3.3.1. Các kế hoạch, chính sách phát triển vận tải, logistics
Trung Quốc đã chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường pháp lý để phát triển các dịch vụ vận tải, logistics. Một số chính sách về phát triển logistics của Trung Quốc đã được nêu trong các văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể như sau:
- “Quy hoạch năm năm lần thứ 11 về phát triển kinh tế - xã hội (2006-2010)” (11th Five- Year Plan) ban hành năm 2005 đã nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đầu tư vào đường cao tốc, đường sắt và các phương tiện giao thông khác.
- Quy hoạch năm năm lần thứ 13 về phát triển kinh tế - xã hội (2016-2020)” (13th Five- Year Plan): đã đề ra và thực hiện các biện pháp đầy tham vọng nhằm phát triển ngành giao thơng vận tải theo hướng tích hợp, thân thiện với mơi trường, đổi mới và công nghệ
- “Kế hoạch điều chỉnh và trẻ hóa ngành logistics” (Plan to Adjust and Rejuvenate the Logistics Industry) ban hành năm 2009: Mục tiêu là hợp lý hóa ngành bằng các biện pháp thiết thực như thiết lập công nghệ và các tiêu chuẩn khác, đẩy nhanh tốc độ mua bán và sáp nhập, hỗ trợ các chương trình đào tạo và tăng cường sử dụng cơng nghệ thông tin thông qua đầu tư vào nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới phù hợp với ngành.
- “Kế hoạch trung và dài hạn về phát triển logistics (2014 -2020)” (Medium and Long- term Planning on Logistics Development (2014-2020) do Hội đồng Quốc gia ban hành năm 2014: đã đề xuất hướng đổi mới tồn diện và mang tính sáng tạo cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics trong một tầm nhìn nhằm tăng tốc sự phát triển, thiết lập và cải tiến hệ thống dịch vụ logistics hiện đại, cung cấp các dịch vụ logistics đảm bảo xây dựng xã hội khá giả toàn diện.
- Kế hoạch đặc biệt phát triển dịch vụ logistics thương mại điện tử quốc gia (2016-2020)
(National Special Plan for the Development of E-Commerce Logistics (2016-2020): đặt ra mục tiêu là xây dựng cơ bản hệ thống logistics thương mại điện tử theo các tiêu chí “bố cục tồn diện, cấu trúc tối ưu hóa, chức năng mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả và dịch vụ chất lượng” vào năm 2020.
36https://www.globenewswire.com/news-release/2020/07/28/2068841/0/en/Thailand-Freight-and-Logistics-Market- Growth-Trends-and-Forecast-2019-2024.html
57
- Văn kiện “Đề cương xây dựng sức mạnh giao thông vận tải của Trung Quốc” (Outline
for Building China’s Strength in Transport) đã được Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung
Quốc (Communist Party of China Central Committee - CPCCC) và Quốc vụ viện (the State Council) phê duyệt vào tháng 9/2019. Đề cương đã mô tả tầm nhìn và lộ trình tương lai của ngành giao thông vận tải Trung Quốc với thông điệp rõ ràng: Trung Quốc muốn trở thành siêu cường vận tải tồn cầu vào năm 2050 với lộ trình thực hiện theo hai giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 (2020-2035): Xây dựng hệ thống giao thông tiên tiến và cạnh tranh. Đến năm 2035, Trung Quốc trở thành một “quốc gia vận tải lớn mạnh” (major transport country).
- Giai đoạn 2: (2036-2050): Xây dựng hệ thống giao thơng có tính cạnh tranh quốc tế cao: Đến năm 2050, hệ thống giao thông của Trung Quốc sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất trên tồn cầu khơng chỉ về quy mơ mà còn về chất lượng thiết bị kỹ thuật, năng lực đổi mới công nghệ…
3.3.2. Tình hình phát triển dịch vụ vận tải, logistics
Dịch vụ vận tải
Hệ thống giao thông vận tải ở Trung Quốc khá đồng bộ gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy (nội địa và quốc tế), đường hàng khơng. Vận chuyển nội thành có các phương tiện như xe đạp dùng chung (bikeshare),xe máy, xe buýt,xe buýt nhanh (BRT), xe taxi và tàu điện ngầm.
Bảng 13: So sánh sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Trung Quốc năm 1949 và năm 2018
Nguồn: (NBSC, 2019).
Trung Quốc có một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và quan trọng bao gồm: - Đường bộ: Tính đến cuối năm 2019, tổng chiều dài mạng lưới đường cao tốcở Trung Quốc là 5,01 triệu km37 (trong khi năm 2015 là 4,57 triệu km38). Riêng thời kỳ Quy hoạch 5
năm lần thứ 12 về phát triển kinh tế - xã hội(2011 - 2015), trung bình mỗi năm tăng 94,18 nghìn
km, cịn trong giai đoạn 2006-2010, mỗi năm tăng 110,24nghìn km..
- Vận tải đường sắt: Trung Quốc đã phát triển một hệ thống giao thông đường sắt hiện đại, nổi tiếng thế giới; đồng thời có hệ thống tàu cao tốc được xem là một trong Tứ đại phát 37https://www.ceicdata.com/en/china/highway-industry-overview/cn-highway-length-of-highway
58
minh mới, với tốc độ cao, mơi trường thoải mái và dịch vụ tốt. Tính đến cuối năm 2011, Trung Quốc có tổng số 91.000 km đường sắt, đứng thứ hai thế giới về chiều dài; sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 3,6 tỷ tấn39. Đến cuối năm 2017, tổng số km đường sắt được đưa vào phục vụ ở Trung Quốc là khoảng 127.949,1 km và số km đường sắt cao tốc là khoảng 25.000 km; có 37.942 đơi tàu khách và 416 tuyến tàu du lịch.
- Vận tải đường biển: Trung Quốc có 7/10 cảng container thuộc top 10 cảng quan trọng nhất thế giới40.
- Vận tải hàng khơng: Năm 2016, Trung Quốc có 218 sân bay tại 214 thành phố (không bao gồm Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan) nhưng nhiều thành phố nhỏ khơng có sân bay. Đến cuối năm 2017, số sân bay tăng lên 229 và số thành phố có sân bay lên tới 224. Dự kiến sẽ có 310 sân bay mới được xây dựng và 74 sân bay sẽ được mở thêm cho đến năm 2020. Trung Quốc có 3.261 máy bay cho hàng khơng dân dụng, máy bay dịng Boeing 737 và dòng A320 chiếm 81,51% tổng số41. Tất cả các máy bay đều đạt trình độ tiên tiến thế giới và các sân bay lớn đều được trang bị hiện đại.
- Đối với vận tải đơ thị, Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc trong đó phải kể tới các xu hướng phát triển vận tải tích hợp đa phương thức. Đây là vấn đề then chốt trong quy hoạch giao thông của Trung Quốc và được xem là một nguyên tắc phát triển giao thông vận tải trong tương lai. Đây cũng là cách thức nhằm nâng cao chất lượng giao thơng cơng cộng. Tích hợp đa phương thức bao gồm tích hợp phương thức vận tải, tích hợp giá vé và tích hợp thơng tin. Theo đó, tích hợp phương thức vận tải: tích hợp bikeshare với xe buýt nhanh (BRT), tích hợp giữa các trạm xe bt cơng cộng với mạng lưới xe buýt và tàu điện ngầm. Thực hiện tích hợp thơng tin qua các ứng dụng di động giúp người dùng có thể tiếp cận dễ dàng…42.
Dịch vụ logistics
- Năm 2016, tổng chi phí logistics (TSLC) của Trung Quốc đạt hơn 11,1 nghìn tỷ NDT (1,6 nghìn tỷ USD) đưa quốc gia này trở thành thị trường logistics lớn nhất thế giới. Doanh thu của ngành dịch vụ hậu cần ở Trung Quốc tăng với tốc độ CAGR là 6,8% từ 5,7 nghìn tỷ NDT năm 2011 lên 7,9 nghìn tỷ NDT năm 2016. Thị trường dịch vụ hậu cần được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5,0% từ 8,3 nghìn tỷ NDT trong năm 2017 lên 9,6 nghìn tỷ NDT vào năm 2020.
- Hiện nay, chi phí logistics của Trung Quốc chiếm 18% tổng GDP (gấp hơn hai lần so với nhiều nước phát triển) và chiếm tới 30-40% chi phí vận tải đối với các công ty vận tải đường bộ. Do chi phí phát triển hậu cần nội bộ cao, việc thuê ngoài vẫn phổ biến trong các công ty ở Trung Quốc, với 61% chọn sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, chia đều giữa các công ty hậu cần Trung Quốc và quốc tế.
- Từ năm 2006 - 2012, số lượng các khu logistics (logistics parks)của Trung Quốc trung bình tăng 24%/năm, gấp khoảng 2 ½ tốc độ của nền kinh tế Trung Quốc trong cùng thời kỳ.Năm 39 https://www.nordeatrade.com/en/explore-new-market/china/transport
40 7 cảng lớn nhất của Trung Quốc gồm cảng Ningbo, cảng Thượng Hải, cảng Thiên Tân, cảng Đường Sơn, cảng Canton, cảng Thanh Đảo, cảng Đại Liên. Mỗi năm, các cảng Trung Quốc vận chuyển 5,6 tỷ tấn hàng hóa và 93 triệu container.
41https://www.topchinatravel.com/china-guide/china-transportation.htm
59
2016, tổng chi phí logistics xã hội (Total Social Logistics Costs - TSLC) của Trung Quốc đạt trên 11.100 tỷ NDT (1.600 tỷ USD), đưa Trung Quốc trở thành thị trường logistics lớn nhất thế giới. Doanh thu ngành dịch vụ logistics của Trung Quốc tăng với tốc độ CAGR là 6,8% từ 5.700 tỷ NDT (năm 2011) lên 7.900 tỷ NDT (năm 2016).
- Các loại hình doanh nghiệp vận tải và logistics chính của Trung Quốc gồm:
(i) các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước: thống trị các lĩnh vực bị hạn chế như Sinotrans Group và China Post cùng các chi nhánh như EMS, China Air Express và China Rail Express;
(ii) các doanh nghiệp tư nhân trong nước: hoạt động trong các lĩnh vực ít bị hạn chế hơn như vận tải đường bộ, hậu cần nói chung và chuyển phát nhanh: phần lớn là các SMEs có thị trường địa phương hoặc khu vực;
(iii) các nhà khai thác quốc tế bao gồm cả các cơng ty có trụ sở tại Hồng Công: tập trung phần lớn vào thị trường quốc tế và thường bị cắt giảm bởi các nhà khai thác trong nước.
3.3.3. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc Dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải:
Thứ nhất:Tại Trung Quốc, vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang có sự cạnh tranh gay
gắt về giá với các mức độ cạnh tranh không lành mạnh, giá rẻ và quá tải, trong khi đó cải cách thị trường của ngành đường sắt đang diễn ra chậm chi phí vận tải khơng giảm. Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành giao thông vận tải giai đoạn 2018-2020, Quốc vụ viện Trung Quốc cũng đang kêu gọi cải cách giá vận tải đường sắt theo hướng hồn chỉnh và linh hoạt nhằm tăng lượng hàng hóa di chuyển bằng đường sắt nhưng hiện tại thị trường vận tải hàng hóa đường sắt vẫn khơng có nhiều biến chuyển.Thực tế này của Trung Quốc cũng rất đúng với Việt Nam khi vận chuyển container bằng đường sắt ở nước ta chỉ đạt khoảng 20% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và 30% kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; tỷ lệ dịch vụ logistics đường sắt cũng rất nhỏ, chỉ đáp ứng khoảng 10% khối lượng hàng hóa, tập trung vào tuyến Nam - Bắc và Lào Cai - Hải Phòng.Mức độ cạnh tranh của vận tải đường sắt Việt Nam kém là do chưa biết cách khai thác và phát triển đúng tiềm năng hệ thống kho bãi của các ga; nơi trung chuyển kết nối vận tải chưa được quy hoạch, sắp xếp hợp lý; thời gian và giá cước cịn q nhiều bất cập. Do đó, Việt Nam nên tham khảo các định hướng, giải pháp của Trung Quốc trong cải cách thị trường ngành đường sắt để có thể lựa chọn các phương án, giải pháp phù hợp có thể áp dụng với điều kiện và tình hình Việt Nam43.
Thứ hai:Trung Quốc hiện là quốc gia rất thành công trong việc thiết kế các hệ thống vận
chuyển tích hợp. Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc và hệ thống vận chuyển giữa các thành phố được kết nối ở hầu hết các thành phố. Hơn nữa, nhiều thành phố của Trung Quốc đã triển khai sử dụng “thẻ thơng minh” có thể được sử dụng thay thế khi sử dụng các dịch vụ vận chuyển khác như tàu điện ngầm, xe buýt, xe đạp dùng chung và taxi. Bằng cách tích hợp các phương thức vận chuyển này, chi phí vận chuyển giữa các thành phố đã được cắt giảm. Việt Nam có thể tham khảo phương thức vận chuyển tích hợp của Trung Quốc để triển khai
60
thực hiện trong tương lai khi hệ thống tàu điện ngầm và đường sắt trên cao được đưa vào khai thác thương mại. Chúng ta hồn tồn có thể tiến hành tích hợp vận tải đường sắt - đường bộ - đường biển nhằm hoàn chỉnh phương thức vận chuyển cũng như gia tăng tính cạnh tranh cho ngành vận tải.Về lâu dài, việc tích hợp các loại hình vận tải là cần thiết và là xu hướng mà hầu hết các quốc gia trên thế giới hướng tới và Việt Nam cũng không nên là một ngoại lệ.
Dịch vụ logistics:
Thứ nhất: Cũng giống như Việt Nam, chi phí logistics của Trung Quốc hiện vẫn ở mức
cao, cao hơn tới 50% so với các quốc gia và khu vực phát triển khác như Nhật Bản, Châu Âu và Bắc Mỹ. Ước tính các chi phí hậu cần gồm kho bãi, phân phối, giữ hàng tồn kho, xử lý đơn hàng… của Trung Quốc cao gấp 2-3 lần định mức và vượt quá 20%. Tuy nhiên, thơng qua việc tích hợp chuỗi vận chuyển, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị cũng như đồng bộ hóa dịng sản phẩm, dịng thơng tin và dịng vốn, Trung Quốc cố gắng để giảm chi phí xuất khẩu cố định đồng thời phản ứng nhanh với những thay đổi trong chuỗi giá trị toàn cầu.Đây được coi là những gợi mở quý giá mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có tham khảo để dần từng bước làm giảm chi phí logistics hiện đang vẫn rất cao của nước ta.
Thứ hai: Ngành công nghiệp logistics của Trung Quốc,nếu so với các quốc gia khác, thì
hiện vẫn bị coi là kém phát triển và mang đậm dấu ấn bảo hộ hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Dù đang dần mở cửa do chịu áp lực cạnh tranh từ bên ngoài nhưng thị trường vận tải và logistics Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường được quản lý chặt chẽ nhất thế giới. Các quy định quản lý ngành vận tải và logistics thường do chính quyền trung ương, khu vực và địa phương ban hành dẫn tới tình trạng chồng chéo, từ đó cản trở việc tạo ra một mạng lưới logistics thống nhất trên toàn quốc, điều mà hoàn toàn khác xa so với các quốc gia phương Tây. Nét đặc thù này của thị trường logistics Trung Quốc khá tương đồng với Việt Nam. Xét ở góc độ quản lý nhà nước của hai quốc gia có cùng chung thể chế thì đây lại chính là sự hướng dẫn, giám sát của chính phủ nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển ngành logistics. Tuy nhiên, sự quản lý, giám sát này cần phải được sử dụng và ứng biến một cách linh hoạt để không làm đánh mất đi đặc tính cạnh tranh của ngành logistics, tránh tình trạng bảo hộ, ưu tiên đặc quyền, đặc lợi cho một số doanh nghiệp.
Thứ ba: Một trong những thách thức chính mà ngành logistics Trung Quốc phải đối mặt
hiện nay là tình trạng cơ sở hạ tầng giao thơng của nước này vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện tại, mặc dù đã có một số dự án quy mô lớn nhưng các công ty quốc tế hoạt động tại Trung Quốc vẫn phàn nàn về việc các yếu tố cấu thành thị trường logistics của Trung Quốc chưa tích hợp đủ mạng lưới giao thơng, công nghệ thông tin (CNTT), kho bãi và cơ sở phân phối. Logistics của Trung Quốc dự kiến sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có sự ứng dụng phổ biến và rộng rãi các công nghệ mới như máy bay khơng người lái, robot, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng các tổ hợp hậu cần tự động tối tân. Nếu như các công ty Trung Quốc trước đây được coi là nhà cung cấp dịch vụlogistics đơn thuần thì giờ đây lại được coi là các thực thể trí tuệ nhân tạo và các nhóm dữ liệu lớn theo đúng nghĩa. Từ trường hợp của Trung Quốc, có thể thấy rằng, việc tích hợp và ứng dụng các công nghệ mới vào ngành logistics là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định tới sự sống cịn của doanh nghiệp logistics trong một thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau vô cùng khốc liệt. Đây chính là kinh nghiệm quý giá mà các doanh nghiệp
61
trong nướcnên tham khảo đểcó thể nhanh chóng ứng dụng các cơng nghệ mới nhằm cải thiện vị trí, gia tăng hơn nữa tính cạnh tranh cho doanh nghiệp và ngành logistics Việt Nam.