân sách Nhà nước 15%.

Mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn, buôn được giao đất chưa có rừng để trồng rừng phòng hộ [37]

- Được Nhà nước đầu tư để trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng theo dự toán thiết kế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Được khai thác tận dụng khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, được hưởng 100% giá trị sản phẩm khai thác tận dụng.

- Được khai thác chọn với cường độ không quá 20% khi rừng được phép khai thác, được hưởng 95% giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, nộp ngân sách Nhà nước 5%. Nếu hộ gia đình, cá nhân, tự bỏ vốn để trồng rừng phòng hộ thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)