Xuất nhiệm vụ tổ chức thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 79 - 81)

PHẦN 5 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.3. xuất nhiệm vụ tổ chức thực hiện các giải pháp

5.3.1. Đối với các cơ quan nhà nước

a) Các nhiện vụ chung:

- Tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp logistics, phù hợp với pháp luật quốc tế về logistics; tạo môi trường thuận lợi thương mại; cải cách thủ tục hành chính; xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics, góp phần nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các DN cung cấp dịch vụ logistics.

- Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó hỗ trợ DN nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics...

- Thực hiện các giải pháp khuyến khích đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng logistics, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics.

- Chính sách và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực doanh nghiệp.

- Phát triển thị trường logistics; hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp logistics tham gia xúc tiến thương mại.

- Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt các cam

kết quốc tế; đẩy mạnh tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics; tiếp tục mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN.

- Khuyến khích, hỗ trợ DN khi áp dụng cơng nghệ

79

- Bộ Giao thơng vận tải: Bổ sung, hồn chỉnh cơ chế phối kết hợp liên ngành, liên vùng trong quy hoạch phát triển, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển, quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác cảng, cung ứng dịch vụ logistics. Rà soát quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng (cứng, mềm) đồng bộ, hiện đại hướng tới kết nối khu vực; hành lang giao thông và hạ tầng logistics xuyên biên giới qua cửa khẩu các miền, kết nối với hệ thống và giao thông đường biển, đường sắt, đường bộ và đường không trong khu vực ASEAN với Trung Quốc. Có mục tiêu chiến lược và quy hoạch chi tiết hạ tầng tiện ích, dịch vụ cho các cụm cảng cửa ngõ quốc gia thu hút container trung chuyển quốc tế. Nghiên cứu mở rộng khu vực dịch vụ logistics tại các vùng vệ tinh của các thành phố lớn, đồng thời phát triển hạ tầng giao thông kết nối phù hợp.

- Bộ Cơng Thương: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương, doanh nghiệp xây dựng hệ thống chính sách quản lý nhà nước về logistics theo hướng kết nối trong nước (bao gồm cả kết nối bộ, ngành, địa phương) và ra tồn cầu; thiết lập các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động logistcs; chính sách tham gia mạng lưới logistics tồn cầu, chuỗi giá trị, bảo hiểm hàng hóa. Rà sốt, thực thi Luật cạnh tranh trong lĩnh vực hàng hải, cảng biển, logistics theo thông lệ quốc tế. Hướng đến chủ động kiến tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh đối với từng mảng dịch vụ, từng khu vực thị trường theo các tiêu chí đánh giá, ý kiến của người tiêu dùng. Tổ chức thí điểm mơ hình quản lý nhà nước chun ngành về logistics cho Việt Nam ( đơn vị quản lý cấp Cục logistics) nhằm điều phối dịch vụ logistics kết nối nhịp nhàng tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để xây dựng và điều chỉnh các luật, nghị định, nhằm tạo dựng khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch, từ đó thu hút mạnh mẽ khu vực tư nhân tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia nói chung và hạ tầng logistics nói riêng. Xây dựng tiêu chí cho các dự án kết cấu hạ tầng logistics cần ưu tiên đầu tư, có sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong giai đoạn tới. Đồng thời, quy hoạch xây dựng, phát triển các trung tâm logistics trong xây dựng Quy hoạch Vùng, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Bộ Tài chính: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp rà soát, điều chỉnh và minh bạch hóa các phí, phụ phí của tàu biển quốc tế tham gia thị trường Việt Nam. Rà sốt, đơn giản hóa các thủ tục kiểm hóa và các quy trình, thủ tục khác, tiết giảm chi phí bất hợp lý trong tồn bộ dây chuyển cung ứng xuất nhập khẩu qua từng cụm cảng. Tăng khả năng phối kết hợp giữa các Chi cục hải quan trong xử lý thơng quan hàng hóa và container. - Bộ Thơng tin truyền thơng: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan để đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông thông minh gắn kết các hạ tầng kết nối đa phương thức vận tải, sàn giao dịch. Xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẽ dữ liệu về logistics, tối ưu hóa quy trình sử dụng LoT, AI, cơng nghệ truy xuất, nhận diện. Phát triển dịch

80

vụ công trực tuyến nhằm kết nối nhà nước với doanh nghiệp; thương mại điện tử, sàn giao dịch và nền tảng kết nối giữa các bên trong chuỗi giá trị.

5.3.2. Đối với các địa phương

- Dành quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cảng, cảng cạn, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia để từng bước tạo thành mạng lưới kết câu hạ tầng logistics hiện đại.

- Căn cứ định hướng phát triển và thực tế điều kiện tại địa phương, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức kêu gọi đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống logistics trên địa bàn. - Xã hội hóa việc nạo vét luồng hảng hải (bảo trì, nâng cấp, mở rộng). Ưu tiên cho các luồng hàng hải chính như Thị Vải, Hải Phịng, Định An...

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng nhanh kết nối giao thơng sau cảng bằng kinh phí tạm ứng, phí sử dụng kết cấu hạ tầng cảng biển.

5.3.3. Đối với doanh nghiệp

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng logistics như hệ thống kho bãi, trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ trong cả nước và trên thế giới để tạo đầu ra thị trường ngoài nước.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực logistics cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)