Ảnh hưởng của đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 48 - 49)

- Đặc điểm đất đai cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp: Đất Glây giàu mùn tập trung chủ yếu ở các xã: Quảng Điền, Bình Hòa (huyện Krông Ana), Buôn Triết (huyện Lăk) độ dày tầng đất >100cm, giàu mùn đất tốt, loại đất này rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là phát triển cây lúa nước và các loại hoa màu. Đất Glây đọng xác thực vật chua, tập trung rãi rác ở các xã Buôn Triết, Buôn Tría (huyện Lăk), tầng đất dày >100 cm, đặc điểm loại đất ngập nước, sình lầy, độ chua lớn, cần có biện pháp cải tạo đất bằng cách bón vôi rửa chua đất thì có thể đưa vào trồng lúa nước vụ đông xuân hàng năm. Đất xám tầng rất mỏng phân bố ở các xã Buôn Triết, Buôn Tría, Đăk Nuê (huyện Lăk), địa hình đồi núi cao, đến trung bình độ dày tầng đất mỏng từ 30 – 50cm và <30cm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến pha cát, kết cấu kém bền vững, đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém, loại đất này đưa vào trồng rừng sản xuất, những nơi có độ dốc thấp đưa vào mở rộng diện tích điều ghép cao sản.

- Mỗi một loại đất hoặc mỗi một vị trí của đất sẽ thích hợp với một mô hình canh tác riêng.(đất có độ dốc cao thì thích hợp với việc trồng rừng, đất đồi thấp thích hợp với việc trồng rừng hoặc cây điều xen lẫn cây nông nghiệp ngắn ngày, đất bằng phẳng thích hợp với cây trồng nông nghiệp).

- Nhìn chung đất đai trong khu vực thích hợp với nhiều loại cây trồng, tầng đất trung bình đến dày, có kết cấu vừa, không chặt, độ đá lẫn thấp. Tuy nhiên độ phì của đất thấp (xã Đăk Nuê), gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Do đó khi lựa chọn cây trồng cần ưu tiên cho những loài cây có khả năng cải tạo đất đồng thời cần phải có phương pháp sử dụng phân bón, đặc biệt là sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp.

- Hiện nay diện tích đất trống (Ia, Ib, Ic) còn lại ở các xã chiếm một diện tích khá lớn (880,9 ha). Với diện tích này Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Kar

đang tiến hành quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, nhằm góp phần tăng thu nhập kinh tế cho người dân.

3.3.2.Ảnh hưởng của ĐKXH đến QLR bền vững.

3.3.2.1.Ảnh hưởng của suy thoái rừng, mất rừng đến QLR bền vững.

- Chưa bao giờ vấn đề thu hẹp diện tích và sự suy thoái rừng nhiệt đới ở các nước đang phát triển được toàn thể cộng đồng nhân loại quan tâm rộng rãi như hiện nay, nhất là từ sau hội nghị thượng đỉnh Rio De Janero vào năm 1992. Giữa năm 1900 và 1965, khoảng một nửa diện tích rừng tại các nước đang phát triển đã bị huỷ diệt và quá trình suy thoái tài nguyên sinh vật rừng cùng với sự xuống cấp của môi trường sống vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nước nghèo. Riêng ở nước ta, trong những năm gần đây, hàng năm từ 50.000 đến 60.000 ha rừng bị mất. Riêng ở rừng đặc dụng Nam Kar hàng năm bị người dân phát rừng làm nương rẫy trên 50ha.

- Nguyên nhân dẫn đến mất rừng đốt nương làm rẫy của các cộng đồng vùng cao, do khai thác lâm sản, đặc biệt là khai thác gỗ và củi đốt, lửa rừng và các nguyên nhân khác. Sự suy thoái rừng, mất rừng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trên cả nước, tại mỗi khu vực, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng ở vùng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên nam kar ở huyện lăk đăklăk​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)