Tình hình phát triển ngành cơng nghiệp vận tải và logistics

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 62 - 66)

3.4. Kinh nghiệm của Singapore

3.4.2. Tình hình phát triển ngành cơng nghiệp vận tải và logistics

- Trong khi tại các quốc gia khác, logistics vẫn đang được xem là một trong những phân

ngành của ngành dịch vụ thì, tại Singapore, logistics đã thực sự trở thành ngành cơng nghiệp (logistics industries) có khả năng kết nối các nhà sản xuất và khách hàng với phần cịn lại của thế giới.

62

Ngành cơng nghiệp logistics của Singapore bao gồm ba phân ngành chính là logistics theo hợp đồng (contract logistics), giao nhận hàng hóa (freight forwarding) và vận chuyển mặt đất (land transportation). Singapore hiện là một trong những quốc gia giàu có nhất Châu Á mà lý do chính là bởi quốc đảo này đang giữ vị trí cao nhất khu vực về hiệu suất logistics căn cứ theo thứ hạng trên bảng tổng sắp LPI qua các năm của WB.

- Singapore hiện đảm nhận khoảng 1/7 lượng hàng trung chuyển container trên tồn thế giới và có nhiều lợi thế trong phát triển ngành cơng nghiệp logistics như có tình hình chính trị và kinh tế ổn định, hệ thống pháp luật mạnh mẽ và hồn tồn có thể dự liệu được, cơ cấu thuế thân thiện với doanh nghiệp, mơi trường kinh doanh an tồn và thuận lợi, thu hút được nhiều cơng ty hàng đầu trên tồn cầu thành lập các Trung tâm phân phối và Tháp kiểm soát chuỗi cung ứng cho các hoạt động logistics của họ.

- Đánh giá về ngành công nghiệp logistics của Singpore, Học viện Surbana Jurong (Surbana Jurong Academy) đã khái quát lại 5 yếu tố chính mang tới thành cơng cho quốc gia này bao gồm:

(1) Tính kết nối tồn cầu của Singapore: Singapore có các chuyến bay kết nối tới 380 thành phố của 90 quốc gia; kết nối đường biển tới 600 cảng biển của 123 quốc gia trên toàn thế giới44. Ngoài ra, Singapore đã ký kết Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không (ASA) với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ khác để tăng số lượng kết nối chuyến bay. Thêm vào đó, Singapore có một mạng lưới rộng khắp về các Hiệp định Thương mại Tự do với hơn 30 đối tác thương mại để tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường lớn45.

(2) Mức độ chuyên nghiệp cao về logistics: hiện có tới 20/25 cơng ty logistics của bên thứ ba có trụ sở tại Singapore; có khả năng vận hành mạng lưới tồn cầu như hậu cần y tế và chuỗi cung ứng lạnh.

(3) Có các dịch vụ giá trị gia tăng logistics tồn diện: tài chính và bảo hiểm, phát triển các kĩ năng logistics, đào tạo nghề và pháp lý.

(4) Đi đầu trong các tiến bộ về công nghệ: phù hợp với mục tiêu trở thành Quốc gia Thông minh (Smart Nation) của Singapore; là quốc gia đầu tiên áp dụng dịch vụ thông quan một cửa (one-stop customs clearance services) - TradeNet (áp dụng từ năm 1989).

(5) Phát triển bổ sung với các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ: tăng trưởng của ngành logistics đã đóng góp cho ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ; Singapore là trung tâm lọc hóa dầu lớn thứ ba trên thế giới.

Bảng 14: Phân tích SWOT ngành công nghiệp vận tải và logistics của Singapore

Điểm mạnh Điểm yếu

- Cơ sở hạ tầng phát triển.

- Có khả năng kết nối tốt với các trung tâm thương mại và các nhà sản xuất lớn (bằng cả đường hàng khơng và đường biển).

- Chi phí hoạt động tương đối cao (đặc biệt là tiền thuê đất và lương).

- Không gian địa lý và thị trường nội địa nhỏ bé.

44https://surbanajurong.com/perspective/singapore-logistics-industry-development-experience/

63

Điểm mạnh Điểm yếu

- Các nhà vận chuyển và cung ứng dịch vụ logistics lớn đều đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Singapore.

- Có các điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội ổn định.

- Lao động được đào tạo bài bản.

- Hệ thống pháp luật mạnh mẽ và cơ cấu thuế cởi mở với doanh nghiệp

- Chính phủ tích cực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thông qua các sáng kiến song phương và đa phương như FTA

- Ngành công nghiệp vận tải và logistics phân tán và chưa quy mơ, có rất ít các cơng ty tồn cầu có khát vọng tồn cầu.

- Trước mắt đang thiếu hụt các cụm/hệ sinh thái logistics.

- Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Thiếu hụt các chuyên gia logistics có kĩ năng, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh.

- Không đủ năng lực công nghệ để thực hiện một loạt các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM).

- Yếu kém trong việc quảng bá Singapore như là một trung tâm logistics/trung tâm của chuỗi cung ứng.

- Thiếu sự hợp tác giữa các nhà bên khác nhau trong chuỗi cung ứng.

Cơ hội Thách thức

- Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ cho gia công logistics ở khu vực Châu Á (80 tỷ USD vào năm 2012).

- Năng lực chuyên biệt, kết hợp với các kế hoạch mở rộng các lĩnh vực khác (như y sinh học, hóa chất…)

- Tận dụng khả năng kết nối tốt của Singapore với khu vực Châu Á Thái Bình Dương để cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng tổng thể cho các công ty vận chuyển, tức là mở rộng thị trường nội địa, đặc biệt là sang Trung Quốc (dự kiến có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,4%). - Khai thác thương mại ra nước ngoài do các cơng ty thương mại có trụ sở tại Singapore thực hiện, ước đạt khoảng 120 tỷ USD.

- Di dời các cơ sở sản xuất và phân phối đến các trung tâm vùng khác (như Trung Quốc).

- Chính phủ các quốc gia khác đang cải thiện mạnh mẽ hạ tầng logistics của mình và quảng bá chúng như là các trung tâm logistics làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt cho Singapore.

- Những tiến bộ về công nghệ như sự gia tăng quy mô của các đội tàu biển và máy bay phản lực có thể khiến các nhà khai thác tàu biển hoặc máy bay bỏ qua Singapore nếu như các tuyến đường thương mại trở nên quá mỏng

64

Điểm mạnh Điểm yếu

- Thiết lập danh tiếng cho Singapore như là một trung tâm logistics an toàn.

Nguồn: International Enterprise Singapore (2002)

Ngồi ra, có quan điểm cho rằng, hệ sinh thái tích hợp cho phép logistics của Singapore phát triển mạnh mẽ là do biết cách khai thác và làm tốt ba yếu tố chính sau: (1) thiết lập được sự kết nối; (2) cơ sở hạ tầng và quy trình đổi mới; (3) khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân.

- Với vị thế là Trung tâm logistics số 1 ở Châu Á (Number 1 Logistics Hub in Asia), Cơ quan Doanh nghiệp Quốc tế của Singapore (International Enterprise Singapore - IES) (2002) (Singapore, 2002) trong Báo cáo “Phát triển Singapore trở thành Trung tâm Logistics tích hợp

tồn cầu” (Developing Singapore into a Global Intergrated Logistics Hub) đã chỉ rõ, quốc đảo

này sẽ thiết lập một tầm nhìn tương lai trở thành Trung tâm logistics Tích hợp Tồn cầu hàng đầu (the Leading Global Intergrated Logistics Hub) với sự đóng góp gia tăng của các ngành vận tải đường biển, đường hàng khơng và đường bộ cho nền kinh tế tồn cầu. Singapore muốn trở thành trung tâm đầu não (nerve/brain centre) kiểm soát và quản lý các hoạt động và tài sản của chuỗi cung ứng tồn cầu trên quy mơ nội địa mở rộng. Năng lực quản lý chuỗi cung ứng tồn cầu và cơng nghệ là điểm mấu chốt gắn kết ba trụ cột gồm giao thông đường biển, đường hàng khơng và đường bộ, trong đó:

(i) Đường biển: trung tâm hàng hải quốc tế nơi có khả năng thu hút các công ty tàu biển nhờ vào việc cung cấp các dịch vụ toàn diện và phương tiện cho việc quản lý và vận hành tàu biển.

(ii) Đường hàng không: trung tâm hàng khơng của vùng có khả năng kết nối và năng lực cao cùng các phương tiện hậu cần và hỗ trợ hiện đại.

(iii) Đường bộ: khả năng lưu kho và phân phối vượt trội được tích hợp chặt chẽ với khách hàng, các cơ sở hàng không và hàng hải.

Được phân loại theo ngành vận tải và lưu trữ (Transportation and Storage), logistics là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong số ít ngành đầu tiên của Singapore bắt tay vào Chương trình chuyển đổi ngành (Industry Transformation Programme - ITP) được triển khai thực hiện vào năm 2016. Đây là một chương trình tồn quốc nhằm củng cố các doanh nghiệp và ngành, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng thông qua đổi mới. Nhằm giữ được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh ngành logistics đang phát triển nhanh chóng và đặt mục tiêu đạt giá trị gia tăng 8,3 tỷ SGD (6 tỷ USD) vào năm 2020, Singapore sẽ:

(1) Tập trung vào Đổi mới sáng tạo và Năng suất: (i) Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các công ty tư nhân để phát triển một hệ sinh thái nghiên cứu mới và khai thác toàn bộ tiềm năng của đổi mới công nghệ (xe tự hành, dữ liệu lớn; (ii) Chính phủ sẽ đầu tư vào các cơ sở vật chất hiện đại như thành lập Trung tâm Logistics thế hệ tiếp theo (next generation Logistics Hub) gồm Kho chứa container nội địa (ICD) nhiều tầng với hệ thống cần trục hiện đại, trung tâm hậu cần cho nhiều người thuê, bãi đậu xe hạng nặng.

65

(2) Tập trung phát triển tài năng: (i) Chính phủ đang hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học để phát triển các chương trình đào tạo về các cơng nghệ và xu hướng mới nổi như phân tích dữ liệu lớn hoặc chuỗi cung ứng thương mại điện tử; (ii) Khởi xướng Khung kỹ năng Logistics quốc gia để đào tạo các chuyên gia về công việc trong ngành, các tiêu chuẩn lương và lộ trình nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)