Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 3 thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 52)

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn TP.HCM Đơn vị tính: ngàn tỷ đồng

Tốc độ tăng, giảm(%) Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 T9/2012 2010/2009 2011/2010 Vốn huy động 827.7 806.2 886.9 952.3 -2,6 10 (Nguồn: Cục thống kê TP HCM, http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn) [22]

Qua bảng 2.4 cho thấy tổng vốn huy động của các NH trên địa bàn TP. HCM năm 2010 giảm 2,6% so với năm 2009. Tuy nhiên, năm 2011 tổng số vốn huy động lại tăng 10% so với năm 2010.

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của NH TMCP Công thương VN

Năm 2009 2010 2011

Tốc độ tăng, giảm Vốn huy động so với năm trước (%) 26,1 54 24 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank 2009-2011) [12,13]

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, năm 2011, NHNN đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạ lãi suất và ổn định KT vĩ mô như: Thông tư số 14/2011/TT- NHNN khống chế trần lãi suất huy động USD, Thông tư số 13/2011/TT-NHNN yêu cầu kết hối nguồn tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn/tổng công ty Nhà nước và Quyết định số 1209/QĐ-NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Các quy định trên cùng với khó khăn chung của nền KT trong nước và thế giới đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của các NHTM. Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011 cũng gặp nhiều thử thách do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng KT toàn cầu, tuy nhiên hệ thống Vietinbank vẫn hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn và hiệu quả. Nguồn vốn huy động vẫn tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2009, nguồn vốn huy động tăng 26,1%, năm 2010 tăng 54%, năm 2011 tăng 24 %.

Riêng Vietinbank CN3, mặc dù năm 2011, tình hình KT Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, NHNN đã sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm hãm lạm phát, NHNN áp trần lãi suất huy động, NH gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn nhưng Chi nhánh 3 có tốc độ tăng trưởng vốn huy động tốt. So với tốc độ tăng trưởng vốn huy động trên địa bàn TPHCM và của toàn hệ thống Vietinbank cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Vietinbank CN3 cao hơn tốc độ tăng trưởng vốn chung của các NH trên địa bàn và dần bám sát tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống, năm 2010 tốc độ tăng của hệ thống là 54%, của CN3 là 31,2%, năm 2011 của hệ thống là 24%, của CN3 là 23,2%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Vietinbank CN3 đã hoạt động hiệu quả.

Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank CN3 giai đoạn 2009- T9/2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Tốc độ tăng, giảm(%) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 T9/2012 2010/2009 2011/2010 1. Vốn huy động Theo kỳ hạn 2.320 3.044 3.749 4.142 31,2 23,2 - Không kỳ hạn 1.026 1.353 1.675 1.896 31,8 23,8 - KH dưới 12 tháng 990 1.412 1.871 1.484 42,6 32,5 - KH từ 12 tháng trở lên 304 433 203 762 42,4 -53 2. Vốn huy động Theo TPKT 2.320 3.044 3.749 4.142 31,2 23,2 - KHCN 1.070 1.287 1.528 1.878 20 14 - Tổ chức KT khác 1.250 1.757 2.221 2.264 41% 26% 3. Vốn huy động Theo tiền tệ 2.320 3.044 3.749 4.142 31,2 23,2 - VND 2.039 2.743 3.402 3.756 34 24

- USD & EUR (quy đổi VNĐ)

281 301 347 386 7 15

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Vietinbank CN3 từ 2009 đến T9/2011) [11] Qua bảng 2.6, phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn cho thấy, nguồn vốn huy động không kỳ hạn qua các năm chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Năm 2009,

nguồn vốn không kỳ hạn là 1.026 tỷ đồng chiếm 44,2% tồng vốn huy động. Năm 2010, nguồn vốn không kỳ hạn là 1.353 tỷ đồng chiếm 44,4% tổng vốn huy động. Năm 2011, nguồn vốn không kỳ hạn là 1.675 tỷ đồng chiếm 44,7% tổng vốn huy động. Phần lớn nguồn vốn không kỳ hạn là số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của các cá nhân và doanh nghiệp. Tỷ lệ nguồn vốn này vẫn duy trì ở mức cao qua các năm. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động không kỳ hạn tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng vốn huy động kỳ hạn dưới 12 tháng. Chi nhánh có thể sử dụng nguồn tiền gửi không kỳ hạn với chi phí rẻ. Tuy nhiên, Chi nhánh phải cẩn trọng khi sử dụng nguồn tiền này, vì nguồn tiền này không ổn định, nhạy cảm và dễ biến động. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ thấp qua các năm. Năm 2009, vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng là 304 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 13,1% tổng vốn huy động, năm 2010 nguồn vốn này là 433 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 14,2%, năm 2011 là 5,4 tỷ đồng chiếm 5,4%. Vốn huy động dài hạn tạo thành nguồn vốn ổn định giúp Chi nhánh chủ động hơn trong việc sử dụng vốn để kinh doanh. Vì vậy, Chi nhánh cần đẩy mạnh các sản phẩm huy động tiền gửi có kỳ hạn dài như chứng chỉ tiền gửi ghi danh, kỳ phiếu…nhằm tạo nguồn vốn ổn định trong dài hạn cho NH.

Xét cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế, tiền gửi từ KHCN chiếm tỷ lệ thấp hơn vốn huy động từ các tổ chức KT khác. Vốn huy động từ KHCN năm 2009 chiếm tỷ lệ 46,1%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 42,3%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 40,8%. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ KHCN cũng chậm hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của vốn huy động từ các tổ chức kinh tế khác.

Xét cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ, vốn huy động VND chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng vốn huy động. Vốn huy động VND năm 2009 chiếm tỷ lệ 87,9% trong tổng vốn huy động, năm 2010 chiếm tỷ lệ 90,1%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 90,7%. Trong giai đoạn này, lãi suất huy động VND cao hơn so với lãi suất huy động USD và EUR. Do lượng ngoại tệ dữ trữ của NH dồi dào, thanh khoản tốt, nên lãi suất huy động USD vẫn duy trì ở mức 2%/năm trong một thời gian dài.

Trong huy động vốn, nguồn vốn huy động chủ yếu từ các nhóm đối tượng là nhóm KH doanh nghiệp lớn có vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng, nhóm DNVVN gồm các

doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng, các đơn vị hành chính sự nghiệp và công lập, nhóm KHCN và các hộ gia đình. Vietinbank CN3 định hướng chiến lược phát triển theo mô hình song hành bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, Vietinbank CN3 vẫn chú trọng tăng cường huy động vốn ở mảng bán lẻ. Tỷ trọng vốn huy động ở nhóm DNVVN, KHCN và hộ gia đình đạt ở mức cao được thể hiện ở bảng 2.7:

Bảng 2.7: Tỷ trọng huy động vốn từ KHCN và DNVVN tại Vietinbank CN3 giai đoạn 2009 –T9/2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Tốc độ tăng, giảm(%) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 T9 /2012 2010/2009 2011/2010 - VHĐ từ KHCN 1.070 1.287 1.528 1.786 20,3 18,7 Tỷ trọng VHĐ từ KHCN/Tổng VHĐ (%) 46,1 42,3 40,1 43,1 -3,8 -2,2 - VHĐ từ DNVVN 356 895 1.066 1.201 47,8 38 Tỷ trọng VHĐ từ DNVVN/Tổng VHĐ (%) 15,3 29,4 28,4 28,9 14,1 -0,97 Tỷ trọng VHĐ trong bán lẻ/Tổng VHĐ (%) 61,4 69,5 68,5 72 8,1 -1

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả HĐKD của Vietinbank CN3) [11]

Từ bảng 2.7 cho thấy, vốn huy động từ KHCN và DNVVN chiếm tỷ trọng tương đối cao, tạo thành nguồn vốn trung dài hạn tương đối ổn định cho Chi nhánh. Vốn huy động từ KHCN và DNVVN năm 2009 chiếm tỷ trọng 61,4%, năm 2010 là 69,5%, năm 2011 là 68,5%. Tỷ trọng vốn huy động từ KH bán lẻ trong cơ cấu vốn huy động tăng năm 2010 và giảm nhẹ năm 2011, cụ thể năm 2010 tăng 8,1% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động từ hoạt động bán lẻ vẫn được chú trọng, bởi đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đảm bảo tính thanh khoản cho Chi nhánh, các NH luôn cạnh tranh để thu hút nguồn vốn này. ™ Sản phẩm huy động vốn

Từ phụ lục 2.1 cho thấy bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, Vietinbank CN3 đã bổ sung thêm nhiều sản phẩm có đặc tính vượt trội nhằm

có lợi cho KH. Sản phẩm tiền gửi được huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi khác…bằng VND, USD hoặc EUR. Các kỳ hạn gửi rất phong phú từ 1 tuần đến 60 tháng với nhiều phương thức trả lãi linh động như trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi theo định kỳ…Sản phẩm tiết kiệm đa dạng với nhiều lựa chọn cho KH như tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi với tiện ích là số tiền gửi càng lớn thì lãi suất được hưởng càng cao. Sản phẩm tiết kiệm linh hoạt cho phép KH rút một phần gốc để chi tiêu, số tiền gốc còn lại vẫn được hưởng lãi suất có kỳ hạn tại thời điểm gửi ban đầu. Với sản phẩm tiết kiệm truyền thống khi KH rút trước hạn là rút hết tiền gốc và hưởng lãi không kỳ hạn, KH bị động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Với các sản phẩm mới, KH chủ động hơn trong việc sử dụng tiền theo nhu cầu mà vẫn hưởng được lãi suất cao. Đây là điểm nổi bật so với các sản phẩm tiết kiệm truyền thống.

So với NH BIDV và Sacombank, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của Vietinbank CN3 cũng không kém phần đa dạng. KH có nhiều sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Danh mục sản phẩm đa dạng của Vietinbank CN3 làm tăng tính cạnh tranh của Chi nhánh so với các NH khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 3 thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)